Tổ chức và hoạt động thị trường điện cạnh tranh giai đoạn 1 của EVN

Một phần của tài liệu xây dựng thị trường điện ở việt nam (Trang 30)

2.4.1. Mục tiêu

− Tạo môi trường cạnh tranh rõ ràng trong khâu phát điện − Giảm chi phí sản xuất trên cơ sở phải cạnh tranh giá bán điện − Nâng cao trách nhiệm của bên sản xuất điện

− Khi chuyển sang thị trường điện cạnh tranh, các nhà máy điện sẽ phải tự cân bằng thu chi, tức là phải chịu trách nhiệm bảo quản tài sản, chi tiêu tiền vốn, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ gắn liền với sự tồn tại của chính các nhà máy điện.

− Đảm bảo cân bằng cung - cầu theo cơ chế thị trường và điện năng cho nền kinh tế quốc dân: Ngành điện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.

Thu hút vốn đầu tư: Thị trường điện lực cạnh tranh sẽ không còn là nơi kinh doanh độc quyền của EVN. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia kinh doanh điện. Đây chính là một cách làm giảm áp lực về vốn đầu tư xây dựng đối với

bản thân ngành điện.

2.4.2. Tổ chức và hoạt động

Trong giai đoạn đầu, thị trường sẽ hoạt động theo cơ chế:

− Xác định lịch huy động cho tuần tới ( week-ahead) của các tổ máy trên cơ sở tối ưu hóa thủy-nhiệt điện có xét đến các ràng buộc của lưới điện, các yêu cầu của hợp đồng mua bán điện dài hạn và các giao dịch song phương của các nhà máy với các phụ tải.

− Nhận các bảng chào giá ngày tiếp theo (day-ahead).

− Tính toán giá thị trường trên cơ sở các bản chào giá của các nhà máy điện theo phương pháp ưu tiên cơ sở các ràng buộc là dự báo phụ tải, an toàn lưới điện, hợp đồng mua điện dài hạn, giao dịch song phương, tối ưu hóa việc sử dụng các loại nguồn sơ cấp…

− Công bố và thông báo tình hình thị trường cho tất cả các đối tượng tham gia, quản lý, đo đếm và thanh toán cho các nhà máy.

− Đánh giá kết quả vận hành thị trường và lưu dữ liệu vận hành phục vụ cho công tác nghiên cứu và kiểm tra sau này.

Theo qui định, việc chào giá cạnh tranh sẽ được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm. Các nhà sản xuất sẽ chào giá bán điện cho cả năm. EVN sẽ căn cứ vào kết quả chào giá bán điện và cân đối giữa cung - cầu để ký hợp đồng mua điện với các nhà sản xuất theo nguyên tắc ưu tiên: mua điện của nhà sản xuất có giá chào từ thấp cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu.

2.5. Chức năng và mối quan hệ của các thành phần tham gia thị trường và hệ thống điện. hệ thống điện.

2.5.1. Người mua điện và người mua duy nhất.

Người mua duy nhất: là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện theo hợp đồng có thời hạn và qua thị trường giao ngay tên, ký kết các hợp đồng PPA, các hợp đồng dịch vụ và bán lại cho các công ty điện lực. Thực hiện quy hoạch, đầu tư hệ thống, dự báo phụ tải, thanh toán và giám sát các hoạt động của thị trường.

2.5.2. Các nhà máy điện.

Các nhà máy điện: bao gồm các nhà máy có công suất từ 10MW trở lên trong và ngoài EVN đều phải tham gia thị trường điện. Trừ các nhà máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN trước ngày hình thành thị trường điện.

Các nhà máy điện phát điện và bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện.

Các nhà máy điện phải tuân thủ các qui trình, qui phạm về vận hành nhà máy điện, lưới điện, tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, tuân thủ các qui định về thị trường điện lực và các qui định pháp luật có liên quan khác.

2.5.3. Công ty truyền tải điện

Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải vận hành an toàn, ổn định, tin cậy. Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên liên quan, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều kiển của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.

Xây dựng trình duyệt phí truyền tải.

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực.

2.5.4. Các công ty điện lực.

Các công ty điện lực: là các công ty phân phối mua điện từ EVN và bán lại cho khách hàng.

Có nghĩa vụ bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối vận hành an toàn, ổn định, tin cậy.

2.5.5. Cơ quan vận hành thị trường điện và hệ thống

Cơ quan vận hành hệ thống: là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0)

có nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện phương thức vận hành hệ điện quốc gia.

Chỉ huy xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất thường trong hệ thống điện quốc gia, huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia, chỉ huy việc thao tác lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối, ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến sự vận hành an toàn, tin cậy của lưới điện quốc gia.

Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật, khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị điện, truyền tải điện và phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia.

Bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, kinh tế.

Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống và điện áp trên lưới truyền tải quốc gia. Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế hoạch, phương thức huy động công suất của các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện công bố.

Thông báo số lượng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ đã được huy động để đơn vị điều hành giao dịch thị trường lập hóa đơn thanh toán.

Thông báo kịp thời với cơ quan điều tiết và đơn vị điều hành giao dịch thị trường về những tính huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia.

Cơ quan vận hành thị trường:

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) trước mắt nhận chức năng này. Có nhiệm vụ quản lý điều hành các giao dịch trên thị trường điện lực.

Kiểm soát hoạt động giao dịch của các đối tượng tham gia thị trường hoạt động theo đúng các quy định về điều hành giao dịch thị trường, thỏa thuận giữa các bên và các quy định khác của pháp luật.

Công bố giá điện giao ngay và các loại phí dịch vụ được quy định.

Cung cấp các dịch vụ giao dịch và lập hóa đơn thanh toán đối với phần điện năng và công suất được mua bán theo hình thức giao ngay và các dịch vụ phụ trợ.

Tiếp nhận và xử lý các kiến nghị liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực để đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực cho các bên liên quan.

Báo cáo về hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực với cơ quan điều tiết điện lực.

2.5.6. Cơ quan điều tiết:

Cơ quan điều tiết: là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp theo dõi, quản lý các hoạt động của thị trường, phê duyệt hoặc sửa đổi các văn bản pháp lý về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình thực hiện cung cầu về điện.

Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định. Hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện, điều kiện, trình tự, thủ tục đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

Nghiên cứu, xây dựng biểu giá điện và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách về giá điện.

Quy định khung giá phát điện, giá bán buôn điện, phê duyệt phí truyền tải, phân phối điện và các chi phí khác.

Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, phân phối để đảm bảo phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt.

Xác định tỉ lệ công suất và tỉ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay với các cấp độ của thị trường điện lực.

Kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt. Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.

2.6. Việc hình thành và phát triển thị trường điện lực

Việc hình thành và phát triển thị trường điện lực không thể đơn độc, nó gắn chặt với sự phát triển đồng bộ của hệ thống pháp luật. Luật Điện lực được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 (từ ngày 25/10 đến 03/12/2004) thông qua, là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp nói chung và các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện nói riêng. Lần đầu tiên, một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao về lĩnh vực điện lực được Quốc hội thông qua, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện bình đẳng trước pháp luật.

Luật điện lực đã thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển điện lực, quản lý các hoạt động điện lực và sử dụng điện, khẳng định vai trò của điện lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân: quy định các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển điện lực, khẳng định rõ chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu và quản lý trong khâu phát điện, phân phối điện, bán buôn và bán lẻ điện, chuyển các hoạt động điện lực sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế, quy định quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động

điện lực.

Việc ban hành Luật Điện lực góp phần đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về điện

lực và chức năng sản xuất kinh doanh điện và xác định cụ thể những nội dung điều tiết hoạt động điện lực.

Luật Điện lực tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, quy định rõ nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động điện lực, đảm bảo kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực, của khách hàng sử dụng điện và của đơn vị điện lực, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành điện lực.

2.7. Những vấn đề cần giải quyết khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường điện

Nhằm thực hiện mục tiêu từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh, ngành điện Việt Nam cần phải sắp xếp, đổi mới để phù hợp với tình hình mới.

2.7.1. Đổi mới các doanh nghiệp

Tổng thể sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, với trọng tâm là cổ phần hóa. Xây dựng lộ trình sắp xếp các doanh nghiệp theo định hướng từng bước hình thành Tập đoàn Điện lực và đặt nền móng cho thị trường điện Việt Nam.

a) Khối các nhà máy điện

EVN chỉ nắm giữ 100% vốn Nhà nước các nhà máy thủy điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử để đảm bảo chống lũ, chống hạn, an ninh năng lượng và an toàn hạt nhân và cổ phần hóa tất cả các nhà máy điện còn lại khi hình thành thị trường điện.

b) Khối các công ty truyền tải điện

Sáp nhập 4 công ty truyền tải thành một công ty truyền tải duy nhất trong giai đoạn 2005-2010, tổ chức theo ô hình công ty thành viên hạch toán độc lập nhằm tính toán phí truyền tải công bằng và chính xác, quản lý vận hành đồng bộ, tránh phân tán đầu tư, đảm bảo được tính tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo năng lực điều hành của bộ máy quản lý, đồng thời phục vụ cho yêu cầu phát triển của thị trường điện.

c) Khối các công ty điện lực

Toàn bộ các điện lực tỉnh trực thuộc các Công ty Điện lực 1,2 và 3 sẽ lần lượt được cổ phần hóa và dự kiến từ năm 2005 đến 2010 thực hiện cổ phần khoảng trên 30% số điện lực tỉnh. Các đơn vị đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết sẽ thực hiện cổ phần hóa và số còn lại sẽ tiếp tục được cổ phần hóa vào các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn này, các Công ty Điện lực 1,2 và 3 theo mô hình công ty thành viên hạch toán độc lập như hiện nay và thực hiện các chức năng đại diện phần vốn EVN tại các công ty cổ phần điện lực tỉnh và các công ty cổ phần khác, quản lý vận hành lưới điện phân phối 110kV và hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.

Sau khi hình thành Tập đoàn Điện lực, EVN sẽ nghiên cứu tổ chức các công ty Điện lực 1,2 và 3 theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Các Công ty Điện lực TP.Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đồng Nai hoạt động kinh doanh bán điện tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của đất nước. EVN kiến nghị Chính phủ chuyển đổi toàn bộ các công ty này thành Công ty TNHH một thành viên kinh doanh phân phối điện năng trong giai đọan 2005-2010.

d) Công ty Tài chính Điện lực

e) Khối các doanh nghiệp phụ trợ

Các công ty tư vấn, sản xuất thiết bị điện, vật tư vận tải…trực thuộc các Công ty Điện lực 1,2, 3, TP.HCM, Tp.Hà Nội, Tp. Hải phòng, Đồng Nai được tách riêng và tiến hành cổ phần hóa ngay trong năm 2005-2006.

Khối các Công ty tư vấn xây dựng điện không thuộc lĩnh vực Nhá nước nắm giữ 100% vốn. EVN sẽ tiến hành cổ phần hóa đồng loạt 4 công ty tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3 và 4 trong năm 2006.

f) Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực và Trung tâm Công nghệ thông tin.

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) là đơn vị nòng cốt của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng và phục vụ quản lý, vận hành hệ thống điện, do vậy Tổng Công ty đề nghị chuyển đổi EVN Telecom thành công ty TNHH một thành viên vào năm 2005.

Trung tâm Công nghệ thông tin dự kiến cổ phần hóa để kinh doanh trên thị trường công nghệ thông tin trong và ngoài nước.

2.7.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Coi trọng đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ kỹ sư, chuyên gia để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường điện.

EVN liên tiếp tổ chức các khóa đào tạo, kể cả việc thuê chuyên gia trong nước và

Một phần của tài liệu xây dựng thị trường điện ở việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w