Tiền lãi do thanhtoán chậm

Một phần của tài liệu xây dựng thị trường điện ở việt nam (Trang 68)

Trường hợp xảy ra việc thanh toán chậm đối với một khoản tiền nào đó thì bên vi phạm sẽ phải thanh toán cho bên bị vi phạm toàn bộ khoản tiền đó cộng với một khoản tiền lãi do chậm thanh toán tính cho khoảng thòi gian từ khi bắt đầu chậm thanh toán (nhưng không bao gồm ngày khoản tiền đó đến hạn thanh toán) cho đến hết ngày việc thanh toán được thực hiện. Tiền lãi được tính dồn trên cơ sở số ngày thực tế chậm trả theo lãi suất cho vay ngắn hạn đồng Việt Nam do Ngân hàng Ngoại thương Việt

Nam công bố tại thời điểm thanh toán khoản tiền chậm trả.

5.1.6. Tranh chấp trong thanh toán

Sau khi tranh chấp thanh toán giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Chương IX giá trị tranh chấp sẽ được thanh toán/hoàn trả cho bên thắng kiện trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có phán quyết cuối cùng của cấp có thẩm quyền cộng thêm khoản tiền lãi tính cho khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu chậm thanh toán (không bao gồm ngày khoản tiền đó đến hạn thanh toán) cho đến hết ngày việc thanh toán được thực hiện. Tiền lãi được tính dồn trên cơ sở ngày thực tế chậm trả theo lãi suất cho vay ngắn hạn đồng Việt Nam do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán khoản tiền chậm trả.

Khi thực hiện một khoản thanh toán hoặc hoàn trả theo phán quyết xử lý tranh chấp của cấp có thẩm quyền, EVN và đơn vị phát điện thị trường có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh hóa đơn tiền điện phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành.

5.2. Hợp đồng CfD5.2.1. Quy định chung 5.2.1. Quy định chung

1. Hợp đồng CfD là hợp đồng tài chính giữa EVN và đơn vị phát điện thị trường. 2. Mục đích của hợp đồng CfD

− Hạn chế rủi ro tài chính cho các đơn vị phát điện thị trường và EVN ngay khi tham gia thị trường điện lực.

− Giảm khả năng lũng đoạn thị trường điện lực của các đơn vị phát điện thị trường có công suất, điện năng lớn.

− Tăng khả năng sẵn sàng và cạnh tranh trong thị trường điện lực của các đơn vị phát điện thị trường.

5.2.2. Trách nhiệm của EVN đối với hợp đồng CfD

− Phê duyệt và ban hành Quy trình xác định sản lượng điện kế hoạch năm Qcn và biểu đồ Qc của hợp đồng CfD.

− Hàng năm, xem xét điều chỉnh tỷ lệ sản lượng điện mua bán trong hợp đồng CfD.

− Phê duyệt giá và sản lượng điện năng của hợp đồng CfD trên cơ sở thỏa thuận giữa EVN và các đơn vị phát điện thị trường.

− Ký kết hợp đồng CfD với giá hợp đồng CfD và sản lượng điện năng kế hoạch năm theo hợp đồng đã được phê duyệt và theo mẫu quy định tại Phụ lục 7.2 của Quy định thị trường.

− Tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hợp đồng CfD đã ký.

− Không được trao đổi và mua bán hợp đồng CfD với bên thứ ba.

5.2.3. Trách nhiệm của đơn vị phát điện thị trường

− Ký kết hợp đồng CfD với giá hợp đồng CfD và sản lượng điện năng kế hoạch năm theo hợp đồng đã được phệ duyệt và theo mẫu quy định tại Phụ lục 7.2 của Quy định thị trường.

− Tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hợp đồng CfD đã ký.

năm Qcn và biểu đồ Qc của hợp đồng CfD.

− Không được trao đổi và mua bán hợp đồng CfD với bên thứ ba.

5.2.4. Nội dung của hợp đồng CFD

Hợp đồng CfD bao gồm các nội dung chính sau:

− Giá hợp đồng (Pc), là giá mua bán điện thỏa thuận giữa EVN và đơn vị phát điện thị trường đã được EVN phê duyệt.

− Sản lượng điện kế hoạch năm theo hợp đồng (Qcn): sản lượng điện này tính theo % sản lượng điện kế hoạch năm của đơn vị phát điện. Hàng năm, EVN xem xét điều chỉnh tỷ lệ điện năng mua bán này.

− Biểu đồ Qc cho từng chu kỳ giao dịch được xây dựng theo Quy định lập kế hoạch mua bán điện trong thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

− Thời hạn hợp đồng: 1 năm.

− Thanh toán: tiền điện thanh toán theo hợp đồng CfD giữa EVN và đơn vị phát điện thị trường trong chu kỳ giao dịch i của ngày D được xác định theo công thức 5.2 tại khoản 2 điều 41. EVN và đơn vị phát điện thị trường thực hiện thanh toán theo hợp đồng CfD và thị trường điện lực theo quy định tại Chương VI.

5.2.5. Nguyên tắc xác định giá và sản lượng hợp đồng CfD1. Giá hợp đồng CfD (Pc) 1. Giá hợp đồng CfD (Pc)

− Đối với các đơn vị phát điện thị trường đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN, giá Pc là giá mua bán điện, có điều chỉnh (nếu có) theo điều khoản của hợp đồng mua bán điện dài hạn.

− Đối với đơn vị phát điện thị trường chưa ký hợp đồng dài hạn với EVN, giá Pc là giá mua bán điện thỏa thuận năm giữa EVN và đơn vị phát điện thị trường được EVN phê duyệt trong giai đoạn thí điểm.

2. Sản lượng điện kế hoạch năm theo hợp đồng (Qcn)

− Đối với đơn vị phát điện thị trường đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN có cam kết về sản lượng điện mua hàng năm, Qcn được tính theo tỷ lệ 95% sản lượng điện này và được điều chỉnh theo từng giai đoạn.

− Đối với đơn vị phát điện thị trường không có cam kết về sản lượng điện mua hàng năm với EVN, Qcn do EVN và đơn vị phát điện thị trường thỏa thuận.

5.3. Quan hệ giữa đơn vị chào giá thay, đơn vị phát điện gián tiếp, đơn vị quản lý lưới điện và Ao. lý lưới điện và Ao.

5.3.1. Mục đích của việc chào giá thay

Trong thị trường điện lực, việc EVN chào giá thay cho các đơn vị phát điện gián tiếp thông qua đơn vị chào giá thay nhằm các mục đích sau:

− Đưa toàn bộ các nhà máy điện trong hệ thống tham gia thị trường.

− Đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa EVN với các đơn vị phát điện gián tiếp.

5.3.2. Các yêu cầu đối với đơn vị chào giá thay

− Tuân thủ quy định thị trường với tư cách là đơn vị phát điện thị trường đặc biệt. Có đủ cơ sở hạ tầng, thông tin cần thiết để chào giá thay cho các đơn vị phát điện

gián tiếp.

− Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của EVN trong các hợp đồng mua bán điện đã ký với các đơn vị phát điện gián tiếp.

5.3.3. Quan hệ giữa các đơn vị phát điện gián tiếp với đơn vị chào giá thay và Ao. Ao.

− Quan hệ giữa các đơn vị phát điện gián tiếp và Ao về mặt vận hành vẫn tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và EVN

− Các đơn vị phát điện gián tiếp phối hợp với đơn vị chào giá thay trong công tác lập kế hoạch phân bổ nguồn khí và kế hoạch sản xuất điện năng trung hạn và ngắn hạn theo các ràng buộc trong hợp đồng đã ký.

− Đơn vị chào giá thay và đơn vị phát điện gián tiếp duy trì phương thức thong tin nội bộ cần thiết để đơn vị chào giá thay có thể thực hiện chào giá thay và cung cấp thông tin cần thiết cho Ao theo yêu cầu giống như là một đơn vị phát điện thị trường.

− Lệnh điều độ của Ao được gởi trực tiếp tới các nhà máy điện không phân biệt là nhà máy điện thuộc đơn vị phát điện gián tiếp hay đơn vị phát điện thị trường thông qua hệ thống quản lý thông tin điều độ (DIM) và điện thoại được sử dụng như là một phương tiện thông tin dự phòng.

5.3.4. Quan hệ giữa các đơn vị quản lý lưới điện với Ao

− Đơn vị quản lý lưới điện và Ao có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ công tác vận hành hệ thống điện theo quy định hiện hành của Nhà nước và EVN.

− Đơn vị quản lý lưới điện có trách nhiệm thông báo kế hoạch sửa chữa lưới điện cho Ao tuân thủ theo thời gian biểu thị trường tại Phụ lục 3.1

5.4. Xử lý tranh chấp

5.4.1. Nguyên tắc xử lý tranh chấp

Xử lý các tranh chấp, khiếu nại trong thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

− Khuyến khích việc xử lý tranh chấp thông qua đàm phán giữa các bên liên quan.

− Trường hợp đàm phán không thành công, tranh chấp được giải quyết bằng quyết định của Tổng giám đốc EVN

− Trường hợp các bên không thỏa mãn với quyết định của Tổng giám đốc EVN, tranh chấp có thể được xử lý bằng quyết định của Hội đồng quản trị EVN.

− Trường hợp các bên không thỏa mãn với quyết định của Hội đồng quản trị EVN, có thể trình Cục Điều tiết điện lực để được xem xét giải quyết.

5.4.2. Những hành vi bị cấm trên thị trường

1. Các thỏa thuận cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh, bao gồm:

− Các thỏa thuận trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các đơn vị phát điện thị trường nhằm khống chế giá thị trường.

− Các thỏa thuận trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các đơn vị phát điện thị trường nhằm hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng điện sản xuất.

2. Hành vi phân biệt đối xử của Ao trong vận hành thị trường.

5.4.3. Xử lý vi phạm

Biện pháp xử lý đối với Giám đốc các đơn vị phát điện thị trường, giám đốc Ao có hành vi vi phạm quy định tại điều 56.

− Căn cứ kết quả thanh kiểm tra, Tổng giám đốc EVN phê bình nhắc nhở bằng văn bản đối với các trường hợp vi phạm lần đầu.

− Nếu giám đốc các đơn vị phát điện thị trường, giám đốc Ao tiếp tục có hành vi vi phạm quy định thì Tổng giám đốc EVN sẽ có biện pháp xử lý theo Quy chế về công tác quản lý cán bộ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam và báo cáo Cục Điều tiết điện lực

CHƯƠNG 6

KINH DOANH NĂNG LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN MỘT NGƯỜI MUA 6.1. Những công cụ kinh doanh và vận hành thị trường điện.

6.1.1. Áp dụng lý thuyết chi phí biên vào trong thị trường điện

Chi phí biên (MC): là Chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Chi phí biên là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết kinh tế về tính hiệu quả của thị trường. Lý thuyết này cho rằng thị trường cạnh tranh sẽ đạt hiệu quả nhất khi giá cả đúng bằng chi phí biên. Ngoài ra trong thị trường điện có 2 lý do làm tăng thêm tầm quan trọng của chi phí biên.

− Thứ nhất, có nhiều thị trường điện được thiết kế dựa trên việc đấu giá ngày hôm trước, trong đó phía tổ máy phát đưa ra các đường cung cá nhân và bên điều hành thị trường dùng các đường cung này để xác định giá thị trường. Do trong một thị trường hiệu quả, giá cả sẽ bằng chi phí biên, vì vậy các luật đấu thầu cần phải đưa ra một cách phù hợp với lý thuyết chi phí biên.

− Thứ hai, có nhiều thị trường điện phải đối phó với việc xuất hiện các thế lực thị trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến giá thị trường khác nhiều so với chi phí biên, do vậy những người điều hành thị trường cần phải hiểu được những sai khác này để giữa cho thị trường luôn đạt hiệu quả.

6.1.2. Hợp đồng sai khác, công cụ tài chính áp dụng trong thị trường

Một trong những điểm lo ngại chính là sự dao động của giá điện lên xuống trên thị trường có thể ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của các bên bán và mua điện trên thị trường cũng như toàn bộ nền kinh tế. Để giải quyết tồn tại trên có thể sử dụng hợp đồng sai khác (Contract for Differences_CfD) để phòng tránh rủi ro cho các công ty mua bán điện trên thị trường.

6.1.2.1. Cơ chế thực hiện hợp đồng sai khác CFD.

Hình 6.1- Hợp đồng sai khác NM trả CQM CQM trả NM Giá CfD Giá thị trường H đ/MWh

Hợp đồng sai khác CfD được sử dụng trong lĩnh vực giao dịch điện năng đầu

tiên tại xứ Wales vào những năm 90 nhằm mục tiêu không chế giá bán buôn trên thị trường ở một mức độ cho phép trong khi giá bán lẻ vẫn do nhà nước quy định. Thành công của thị trường điện Anh và xứ Wales đã thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi áp dụng hợp đồng sai khác cho nhiều nước như Australia, New Zealand, cùng các nước Bắc Âu, Triết Giang_Trung Quốc, Singapore…

Hợp đồng sai khác thực chất là một hợp đồng tài chính nhằm chia sẽ rủi ro giữa các bên tham gia ký hợp đồng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa khác nhau. Trong ngành điện, hợp đồng sai khác được thực hiện như sau:

− Giữa bên bán và bên mua sẽ thỏa thuận ký kết hợp đồng quy định giá, sản lượng điện hai bên trao đổi thông qua hợp đồng CFD.

− Trong ngày giao dịch, người bán chào giá cho toàn bộ công suất sẵn sàng của họ cho cơ quan điều hành thị trường. Cơ quan điều hành thị trường và điều độ hệ thống sẽ lập lịch huy động và điều độ theo giá chào. Tại mỗi chu kỳ giao dịch, bên bán được thanh toán một khoản tiền sau:

Tthanhtoan = PmQm + Qc (Pc - P m)

Trong đó:

− Pm : giá thanh toán thị trường (Market Clearing Price) tại giờ giao dịch. Thông thường, Pm được tính bằng giá chào của tổ máy cuối cùng đáp ứng nhu cầu phụ tải.

− Qm : điện năng nhà máy được được huy động tại giờ giao dịch. − Qc : điện năng cam kết trong hợp đồng CFD.

− Pc : giá điện năng của CFD do hai bên thỏa thuận, thông thường là giá trung bình

Với việc ký hợp đồng CFD, khi giá thị trường cao hơn giá hợp đồng sai khác (Pm > Pc), thì người bán phải trả cho người mua một khoản tiền bằng Qc(Pc-Pm). Ngược lại, khi giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng sai khác (Pm > Pc), thì người bán phải trả cho người mua một khoản tiền cũng bằng Qc(Pc-Pm).

6.1.2.2. Hiệu quả thực tế khi áp dụng hợp đồng sai khác CFD

Đối với các nhà máy điện:

− Các nhà máy điện được khuyến khích để cải thiện công suất sẵn sàng của nhà máy, đặc biệt là công suất sẵn sàng tại các giờ cao điểm.

− Khuyến khích các nhà máy chào giá thấp, giảm chi phí. Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà máy sẽ có động lực chào giá thấp để được tăng phần sản lượng huy động trên thị trường, đồng thời có xu hướng kéo Pm xuống thấp. Do vậy khi ký được một CFD, cũng giống như các hợp đồng thông thường, các nhà máy điện sẽ có áp lực cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận.

− Không khuyến khích các nhà máy chào giá thấp hơn chi phí biên. Nếu các nhà máy trong hệ thống đều chào giá thấp dẫn đến giá thị trường Pm bé hơn chi phí biên MC thì nhà máy càng phát càng lỗ.

Đảm bảo an toàn tài chính cho các cơ quan mua điện:

Ưu điểm nổi bật nhất của hợp đồng CFD là khả năng đảm bảo an toàn tài chính cho người mua đặc biệt vào thời điểm giá thị trường tăng cao.

− Vào giờ cao điểm, nếu các nhà máy tăng giá chào, trị số PmQm có giá trị lớn Nếu tại thời điểm cao điểm, cơ quan mua ký hợp đồng CFD với tỉ lệ Qci cao xấp xỉ bằng Qmi thì tổng khối lượng thanh toán của cơ quan mua sẽ không tăng lên

nhiều. Trong trường hợp cơ quan mua ký hợp đồng mua sản lượng Qci=Qmi thì cơ quan mua sẽ không có rủi ro về tài chính khi giá thị trường lên cao. Kinh nghiệm các nước như Anh, Úc, Trung Quốc…người ta ký với tỉ lệ từ 85-98% nhu cầu vào giờ cao điểm nhằm giảm thiểu rủi ro cho cơ quan mua điện khi nhu cầu và giá thị trường đều lên rất cao.

− Vào giờ thấp điểm: phụ tải xuống thấp, cơ quan mua phải tính nhằm tối ưu sản lượng Qc cam kết mua từ các nhà máy. Thực tế tính toán và kinh nghiệm nhiều nước

Một phần của tài liệu xây dựng thị trường điện ở việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w