7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đất đai và các hệ thống pháp luật có liên quan
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là công đoạn đầu tiên để đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo hòa giải thành công các tranh chấp về đất đai đòi hỏi các bên tranh chấp cũng như chính người tham gia hòa giải phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật, có khả năng áp dụng pháp luật vào cụ thể các vấn đề đang gây tranh chấp. Với yêu cầu đó, cần thiết phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Phải xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục, nâng
cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai nhằm hạn chế các tranh chấp khiếu kiện là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Tài nguyên môi trường, Tư pháp, Thanh tra. Do đó, cần huy động sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong việc
57
học tập, giáo dục và tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực này cũng như các lĩnh vực khác có liên quan.
Thứ hai: Việc tổ chức học tập, tuyên truyền cần xác định có trọng tâm,
trọng điểm, không làm tràn lan, dàn trải mà tập trung vào các Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng khóa IX; Nghị quyết hội nghị lần thứ 6, BCH Trung ương Đảng khóa XI và hệ thống các quan điểm lớn trong Luật đất đai năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, Luật dân sự, thừa kế, Hôn nhân gia đình, Khiếu nại, Tố cáo, Luật hoà giải ở cơ sở (2013) và các quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, cấp quyền sử dụng đất.
Thứ ba: Ưu tiên tổ chức học tập, tìm hiểu, tuyên truyền pháp luật cho
các đối tượng là các tầng lớp nhân dân ở khối phố, thôn; nhân dân các địa bàn có lịch sử quản lý đất đai phức tạp, địa bàn hay xảy ra tranh chấp, nơi có nhiều công trình, dự án đang triển khai, nơi có thị trường đất đai sôi động ...
Thứ tư: Đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền chính sách
pháp luât về đất và các hệ thống pháp luật có liên quan. Ngoài hình thức tuyên truyền miệng truyền thống nên kết hợp với các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý trực tiếp, hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp tới tận địa bàn khu dân cư. Cần thiết phải công khai các chính sách, quy hoạch phát triển vùng, các chương trình, dự án, kế hoạch sử dụng đất... Tạo các điều kiện cho mọi người dân đều được tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Tỉnh và Thành phố một cách thuận lợi nhất bằng việc tiếp tục đầu tư xây dựng tủ sách pháp luật và đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử Thành phố, các tạp chí, Bản tin của cấp ủy, chính quyền.
58
3.2.2. Nâng cao nhận thức và làm đúng vai trò hạt nhân lãnh đạo của cấp uỷ Đảng cơ sở đối với công tác hoà giải, giải quyết các tranh chấp về đất đai
Cấp ủy Đảng các phường, xã cần nâng cao vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở địa phương. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về ”Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) ”Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”, Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khóa XIV) ”Về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng” và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI) ”Về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã phường, thị trấn” cùng các Đề án, chương trình hành động của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh.
Trong công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, cấp uỷ Đảng các phường xã cần xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng tác động sâu sắc đối với tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị ở địa phương; việc giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không những có ý nghĩa trước mắt mà còn có tác động tích cực về mặt lâu dài trong việc xây dựng các giá trị nhân văn, tạo nền móng phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư, làng xã. Với nhận thức và trách nhiệm đã được xác định, trong điều kiện hiện nay, cấp uỷ Đảng các phường, xã cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tăng cường lãnh đạo, chỉ các cơ quan chính quyền, Mặt
trận, các đoàn thể từ phường, xã đến khối phố, xóm nhận thức rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong việc tham gia giải quyết và hoà giải các tranh chấp đất đai từ cơ sở. Cần thiết phải chỉ đạo xây dựng các cơ chế phối hợp giữa các
59
cơ quan chính quyền với Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc quản lý hoạt động, xây dựng, kiện toàn, củng cố các Tổ hoà giải cơ sở; tuyên truyền pháp luật và tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các hoà giải viên; trách nhiệm của các cơ quan trong việc nắm tình hình mâu thuẫn, tranh chấp và thống kê, sơ, tổng kết, thi đua khen thưởng đối với hoạt động hoà giải ở cơ sở nói chung và hoà giải tranh chấp đất đai nói riêng.
Thứ hai: Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị và phẩm
chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với các chức danh lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, công chức địa chính, Tư pháp và các thành phần có liên quan làm cho các cán bộ, công chức nhận thức rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia hoà giải và giải quyết các tranh chấp về đất đai, hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện lạm quyền, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu đối với nhân dân.
Xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các Bí thư chi bộ thôn xóm, tổ dân phố đảm bảo phẩm chất chính trị, năng lực, uy tín và khả năng quy tụ trong cấp ủy và đoàn kết rộng rãi trong quần chúng nhân dân; nhiệt tình, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động ở thôn, tổ dân phố nói chung và công tác hòa giải, hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng.
Thứ ba: Đối với các địa bàn có nhiều phức tạp, thường xuyên xảy ra
tranh chấp song hiệu quả giải quyết chưa được cao như phường Thạch Linh, Tân Giang, xã Thạch Trung, Thạch Hạ... Ban chấp hành Đảng bộ phường cần nghiên cứu để xây dựng Đề án, ban hành Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nhằm ổn định tình hình cơ sở.
Thứ tư: Cấp uỷ Đảng các phường, xã cần tăng cường kiểm tra việc
chấp hành các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; giám sát các cơ quan và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phân công cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với từng vụ việc
60
cụ thể. Nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng, dư luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời chỉ đạo giải quyết các tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ các nhiệm vụ của địa phương nói chung, nhiệm quản lý đất đai nói riêng.
3.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hoà giải tranh chấp đất đai của chính quyền cơ sở
3.2.3.1. Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã
Đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã; tăng cường tiếp xúc cử tri để nắm bắt tình hình; thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND đối với hoạt động của cơ quan hành chính cấp xã nhất là việc thực hiện chức năng quản lý, sử dụng đất đai và hoà giải, giải quyết tranh chấp đất đai.
Đối với việc ban hành nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ thu chi ở cấp xã hàng năm, cần thiết phải cân đối một khoản mục hỗ trợ hợp lý cho công tác hoà giải ở cơ sở; từng bước đổi mới tư duy cân đối ngân sách theo hướng hài hoà các nhiệm vụ hoặc nặng đầu tư xây dựng cơ bản, nhẹ đầu tư phát triển xã hội và đảm bảo cho các yếu tố phát triển bền vững.
3.2.3.2. Đối với UBND cấp xã
Phát huy vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân các phường, xã cần đẩy mạnh các hoạt động đổi mới theo hướng xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hợp lý. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năng lực quản lý thu chi ngân sách, năng lực quản lý Nhà nước về đất đai. Tăng cường kỉ luật, siết chặt kỉ cương trong điều hành, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tạo sức mạnh của chính quyền và xây dựng niềm tin trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
61
Đối với công tác hòa giải tranh chấp đất đai, cần thực hiện các giải pháp:
Thứ nhất: Trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ, Uỷ ban nhân dân các phường
xã cần tăng cường thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với đất đai nhằm hạn chế, kiềm chế các mâu thuẫn, tranh chấp đất đai tại cơ sở. Trước mắt, cần thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động số 637/CTr-UBND, ngày 06/5/2013 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh về "triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khoá XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai". Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích của địa phương. Tăng cường thanh tra việc sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi lấn chiếm, cơi nới trái phép. Tăng cường thực hiện quy trình xác minh, đo đạc, thẩm định hồ sơ để đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở ổn định của các hộ gia đình nhằm hạn chế các phát sinh các tranh chấp mới cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết cho việc giải quyết tranh chấp về sau.
Thứ hai: Với chức năng quản Nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở,
cần tăng cường nghiên cứu và tổ chức quán triệt, hướng dẫn các tổ Hoà giải, hoà giải viên thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải cơ ở. Xây dựng chương trình, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân về công tác hoà giải theo từng năm mà không nằm trong chương trình chung của công tác Tư pháp Tư pháp hay công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở theo hướng bố trí những người có kiến thức pháp luật chuyên sâu, có tâm huyết, uy tín, tự nguyện tham gia hoạt động hoà giải phục vụ cộng đồng dân cư nhằm từng bước nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ hoà giải viên. Đặc biệt, trên cơ sở điều kiện ngân sách của từng phường, xã, cần thiết phải ban hành Quyết định quy định về mức chi hỗ trợ công tác hoà giải
62
cơ sở theo hướng tối thiểu phải đảm bảo các mức chi đã được quy định trong Thông tư số 73/2010/BTC-BTP, ngày 14/5/2010 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp về hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Phát động phong trào thi đua hoà giải viên giỏi theo từng chủ đề như hoà giải tranh chấp đất đai, hoà giải hôn nhân gia đình gắn với tổ chức "Hội thi hoà giải viên giỏi". Cần phân công, phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị để bám sát thực tế, theo dõi, nắm tình hình tổ chức và hoạt động của các Tổ hoà giải, hoà giải viên để thống kê, sơ, tổng kết và có các hình thức khen thưởng thích hợp, kịp thời, đúng đối tượng.
Thứ ba: Với vai trò là cơ quan chủ trì tổ chức hoà giải tranh chấp đất
đai ở cấp xã, trước mắt cần tập trung cao việc tổ chức thực hiện hoà giải đối với các tranh chấp phát sinh trên địa bàn. Thụ lý và tổ chức hòa giải theo đúng thời gian quy định, kiên quyết không để dây dưa, tồn đọng các vụ việc cần hòa giải làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp. Phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác thụ lý đơn, thư; tham mưu nội dung hòa giải; thống kê và lưu trữ hồ sơ vụ việc tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa 03 chức danh công chức Tư pháp, Địa chính và Văn phòng.
Với những phường, xã hiện nay đang tồn tại nhiều tranh chấp như Thạch Hạ, Thạch Linh, Tân Giang, Bắc Hà... nên xem xét để thành lập một Hội đồng chuyên trách việc hoà giải và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Cần tiến hành đào tạo và đào tạo lại một số chức danh chủ trì, cán bộ địa chính, Tư pháp ở cấp xã để xây dựng một đội ngũ cán bộ thực sự chuyên sâu, am hiểu kiến thức pháp luật, có kĩ năng áp dụng pháp luật, có kinh nghiệm thẩm tra, xác minh, dám đấu tranh, không ngại va chạm, có tâm huyết, đạo đức để đảm nhận và tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện công tác hoà giải và giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
63
Thứ tư: Chú trọng quan hệ phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và công tác hòa giải các tranh chấp đai nói riêng. Khắc phụ tình trạng coi nhẹ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tham gia các hoạt động chính quyền hoặc ”khoán trắng” trách nhiệm vận động, hòa giải cho các tổ chức Hội, đoàn thể.
3.2.4. Đổi mới vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cấp xã tham gia hoà giải tranh chấp đất đai
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị cơ sở; đoàn kết nhân dân, thực hiện daan chủ và đổi mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ và nghĩa vụ của công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; lực lượng nòng cốt đi đầu trong các phong trào vận động quần chúng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh và mọi mặt đời sống xã hội.
Để nâng cao vai trò hoạt động, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở cần đổi mới phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng ”hành chính hóa”. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị địa phương; thực hiện tốt chức năng tư vấn, giám sát và phản biện xã hội. Riêng phát huy vai trò trong tham gia hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ