Những định hướng trong việc xây dựng thị trường điện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng thị trường điện ở việt nam (Trang 28)

Ngày 26/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 26/2006/QĐ- TTg phê duyệt lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của thị trường điện tạo môi trường hoạt động điện lực cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ bao cấp trong ngành Điện, đồng thời tăng quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. Thị trường điện tạo điều kiện thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho ngành Điện phát triển bền vững.

Thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ (mỗi cấp độ gồm một bước thí điểm và một bước hoàn chỉnh).

2.3.1. Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014) a- Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm

Từ năm 2005 đến năm 2008, sẽ thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo mô hình một đơn vị mua duy nhất do EVN quản lý. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được

tổ chức lại dưới dạng các công ty hạch toán độc lập. Các công ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN sẽ tiếp tục bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký kết. Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy điện lớn có vai trò quan trọng trong hệ thống điện thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập IPP dưới dạng các công ty nhà nước độc lập. Các nhà máy điện còn lại sẽ chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập dưới dạng các công ty cổ phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Bộ Công nghiệp ban hành các quy định điều tiết các hoạt động của thị trường và hướng dẫn thực hiện.

b- Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Từ năm 2009 đến năm 2014 sẽ thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh, cho phép các IPP không thuộc sở hữu của EVN tham gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (theo mô hình một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua, bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều tiết điện lực quy định. Về cơ cấu tổ chức, các nhà máy điện thuộc EVN được tách thành các đơn vị phát điện độc lập (không có chung lợi ích kinh tế với đơn vị mua duy nhất, đơn vị truyền tải

và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện) dưới dạng các công ty nhà nước độc lập, hoặc các công ty cổ phần. Tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống.

2.3.2. Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 - 2022)a) Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (2015-2016) a) Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (2015-2016)

Sẽ thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp ứng. Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm; hình thành một số đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện hiện tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải điện quốc gia duy nhất trực thuộc EVN; các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện do EVN tiếp tục quản lý.

b) Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2017 đến năm 2022)

Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh, cho phép các công ty phân phối điện thuộc EVN được chuyển đổi thành các công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần), để mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho các công ty này. Đơn vị mua buôn (duy nhất) của EVN tiếp tục mua điện từ các đơn vị phát điện bán cho các công ty phân phối không được lựa chọn thí điểm. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn. Từ giai đoạn này, EVN chỉ thuần tuý quản lý các hoạt động truyền tải và giữ vai trò vận hành thị trường và vận hành hệ thống.

2.3.3. Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022)a- Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022-2024) a- Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022-2024)

Sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp ứng. Trong đó, cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mô thích hợp để triển khai thí điểm. Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy

định, các khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối được lựa chọn thí điểm sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới phân phối; các đơn vị bán lẻ điện sẽ cạnh tranh để bán điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn điện.

b- Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024).

Căn cứ mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện), hoặc trực tiếp mua điện từ thị trường. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu về hoạt động điện lực được phép thành lập mới các đơn vị bán lẻ điện để cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị này được quyền mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện... Được biết, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã và đang xây dựng, hoàn chỉnh Đề án Tái cơ cấu ngành Điện, phù hợp với lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam theo lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; phê duyệt Đề án Thiết kế thị trường điện các cấp độ và các đề án tổ chức lại các công ty điện, các đơn vị truyền tải, các đơn vị phân phối phù hợp với từng cấp độ thị trường và tổ chức thực hiện; ban hành các quy định cho vận hành thị trường điện và hoạt động điều tiết tại các cấp độ phát triển thị trường điện; tiếp nhận hỗ trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế cho các dự án phục vụ tiến trình xây dựng và phát triển các cấp độ thị trường điện. Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu xây dựng các phương án cho hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ; soạn thảo đề án thành lập, điều lệ hoạt động của công ty mua bán điện… để trình Bộ Công nghiệp và Chính phủ xem xét phê duyệt vào cuối năm 2006.

Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực là cơ sở vững chắc để Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực, góp phần cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

2.4. Tổ chức và hoạt động thị trường điện cạnh tranh giai đoạn 1 của EVN2.4.1. Mục tiêu 2.4.1. Mục tiêu

− Tạo môi trường cạnh tranh rõ ràng trong khâu phát điện − Giảm chi phí sản xuất trên cơ sở phải cạnh tranh giá bán điện − Nâng cao trách nhiệm của bên sản xuất điện

− Khi chuyển sang thị trường điện cạnh tranh, các nhà máy điện sẽ phải tự cân bằng thu chi, tức là phải chịu trách nhiệm bảo quản tài sản, chi tiêu tiền vốn, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ gắn liền với sự tồn tại của chính các nhà máy điện.

− Đảm bảo cân bằng cung - cầu theo cơ chế thị trường và điện năng cho nền kinh tế quốc dân: Ngành điện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.

Thu hút vốn đầu tư: Thị trường điện lực cạnh tranh sẽ không còn là nơi kinh doanh độc quyền của EVN. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia kinh doanh điện. Đây chính là một cách làm giảm áp lực về vốn đầu tư xây dựng đối với

bản thân ngành điện.

2.4.2. Tổ chức và hoạt động

Trong giai đoạn đầu, thị trường sẽ hoạt động theo cơ chế:

− Xác định lịch huy động cho tuần tới ( week-ahead) của các tổ máy trên cơ sở tối ưu hóa thủy-nhiệt điện có xét đến các ràng buộc của lưới điện, các yêu cầu của hợp đồng mua bán điện dài hạn và các giao dịch song phương của các nhà máy với các phụ tải.

− Nhận các bảng chào giá ngày tiếp theo (day-ahead).

− Tính toán giá thị trường trên cơ sở các bản chào giá của các nhà máy điện theo phương pháp ưu tiên cơ sở các ràng buộc là dự báo phụ tải, an toàn lưới điện, hợp đồng mua điện dài hạn, giao dịch song phương, tối ưu hóa việc sử dụng các loại nguồn sơ cấp…

− Công bố và thông báo tình hình thị trường cho tất cả các đối tượng tham gia, quản lý, đo đếm và thanh toán cho các nhà máy.

− Đánh giá kết quả vận hành thị trường và lưu dữ liệu vận hành phục vụ cho công tác nghiên cứu và kiểm tra sau này.

Theo qui định, việc chào giá cạnh tranh sẽ được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm. Các nhà sản xuất sẽ chào giá bán điện cho cả năm. EVN sẽ căn cứ vào kết quả chào giá bán điện và cân đối giữa cung - cầu để ký hợp đồng mua điện với các nhà sản xuất theo nguyên tắc ưu tiên: mua điện của nhà sản xuất có giá chào từ thấp cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu.

2.5. Chức năng và mối quan hệ của các thành phần tham gia thị trường và hệ thống điện. hệ thống điện.

2.5.1. Người mua điện và người mua duy nhất.

Người mua duy nhất: là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện theo hợp đồng có thời hạn và qua thị trường giao ngay tên, ký kết các hợp đồng PPA, các hợp đồng dịch vụ và bán lại cho các công ty điện lực. Thực hiện quy hoạch, đầu tư hệ thống, dự báo phụ tải, thanh toán và giám sát các hoạt động của thị trường.

2.5.2. Các nhà máy điện.

Các nhà máy điện: bao gồm các nhà máy có công suất từ 10MW trở lên trong và ngoài EVN đều phải tham gia thị trường điện. Trừ các nhà máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN trước ngày hình thành thị trường điện.

Các nhà máy điện phát điện và bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện.

Các nhà máy điện phải tuân thủ các qui trình, qui phạm về vận hành nhà máy điện, lưới điện, tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, tuân thủ các qui định về thị trường điện lực và các qui định pháp luật có liên quan khác.

2.5.3. Công ty truyền tải điện

Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải vận hành an toàn, ổn định, tin cậy. Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên liên quan, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều kiển của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.

Xây dựng trình duyệt phí truyền tải.

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực.

2.5.4. Các công ty điện lực.

Các công ty điện lực: là các công ty phân phối mua điện từ EVN và bán lại cho khách hàng.

Có nghĩa vụ bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối vận hành an toàn, ổn định, tin cậy.

2.5.5. Cơ quan vận hành thị trường điện và hệ thống

Cơ quan vận hành hệ thống: là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0)

có nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện phương thức vận hành hệ điện quốc gia.

Chỉ huy xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất thường trong hệ thống điện quốc gia, huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia, chỉ huy việc thao tác lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối, ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến sự vận hành an toàn, tin cậy của lưới điện quốc gia.

Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật, khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị điện, truyền tải điện và phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia.

Bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, kinh tế.

Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống và điện áp trên lưới truyền tải quốc gia. Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế hoạch, phương thức huy động công suất của các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện công bố.

Thông báo số lượng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ đã được huy động để đơn vị điều hành giao dịch thị trường lập hóa đơn thanh toán.

Thông báo kịp thời với cơ quan điều tiết và đơn vị điều hành giao dịch thị trường về những tính huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia.

Cơ quan vận hành thị trường:

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) trước mắt nhận chức năng này. Có nhiệm vụ quản lý điều hành các giao dịch trên thị trường điện lực.

Kiểm soát hoạt động giao dịch của các đối tượng tham gia thị trường hoạt động theo đúng các quy định về điều hành giao dịch thị trường, thỏa thuận giữa các bên và các quy định khác của pháp luật.

Công bố giá điện giao ngay và các loại phí dịch vụ được quy định.

Cung cấp các dịch vụ giao dịch và lập hóa đơn thanh toán đối với phần điện năng và công suất được mua bán theo hình thức giao ngay và các dịch vụ phụ trợ.

Tiếp nhận và xử lý các kiến nghị liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực để đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực cho các bên liên quan.

Báo cáo về hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực với cơ quan điều tiết điện lực.

2.5.6. Cơ quan điều tiết:

Cơ quan điều tiết: là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp theo dõi, quản lý các hoạt

Một phần của tài liệu xây dựng thị trường điện ở việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w