Thực trạng hoà giải tranh chấp đất đai trong 5 năm qua

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng hoà giải tranh chấp đất đai trong 5 năm qua

phố Hà Tĩnh trong 5 năm (2008 -2012)

2.2.1. Cơ sở chính trị, pháp lý để thực hiện hoà giải các tranh chấp đất đai chấp đất đai

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước quyết nghị “Việc giải quyết tranh chấp đất đai trước hết cần tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì đưa ra Tòa án giải quyết” [2, tr.71].

- Điều 127, Hiến pháp 1992 quy định thành lập ở cơ sở các tổ chức thích hợp của nhân daan để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.

- Pháp lệnh hòa giải cơ sở năm 1998 quy định các Tổ hòa giải cơ sở có chức năng hòa giải các tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư.

- Điều 135, 136 Luật đất đai năm 2003; Khoản 2, Điều 159, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai năm 2003 quy định tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã như là một thủ tục bắt buộc.

2.2.2. Thực trạng hoà giải tranh chấp đất đai trong 5 năm qua (2008-2012) (2008-2012)

2.2.2.1. Kết quả hòa giải tại tổ hòa giải cơ sở

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh, mô hình Tổ hòa giải được thành lập theo khối phố, thôn với cơ cấu từ 05 đến 07 tổ viên với thành phần là Tổ trưởng dân phố, Bí thư chi bộ Đảng, Trưởng tiểu ban Mặt trận, hội viên

27

có uy tín trong các chi hội đoàn thể, chức sắc Tôn giáo và một số người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Năm 2008, Thành phố Hà Tĩnh có 161 thôn và tổ dân phố tương ứng với 161 tổ hòa giải được thành lập. Sau quá trình sáp nhập các khối phố, thôn, đến năm 2012, Thành phố Hà Tĩnh có 156 thôn, khối phố tương ứng với 156 tổ hòa giải; 949 hòa giải viên.

Về cơ cấu hòa giải viên như sau: Nam 668 người, nữ 281 người; trong đó có 131 tổ viên là Khối phố trưởng và Trưởng thôn, 127 tổ viên là Bí thư chi bộ, 522 tổ viên là cán bộ Mặt trận và các tổ chức thành viên, 169 tổ viên là người có uy tín và chức sắc Tôn giáo [31, tr.7].

Do đặc thù tranh chấp đất đai thường rất phức tạp nên diễn biến các tranh chấp cũng rất đa dạng. Có những vụ việc tranh chấp xuất phát từ ranh giới, diện tích, quyền sử dụng đất giữa các hộ liền kề, giữa nhóm cá nhân, hộ gia đình với tổ chức thì thường phát sinh xô xát, thậm chí gây mất trật tự an ninh – xã hội; nhưng cũng có những vụ việc phát sinh mâu thuẫn ngấm ngầm, kéo dài âm ỉ nhiều năm trong nội tộc dòng họ, gia đình gây chia rẽ tình cảm do có nguyên nhân trực tiếp từ đất đai ... Trước thực tế như vậy, hầu hết các Tổ hòa giải thường trực tiếp đến gặp các bên tranh chấp để tìm hiểu nắm tình hình và tổ chức tiến hành hòa giải mà không cần đến yêu cầu của các bên. Quá trình hòa giải, các hòa giải viên đã thực hiện đúng chức năng đóng vai trò là bên thứ 3 trung gian để hướng dẫn, giải thích, thuyết phục các bên tranh chấp vận dụng các quy định của pháp luật và phong tục tập quán, tình làng, nghĩa xóm, chuẩn mực đạo đức để tự thỏa thuận và đi đến tự giải quyết các mâu thuẫn.

Kết quả trong 5 năm (2008 – 2012), tỷ lệ hòa giải thành các tranh chấp về đất đai, nhà ở tại Tổ hòa giải trên địa bàn Thành phố đạt gần 67% (301/451 vụ việc), trong đó có những đơn vị đạt tỷ lệ cao trên 70% là Phường Bắc Hà, Trần Phú, xã Thạch Bình, Thạch Đồng...

28

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của Tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh trong 5 năm (2008 – 2012). Đơn vị tính: vụ việc Nội dung Năm Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải

Trong đó Kết quả hòa giải

thành Đất đai Dân sự, HNGĐ và lĩnh vực khác Đất đai Dân sự, HNGĐ và lĩnh vực khác 2008 159 101 58 69 47 2009 153 92 62 64 49 2010 142 88 54 52 43 2011 175 101 74 63 54 2012 100 69 31 53 25 Tổng 729 451 279 301 218 Nguồn: UBND Thành phố Hà Tĩnh

Đặc điểm các việc hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở:

- Nhìn chung, các vụ việc hòa giải đất đai ở cơ sở là những vụ việc mới phát sinh. Mặc dù số lượng các vụ việc tiếp nhận là nhiều nhất so với các cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng tỷ lệ vụ việc phức tạp (xét về mặt tình tiết pháp lý) thì không nhiều so với tổng số vụ việc.

- Việc hòa giải tại cơ sở có tỷ lệ thành công rất cao đối với những vụ việc tranh chấp về đất đai mà các bên tranh chấp có mối quan hệ thân tộc trong nội bộ gia đình, dòng họ.

- Việc hòa giải các tranh chấp về đất đai ở cơ sở chủ yếu bằng phương pháp thuyết phục các bên giải quyết trên cơ sở tình cảm, đạo lý truyền thống;

29

việc áp dụng các quy định của pháp luật vào giải quyết là chưa nhiều và cũng khó để thực hiện đối với năng lực, điều kiện của Tổ hòa giải ở địa bàn dân cư.

Vụ việc điển hình hòa giải thành công ở cơ sở.

Gia đình Ông Nguyễn Văn L (82 tuổi) ở phường Bắc Hà, Thành phố Hà Tĩnh có 450m2 đất ở được thừa hưởng từ đời cha ông để lại. Ông có 5 người con (4 gái, 1 trai). Năm 1985, vợ chồng con gái lớn công tác tại nông trường bị giải thể nên về ở nhờ nhà cha mẹ. Ông L cho con gái mượn ngôi nhà gỗ cũ trên mảnh đất để ở và xây ngôi nhà mới cũng trên mảnh đất đó cho vợ chồng ông và con trai út ở. Năm 2007, con gái và con rể ông muốn làm sổ đỏ đối với phần diện tích đất mà người con đang sinh sống. Ông L và vợ không đồng ý với lí do đất này là đất tổ tiên để lại, các con gái không được đòi chia phần đối với mảnh đất trên, ông yêu cầu gia đình con gái phải mua đất ở nơi khác để dời dọn đi . Vì lí do trên, gia đình Ông L và gia đình con gái thường xuyên có mâu thuẫn, xích mích xảy ra; con gái và con rể ông nhiều lần sang to tiếng và đập phá đồ đạc của Cha mẹ.

Trước tình hình trên, mặc dù gia đình ông L và gia đình con gái không yêu cầu tổ hòa giải vào làm việc, xong thực tế vụ việc đã gây ồn ào ở khu dân cư, sự việc nếu cứ để tiếp diễn sẽ dẫn đến những việc trái luân thường đạo lý nên đầu năm 2008, Tổ hòa giải khối phố 7 phường Bắc Hà đã tiến hành gặp gỡ hai bên để nghe tâm tư, nguyện vọng. Đối với gia đình người con gái, Tổ hòa giải mà trực tiếp là đồng chí Bí thư chi bộ đã gặp gỡ và biết được tâm tư chị trình bày là đối với phần đất của cha mẹ, mặc dù chị được cho ở nhờ từ năm 1985 đến nay, song bản thân gia đình chị đã góp công sức tu tạo nhiều, hai bố mẹ già yếu chị có công chăm sóc nhiều năm nên bố mẹ phải cho chị phần đất đang ở là hợp lý. Biết được tâm tư như vậy, Tổ hòa giải đã khuyên nhủ rằng việc vợ chồng chị góp công sức tu tạo mảnh đất là việc nên làm và đương nhiên phải làm vì bản thân gia đình chị cũng được hưởng công sức tu

30

tạo từ đó đến nay. Việc chị là con gái lớn, các em đã có gia đình riêng hoặc đi công tác xa nhà nên vợ chồng chị chăm sóc bố mẹ là hợp đạo hiếu, không có nên vì lí do đó mà gây sức ép với cha mẹ rồi lại có những lời nói, hành động không tốt với cha mẹ là bất hiếu.

Đối với ông bà L, Tổ hòa giải cũng đã gặp trực tiếp để nghe tâm tư, nguyện vọng. Sau khi biết được ý của ông bà không muốn cho gia đình con gái phần đất và nhà con gái đang ở vì đây là đất hương hỏa, ông bà muốn để nguyên không chia cắt và sau này sẽ để thừa kế lại cho người con trai. Việc gia đình người con gái vì phần đất mà có những hành động và lời nói trái đạo với bố mẹ càng khiến cho ông bà không đồng ý cho con gái và con rể ở nữa. Sau khi biết được ý của ông bà, Tổ hòa giải mà trực tiếp là đồng chí Trưởng Tiểu ban Mặt trận khối phố đã có những trao đổi theo hướng gợi ý về việc ông bà nên thay đổi suy nghĩa vì theo pháp luật con gái cũng như con trai, trong gia đình nếu người con nào có khó khăn thì bố mẹ nên rộng lòng giúp đỡ. Trường hợp người con gái đầu của ông bà là nghèo khó nhất trong 5 chị em nên ông bà nên cưu mang. Đối với thửa đất 450m2 ở mặt phố trung tâm là khá rộng rãi, vả lại không biết người con trai sau khi học xong có về quê hương làm việc không nên nếu ông bà cho người con gái cả một phần đủ để ở trong mảnh đất của ông bà thì vẫn phù hợp với đạo lý, con gái cả ở gần có điều kiện chăm sóc mà tin rằng các người con gái khác (đã có gia đình, ở riêng và kinh tế khá) cũng như người con trai sẽ không có ý kiến gì.

Mặc dù đã gặp gỡ hai bên và thuyết phục, song vụ việc này Tổ hòa giải cũng phải đi lại, phân tích rất nhiều lần. Tổ hòa giải còn cử hòa giải viên là cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ đến gặp gỡ người con gái cả để động viên vợ chồng chị về xin lỗi bố mẹ; gặp gỡ những người em gái của chị để động viên họ thuyết phục bố mẹ giúp đỡ chị cả.

31

Sau nhiều lần thuyết phục ông bà L cũng như những người con của ông bà L, giữa năm 2008, ông bà đã đồng ý với Tổ hòa giải là sẽ cho vợ chồng người con gái đầu 100m2 đất ở để ổn đinh cuộc sống, những người con khác của ông bà cũng đồng tình với quyết định của Bố mẹ. Ngay sau đó, Tổ hòa giải đã tư vấn để ông bà họp mặt các con và lập biên bản đồng ý cho người con gái đầu 100m2 đất để làm nhà ở, biên bản có sự chứng kiến của những người con và các thành viên Tổ hòa giải. Sau sự việc đó, người con gái đã được UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm nhà ở ổn định. Tình cảm của gia đình người con gái lớn với Bố mẹ ngày càng khăng khít hơn.

2.2.2.2. Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã

Việc hòa giải về tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã chịu sự điều chỉnh tại Điều 135, 136 Luật đất đai năm 2003 và Điều 159, 161 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai năm 2003.

Tại khoản 2, Điều 159, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định “Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”.

Trên thực tế, một số Ủy ban nhân dân cấp xã đã thành lập Ban hòa giải với thành phần theo quy định tại Khoản 2, Điều 161, Nghị định 181/2004/NĐ-CP để thực hiện chức năng hòa giải đã được quy định ở trên. Một số đơn vị thì không thành lập Ban hòa giải mà tùy vụ việc thì triệu tập các thành phần tham gia vào buổi tổ chức hòa giải. Mặc dù, việc hòa giải ở

32

Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, Ban hòa giải hoặc Hội đồng hòa giải ở cấp xã hiện nay hoạt động về chức năng gần như tổ hòa giải ở cơ sở nhưng không chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh hòa giải ở cơ sở. Mặt khác, chưa có văn bản quy định cho cơ quan nào có vai trò quản lý việc hòa giải ở UBND cấp xã nên hầu như công tác chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, thống kê ... còn chưa được thống nhất giữa ba cơ quan chuyên môn cấp trên là Tư pháp, Thanh tra và Tài nguyên môi trường. Tuy vậy, hầu hết các vụ việc tranh chấp đất đai khi đương sự gửi đơn đến UBND cấp xã đều được thụ lý và tổ chức hòa giải.

Về cách thức tổ chức hòa giải: Trước năm 2010, hầu hết các phường, xã thường giao việc tiếp nhận đơn thư cho cán bộ Tư pháp hộ tịch xã thực hiện. Sau khi cán bộ tiếp nhận và vào sổ thụ lý, cán bộ Tư pháp có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập các thành phần liên quan để tiến hành hòa giải. Từ năm 2011, thực hiện Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo thì việc tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư được UBND các xã, phường giao cho cán bộ Văn phòng thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các công việc tham mưu và tổ chức hòa giải vẫn được giao cho cán bộ Tư pháp hộ tịch và đồng chí Phó chủ tịch phụ trách chủ trì thực hiện.

Bảng 2.3: Kết quả hòa giải thành tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trong 5 năm (2008 – 2002)

Đơn vị Hòa giải thành Tổng số Tỷ lệ (%)

P Bắc Hà 11 16 68.75

P Nam Hà 7 13 53.84

33 P Tân Giang 18 38 47.36 P Thạch Linh 20 35 57.14 P Nguyễn Du 12 17 70.58 P Đại Nài 10 14 71.43 P Hà Huy Tập 12 21 57.14 P Văn Yên 8 13 61.54 P Thạch Quý 8 15 53.33 X Thạch Trung 17 26 65.38 X Thạch Hạ 15 23 65.22 X Thạch Môn 5 6 83.33 X Thạch Hưng 7 8 87.5 X Thạch Bình 2 2 100 X Thạch Đồng 4 5 80 Tổng 162 261 62 Nguồn: UBND Thành phố Hà Tĩnh

Đặc điểm việc hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã:

- Hầu hết các vụ tranh chấp đất đai đã đưa lên đến UBND cấp xã là những vụ việc các bên đương sự không thể tự giải quyết được với nhau, hòa giải ở cơ sở không thành công hoặc đã nộp đơn yêu cầu ở Tòa án, UBND Thành phố giải quyết nhưng được hướng dẫn chuyển về hòa giải bắt buộc ở Ủy ban nhân dân cấp xã. Vì vậy, mặc dù trong vòng 5 năm, 16 phường, xã trên địa bàn thụ lý hòa giải 261 vụ (trung bình 3,3 vụ

34

việc/năm/đơn vị) nhưng tỷ lệ các vụ việc phức tạp về mặt tình tiết pháp lý là cao hơn so với hòa giải tại khu dân cư.

- Do điều kiện năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã chuyên trách có điều kiện hơn so với các hòa giải viên; đồng thời cấp xã có điều kiện là đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hồ sơ địa chính, việc xác minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất là thuận lợi hơn so với các Tổ hòa giải và các cơ quan thẩm quyền cấp trên tỷ lệ hòa giải thành công ở cấp xã thường là các vụ việc về mốc giới địa chính, về thừa kế quyền sử dụng đất, về thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất...

Một vài ví dụ về việc hòa giải tại UBND cấp xã:

1. Năm 1991, Gia đình Ông Trần Văn T ở xóm Mới, xã Thạch Bình được cấp một lô đất ở với diện tích là 170m2, song đến nay không lưu giữ

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)