Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn

Giống với các địa phương trong cả nước, hiện tượng tranh chấp đất đai phát sinh nhiều trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh bắt đầu từ những năm 2000 trở lại nay. Đây là giai đoạn mới chuyển đổi chính sách đất đai của Nhà nước, khi Luật đất đai năm 1993 và tiếp theo là Luật đất đai năm 2003 cho phép người dân được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Với việc thực hiện các quyền đó, quyền sử dụng đất đai đã thực sự trở thành một thứ hàng hóa có giá trị đặc biệt và đất đai cũng có giá thị trường chính thức được pháp luật thừa nhận. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng là giai đoạn Thị xã Hà Tĩnh có những bước chuyển mình mạnh mẽ để phát triển vươn lên tầm vóc của một đô thị Tỉnh lị. Dân cư ngày một tăng lên, nhu cầu đất ở và đất xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao dẫn đến giá đất cũng tăng tiến theo nhu cầu xã hội. Từ chỗ đất đai chỉ là một công cụ sản xuất, dưới sự thay đổi của chính sách và nhu cầu phát triển của xã hội, đất đai trở lên có giá trị cao kéo theo các tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng nhiều.

Xét riêng từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn 16 phường xã với hơn 28 ngàn hộ dân đã phát sinh 451 vụ việc tranh chấp về đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau cần đến vai trò của Tổ hòa giải cơ sở (chiếm 62% các vụ tranh chấp cần hòa giải ở cơ sở), trong đó năm 2008 là 101 vụ, năm 2009 là 92 vụ, năm 2010 là 88 vụ, năm 2011 là 101 vụ, năm 2012 là 69 vụ.

24

Đối chiếu số vụ việc trên toàn địa bàn cho thấy, số vụ việc tranh chấp đất đai ở các phường nội thành và các xã không chênh lệch nhau nhiều. Một vài phường, xã có số liệu tăng hơn so với các đơn vị khác thì cho thấy có hai điểm khác biệt: Một là đơn vị có lịch sử quản lý đất đai phức tạp; hai là địa bàn có nhiều dự án, thị trường đất đai sôi động tác động đến tâm lý người dân. Ba xã Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Bình có số vụ tranh chấp đất đai thấp hơn nhất có đặc điểm là địa bàn thuần nông nghiệp.

Đáng chú ý, số vụ tranh chấp ngày càng có xu hướng phức tạp hơn; bên cạnh các mâu thuẫn về quyền sử dụng đất đã xuất hiện các hành vi lách luật, vi phạm pháp luật của các bên liên quan.

Bảng 2.1: Số vụ việc tranh chấp do Tổ hòa giải thụ lý trong 02 năm 2011-2012.

Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Tổng số vụ hòa giải Về đất đai Tỷ lệ vụ đất đai/số vụ hòa giải (%) Tổng số vụ hòa giải Về đất đai Tỷ lệ vụ đất đai/số vụ hòa giải (%) P Bắc Hà 04 04 100 09 08 88,8 P Nam Hà 08 05 62,5 0 0 0* P Trần Phú 05 04 80 04 04 100 P Tân Giang 35 30 85,7 16 08 50 P Thạch Linh 36 15 41,6 40 14 35 P Nguyễn Du 05 03 60 09 06 66,6 P Đại Nài 07 05 71,4 07 06 85,7 P Hà Huy Tập 13 01 7,69 29 20 69 P Văn Yên 03 02 66,6 04 01 25 P Thạch Quý 05 05 100 02 02 100

25 X Thạch Trung 16 11 68,8 12 10 83,3 X Thạch Hạ 06 06 100 03 03 100 X Thạch Môn 17 03 17,6 10 04 40 X Thạch Hưng 10 01 10 08 01 12,5 X Thạch Bình 03 01 33,3 04 03 75 X Thạch Đồng 13 05 38,5 05 02 40

(*Số liệu của phường Nam Hà năm 2012 không chính xác do đơn vị không tổng hợp được)

Nguồn: UBND Thành phố Hà Tĩnh

Qua rà soát các vụ việc hòa giải về đất đai trên địa bàn Thành phố cho thấy nổi lên một số loại tranh chấp dân sự về đất đai như sau:

- Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất ở, đất vườn giữa hai hộ liền kề , về diện tích, lối đi, ngõ xóm.

- Tranh chấp trong nội bộ gia đình giữa cha, mẹ con do có quyền sử dụng đất chung; tranh chấp do anh chị em đòi thừa kế quyền sử dụng đất do cha mẹ để lại; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do vợ chồng ly hôn, ly thân.

- Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hợp pháp như các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp...

- Tranh chấp về đòi lại đất như: đòi lại đất do cha ông để lại làm nhà thờ hương hỏa nhờ người khác trông coi, lâu ngày người trông coi hợp thức hóa trở thành đất của bản thân; tranh chấp về đòi lại đất là tài sản chung; tranh chấp đòi lại đất trước kia cho mượn hoặc hiến tặng cho nhà thờ, dòng họ, các cơ sở tôn giáo; tranh chấp đòi lại đất sản xuất nông nghiệp, đất ở trước kia cho mượn sản xuất, cho mượn ở tạm nay người mượn chuyển đổi mục đích sử dụng đem bán hoặc cho thuê; tranh chấp do cha mẹ vợ hoặc chồng đòi lại đất đã cho vợ chồng con nay li hôn....

26

- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như tranh chấp do người khác cơi nới trái phép, chặn dòng nước chảy...

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)