Tình hình quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Tình hình quản lý sử dụng đất

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương khóa IX về “Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và các văn bản pháp luật của Trung ương và Tỉnh; nắm bắt, định hướng nhu cầu phát triển của Thành phố Hà Tĩnh trong hiện tại và tương lai; những năm qua, cấp ủy, chính quyền Thành phố đã và đang xác định nhiệm vụ quản lý, quy hoạch, sử dụng đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2008 đến 2012, cấp ủy, chính quyền Thành phố đã ban hành nhiều văn bản trong lĩnh vực quản lý đất đai như các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố về thông qua kế hoạch sử dụng đất hàng năm; Thông báo kết luận số 100-TB/ThU, ngày 28/9/2012 của BTV Thành ủy về công tác đấu giá đất, xét giao đất ở và bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng; Công văn 933/UBND-TNMT ngày 03/10/2008 về chấn chỉnh quy trình xét giao đất ở; Các chương trình, đề án về quy hoạch sử dụng đất gắn với phát triển kinh tế xã hội từ 2011 đến năm 2020; xây dựng và thực hiện Đề án ”Đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Thành phố Hà Tĩnh”. Trong 5 năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã cấp 15.818 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đất ở ổn định là 6.677 trường hợp, cấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất

23

6.567 trường hợp, cấp đất ở mới 2.386 trường hợp; thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 244,95 ha phục vụ 157 dự án triển khai trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất ngày càng được quan tâm thực hiện.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)