cạnh tranh.
EVN sẽ nắm giữ 100% vốn dưới hình thức đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc đối với các nhà máy được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như chống lũ, chống hạn, tưới tiêu, rửa mặn, giao thông, phát điện…như Hòa Bình, Trị An, Yaly để đảm bảo phát huy hiệu quả tổng hợp của nhà máy, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, điều hòa thị trường điện và tạo sức mạnh về tài chính cho công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực. Cổ phần hóa phần lớn các nhà máy còn lại. Theo lộ trình dự kiến, từ 2005-2010 EVN sẽ tiến hành cổ phần hóa và bán cổ phần từng bước đối với các nhà máy điện thuộc diện này, phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư và khả năng thị trường vốn.
Trước mắt để phục vụ hoạt động của thị trường điện, EVN đề nghị và Chính phủ cho phép chuyển các nhà máy điện của EVN thành công ty viên hạch toán độc lập ngay trong năm 2004 tạo cho các nhà máy có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường điện như: Nhà máy thủy điện Thác Mơ, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Nhà máy thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi, Nhà máy thủy điện Thác Bà, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Chuyển các Nhà máy điện Phú Mỹ, Cần Thơ, và Thủ Đức thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Cổ phần hóa Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh.
Trước mắt để phục vụ hoạt động của thị trường điện, EVN đề nghị và Chính phủ cho phép chuyển các nhà máy điện của EVN thành công ty viên hạch toán độc lập ngay trong năm 2004 tạo cho các nhà máy có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường điện như: Nhà máy thủy điện Thác Mơ, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Nhà máy thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi, Nhà máy thủy điện Thác Bà, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Chuyển các Nhà máy điện Phú Mỹ, Cần Thơ, và Thủ Đức thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Cổ phần hóa Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh.
− Tạo điều kiện cho các nhà máy trực thuộc EVN tiếp cận, thực tập các giao dịch trên thị trường phát điện cạnh tranh.
− Tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của các nhà máy điện thuộc EVN, tạo động lực thúc đẩy các nhà máy hợp lý hóa sản xuất, giảm chi phí phát điện của các nhà máy điện.
− Rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức, cơ chế hoạt động trong quá trình EVN bổ sung, hoàn thiện các quy định về thị trường nội bộ để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh trong tương lai.
Giai đoạn này nhằm tập huấn trong nội bộ ngành điện để chuẩn bị triển khai đại trà. Có thể nói đây là bước đệm của ngành điện của ngành điện cho quá trình cạnh tranh, bởi đây là loại thị trường khó. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ hai sau Singapore vận hành thị trường nên cần có bước đi thận trọng.
3.3.1. Quy định về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của các thành viên tham gia thị trường và hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh EVN.
3.3.1.1. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với thành viên tham gia thị trường điện lực (gọi tắt là Thành viên thị trường), bao gồm:
− Đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện lực (gọi tắt là đơn vị phát điện thị trường).
− Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (Ao).