7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ
chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp về đất đai
Hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là một hoạt động mang tính chất chính trị xã hội, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai song cũng nhằm đảm bảo an toàn xã hội, an ninh chính trị nên không thể không đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng và huy động sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị.
2.2.4.1. Cấp ủy Đảng các phường, xã
Trong hơn 25 năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách pháp luật về đất đai, với hàng loạt các Nghị quyết được ban hành đáp ứng quá trình chuyển đổi cơ chế chính sách trong từng giai đoạn lịch sử; đặc biệt với Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khóa IX “về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã mang lại những kết quả quan trọng, là minh chứng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Kết luận Hội nghị TW5, khoá XI về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) và Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XI ”về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến
39
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với “vấn đề rộng lớn, phức tạp, hệ trọng, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, ổn định chính trị, xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững” là vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
Nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, những năm qua, cấp ủy Đảng Thành phố và cấp ủy Đảng các phường, xã trên địa bàn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc biệt, đối với công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về đất đai luôn được quan tâm và đưa vào thành nhiệm vụ trọng tâm trong các nghị quyết của các nhiệm kỳ cấp ủy. Đại hội đại biểu Đảng bộ các phường, xã nhiệm kỳ 2010 – 2015, 16/16 đơn vị phường, xã đều xác định nhiệm vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong nhân nhân nhằm hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại vượt cấp là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là một hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến vấn đề đất đai giữa một bên là cơ quan quản lý Nhà nước với một bên là đối tượng chịu sự quản lý, còn công tác hòa giải các tranh chấp đất đai là hoạt động nhằm tháo gỡ các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh từ đất đai giữa các chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Về công tác hòa giải ở cơ sở, có 6/16 cấp ủy phường, xã xác định nội dung tăng cường lãnh đạo công tác hòa giải ở cơ sở, nâng tỷ lệ hòa giải thành, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn thôn, khối phố thành một nhiệm vụ quyết nghị trong Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2010 – 2015.
40
Từ thực tiễn đó cho thấy, bên cạnh một số cấp ủy đã quan tâm lãnh đạo, coi trọng công tác hòa giải, vẫn còn một số cấp ủy cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, vẫn còn nhầm lẫn giữa việc hòa giải tranh chấp đất đai (nhất là hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã) với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nên chưa có các quan điểm lãnh đạo phù hợp để nâng chất lượng hoạt động công tác này.
2.2.4.2. UBND cấp xã
Trong công tác hòa giải tranh chấp về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động hòa giải tại cơ sở đồng thời có chức năng là trung gian hòa giải đối với việc hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc ở cấp xã theo điều 135, Luật đất đai năm 2003.
*Với chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng, trong 5 năm qua, Ủy ban nhân dân cấp xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong việc xây dựng tổ chức hòa giải ở cơ sở. Theo nhiệm kỳ hoạt động của Tổ dân phố, 16/16 phường xã đều tiến hành kiện toàn tổ hòa giải 5 năm 2 lần. Một số đơn vị đã quan tâm rà soát, phối hợp tốt với Mặt trận để lựa chọn nhân sự tổ hòa giải để thường xuyên kiện toàn mỗi khi có biến động như Ủy ban nhân dân phường Bắc Hà, Trần Phú, Thạch Linh, Thạch Quý, xã Thạch Hưng...
Ủy ban nhân dân các phường xã tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể, Phòng tư pháp, Phòng Tài nguyên môi trường để tuyên truyền đến tận cán bộ và nhân dân các nội dung cơ bản hệ thống pháp luật và chính sách về đất đai cũng như tổ chức nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ hòa giải các tranh chấp đất đai.
41
Bảng 2.4: Kết quả tuyên truyền pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về hòa giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã chủ trì và phối hợp từ năm 2008 – 2012.
Đơn vị tính: Cuộc
STT Đơn vị Tuyên truyền pháp luật về đất đai
Tập huấn nghiệp vụ hòa giải tranh chấp đất đai
1 Nguyễn Du 3 4 2 Trần Phú 7 0 3 Bắc Hà 5 5 4 Nam Hà 20 3 5 Hà Huy Tập 5 3 6 Đại Nài 5 0 7 Văn Yên 7 3 8 Tân Giang 7 14 9 Thạch Quý 10 3 10 Thạch Linh 2 0 11 Thạch Trung 6 1 12 Thạch Hạ 8 2 13 Thạch Môn 4 0 14 Thạch Bình 2 1 15 Thạch Hưng 5 2 16 Thạch Đồng 2 0 Tổng 98 41 Nguồn: UBND Thành phố Hà Tĩnh
Bên cạnh những mặt đạt được của công tác quản lý Nhà nước về hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện một số việc vẫn còn hạn chế:
42
Thứ nhất: Về chế độ, chính sách cho hòa giải viên và các Tổ hòa giải
chưa đảm bảo. Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở không quy định về kinh phí dành cho công tác hòa giải ở cơ sở. Việc quy định kinh phí chỉ được nêu chung chung ở khoản 2, Điều 5, Nghị định 160 “Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí cho việc kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở địa phương”. Trên thực tế, vì Nghị định đã tạo một cơ chế linh hoạt cho các địa phương song rất khó thực hiện vì thực tế hiện nay, nhiều đơn vị bị thiếu kinh phí cho các hoạt động khác nên kinh phí dành cho công tác hòa giải cơ sở bị bỏ qua. Vì vậy, Thông tư liên tịch số 73/2010/BTC-BTP ngày 14/5/2010 của liên Bộ Tài chính – Tư pháp về hướng dẫn việc lập, quản lý, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã quy định mức chi cho công tác hòa giải như sau:
- Chi thù lao hòa giải: 150.000đ/vụ/tổ; - Chi thù lao hòa giải viên;
- Chi bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho hòa giải viên; - Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng;
- Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hòa giải viên; chi in ấn các biểu mẫu sổ sách, báo cáo.
Với các khoản trên, phần chi bồi dưỡng, tập huấn và mua văn phòng phẩm, tài liệu, sổ sách đã được cân đối vào phần chi hàng năm song phần kinh phí cho hoạt động của tổ hòa giải đa số các phường, xã chưa cân đối. Trong 5 năm qua, theo khảo sát, duy nhất chỉ có 1/16 phường, xã thực hiện chế độ hỗ trợ kinh phí cho Tổ hòa giải là 150.000 đồng/vụ việc hòa giải thành trên cơ sở hồ sơ báo cáo về phường. Từ thực trạng đó, có thể nói hầu hết các
43
tổ hòa giải trên địa bàn Thành phố đều hoạt động tự nguyện, nếu phát sinh kinh phí thì tự lo.
Thứ hai: Thực hiện chế độ thống kê công tác hòa giải chưa tốt. Hiện
nay, công tác thống kê, quản lý hoạt động của Tổ hòa thường được coi đương nhiên là nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp – hộ tịch cấp xã. Hầu hết đội ngũ cán bộ này hiện nay đang bị quá tải bởi thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chứng thực, hộ tịch và 12 đầu việc được quy định. Bên cạnh đó, do không có chế độ hỗ trợ, động viên cho các tổ hòa giải nên không kích thích được các Tổ hòa giải lập hồ sơ, biên bản sau mỗi vụ việc hòa giải để gửi về phường làm cơ sở cho hoạt động thống kê, nhập số liệu theo dõi. Từ nguyên nhân đó dẫn đến, một số số liệu thống kê công tác hòa giải ở cơ sở chưa thực sự chính xác, cá biệt, có đơn vị không tổng kết được số liệu hòa giải cơ sở trong năm (UBND phường Nam Hà năm 2012).
Công tác thống kê, lập hồ sơ lưu trữ các vụ việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã hiện nay cũng chưa được thực hiện tốt do không được phân rõ trách nhiệm thuộc về công chức Văn phòng, Tư pháp hay Địa chính mà tùy thuộc vào sự phân công của lãnh đạo UBND từng xã, phường nên khi cần thống kê thì số liệu của các ngành thường không khớp; hồ sơ vụ việc lưu trữ không đầy đủ.
Thứ ba: Thực hiện việc tổ chức sơ, tổng kết, động viên, khen thưởng
chưa kịp thời. Thực chất, hoạt động hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng luôn mang tính xã hội, vì cộng đồng là chủ yếu. Các hòa giải viên hoạt động tích cực là xuất phát từ tâm nguyện muốn cống hiến, giúp đỡ mọi người, vì trách nhiệm là thành viên của của liên đoàn cán bộ khối phố, thôn và các tổ chức thành viên mà không vì lợi ích của bản thân. Trong hoạt động hòa giải cơ sở, công tác sơ, tổng kết, thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ, nhân rộng điển hình là rất cần thiết và có tác dụng thực sự. Tuy
44
nhiên, vì điều kiện kinh phí và các nguyên nhân khách quan nên nhiều năm nay, công tác hòa giải cơ sở chưa được chú trọng sơ, tổng kết mà thường được đánh giá chung trong hoạt động công tác Tư pháp và công tác Mặt trận, thiếu sự khen thưởng kịp thời. Hạn chế trên được coi là một trong những nguyên nhân chưa tạo được động lực cho các hòa giải viên hoạt động, dẫn đến các hòa giải viên dần mai một tâm huyết, đối với vụ việc khó khăn thường ngại đầu tư công sức và trí tuệ.
* Với chức năng là trung gian hòa giải theo Điều 135, Luật đất đai năm 2003, kết quả hoạt động của Ủy ban nhân dẫn các phường, xã đã được trình bày tại mục 2.2.2.2 của Luận văn này.
Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ thực hiện vai trò, chức năng nhận thấy: hầu hết Ủy ban nhân dân các phường, xã đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan chủ trì phối hợp với mặt trận Tổ quốc trong việc tổ chức các lực lượng, thành phần tham gia hòa giải các tranh chấp về đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện tốt vai trò là trung gian hòa giải, tiến hành thẩm tra, xác minh và tư vấn, thuyết phục cho các bên tranh chấp đi đến một thỏa thuận chung phù hợp với pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên.
Với hai chức năng rất rõ ràng trong việc tổ chức hòa giải, song, vẫn còn một số UBND cấp phường, xã gặp phải một số hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất: Vẫn còn một số UBND các phường, xã trong một số vụ việc nhất định đã nhầm lẫn vai trò là cơ quan hòa giải các tranh chấp về đất đai với vai trò của cơ quan giải quyết khiếu kiện. Thông thường, trước một vụ việc tranh chấp đất đai xảy ra, khi thụ lý đơn yêu cầu hòa giải của đương sự, UBND cấp xã thành lập Hội đồng tư vấn (hoặc Hội đồng hòa giải) và tiến hành các bước hòa giải theo một quy trình từ giai đoạn gặp gỡ, tìm hiểu
45
chứng cứ cung cấp từ các bên tranh chấp, đối chiếu với hồ sơ lưu trữ về quản lý đất đai tại UBND cấp xã, điều tra, xác minh quá trình sử dụng phần đất bị tranh chấp từ đó tiến đến kết luận và áp dụng pháp luật để đưa ra đường hướng giải quyết.
Sau khi rút ra được hướng giải quyết, Hội đồng hòa giải mà trực tiếp là đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp xã tổ chức buổi hòa giải với các thành liên quan tham gia. Trên cơ sở trình bày, tranh luận của các bên tranh chấp, ý kiến của các thành phần liên quan, Hội đồng hòa giải mà chủ trì là đồng chí lãnh đạo UBND tiến hành phân tích, thuyết phục, giải thích cho các bên tranh chấp biết được sự việc và hướng giải quyết cho phù hợp với pháp luật và tình cảm đạo lý của dân tộc để các bên tranh chấp tự nhận thức và tự nguyện thống nhất đi đến hòa giải. Tuy nhiên, thực tế có nhiều vụ tranh chấp khi hòa giải ở UBND cấp xã, người chủ trì đã nhầm lẫn vai trò, thay vì thuyết phục các bên để đi đến một thỏa thuận chung thì đã nóng vội kết luận thay cho hai bên dẫn đến vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong hòa giải, làm cho vụ việc mặc dù được hòa giải nhưng các bên tranh chấp vẫn không thỏa mãn và đi đến các bước khiếu kiện tiếp theo. Trong nhiều trường hợp, kết luận của chủ trì cuộc cuộc hòa giải cũng chưa đúng với tinh thần của pháp luật và đạo lý truyền thống nên dẫn đến tranh chấp ngày càng phức tạp hơn. Ví dụ:
Năm 1980, hộ Ông Phạm Đình T được UBND Thị xã Hà Tĩnh cấp một lô đất bám mặt đường Nguyễn Công Trứ, thuộc Khối phố 1, Phường Tân Giang với diện tích là 579m2. Ngày 13/8/1990, Ông Phạm Đình Trần chuyển nhượng cho Bà Đặng Thị T một phần diện tích đất là 234m2. Đến năm 1995, thực hiện kê khai bản đồ 371, đất Ông T thể hiện tại thửa 95, tờ bản đồ số 03 với diện tích 344,8m2, phía Tây giáp mặt đường Nguyễn Công Trứ dài 14,23m.
46
Năm 2000, Ông T tiếp tục cắt một phần đất để bán cho Bà Võ Thị N với giá tiền thỏa thuận là 10.000 USD Mỹ. Tại giấy viết tay giữa hai hộ do ông T và bà N kí ghi rõ ông T chuyển nhượng 01 lô đất cho bà N với gianh giới:
Phía Bắc có hàng cây xi lau của ông T làm ranh giới với hộ bên cạnh Phía Tây giáp đường Nguyễn Công Trứ
Phía Nam giáp nhà ông T
Phía Đông giáp công ty xây dựng 4.
Tại thời điểm bán đất cho bà N, đất của Ông T đã được UBND Thành phố cắm mốc quy hoạch tuyến đường Nguyễn Công Trứ vào sâu 7m nên khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, ngày 12/6/2000, Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh cấp Quyết định 957QĐ/UB-NL cấp quyền sử dụng dất cho Bà L với diện tích là 121m2 (không có phần diện tích đất đã bị cắm mốc quy hoạch lưu không mặt đường Nguyễn Công Trứ) , có xác định tứ cận Đông,