4.4.1 Băng tải
Băng tải là thiết bị dùng để vận chuyển hàng hóa ở dạng khối (băng tải gỗ) hoặc dạng rời (băng tải cao su) từ nơi này đến nơi khác trong khoảng thòi gian ngắn. Năng suất 8 tấn/giờ theo nhà chế tạo.
♦ Cấu tạo
Hệ thống băng tải đƣợc sử dụng trong Xí Nghiệp chủ yếu có hai loại: Loại bằng cao su. Băng tải đƣợc dẫn động bằng động cơ điện xoay chiều 3 pha thông qua xích dẫn động. Băng tải đƣợc lắp đặt ở nhiều nơi khác nhau nhƣ: Từ bến cảng đến kho chứa, từ bồn chứa nguyên liệu đến bồ đài, từ bồ đài đến bồn chứa thành phẩm….
Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại đƣợc mắc và hai puli ở hai đầu. Bên dƣới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị trùng khi mang tải. Một trong hai puli đƣợc nối với động cơ điện con puli kia là puli căng băng. Tất cả đƣợc đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo băng di chuyển theo. Băng tải bằng cao su có kết cấu tƣơng tự nhƣ băng tải gỗ nhƣng cao su đƣợc cuốn bằng tang.
♦ Nguyên lý làm việc
Vật liệu cần chuyển đƣợc đặt lên một đầu băng và sẽ đƣợc băng tải mang đến đầu kia. Trong nhiều trƣờng hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thể dùng các tấm gạt hoặc xe tháo di động. Thông thƣờng puli căng là puli ở vị trí nạp liệu, còn puli dẫn động ở phía tháo liệu vì với cách bố trí nhƣ vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh thẳng giúp mang vật liệu đi dễ dàng hơn. Để tránh hiện tƣợng trƣợt, giữa puli và băng cần có một lực ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải đƣợc căng thẳng nhờ puli căng đƣợc trên một khung riêng có thể kéo ra phía sau đƣợc.
♦ Hình dạng bề mặt băng tải
Hình dạng của bề mặt băng tải có ảnh hƣởng đến độ bám, tính năng và ƣu khuyết điểm của băng tải. Mỗi dạng băng tải đều có các mặt khác nhau, đối với băng tải gỗ dùng di chuyển hàng hóa ở tốc độ cao thì sự sắp xếp các thanh gỗ phải tính đến độ bám của hàng hóa, cách từ 3 ÷ 4 thanh thì phải có một thanh cao hơn các thanh kia.
Tƣơng tự, đối với băng tải cao su vận chuyển hàng hóa lên cao trên bề mặt cao su thiết kế các chân lực để tăng độ bám của hàng hóa.
Hình 4.3: Băng tải cao su
♦ Ưu nhược điểm của băng tải
- Ƣu điểm: chuyển động êm dịu không gây tiếng ồn, vận chuyển cả dạng rời và dạng khối, lắp đặt dễ dàng ở nơi hẹp và trên cao, cấu tạo dơn giản.
- Nhƣợc điểm: giá thành chế tạo cao, năng suất tải thấp do ma sát giữa tang và cao su là loại ma sát trƣợt.
Băng tải sau một thời gian sử dụng đều bị hƣ hỏng ít nhiều tuỳ theo mức độ sử dụng. Trong đó thƣờng gặp đối với băng tải cao su là các dạng hƣ hỏng sau: dây cao su bị mòn và đứt, dây cao su bị chùng, bị trƣợt đài hay gãy bánh xe di chuyển của băng tải.
4.4.2 Bồ đài
Bồ đài còn gọi là gàu tải, là một loại thiết bị dùng để vận chuyển vật liệu rời nhƣ: lúa, gạo, đậu,... đi lên theo phƣơng thẳng đứng hoặc nghiêng trên 50° từ công đoạn chế biến trƣớc sang công đoạn chế biến tiếp theo. Hệ thống bồ đài dùng trong Xí nghiệp đều dùng động cơ điện để chuyền động.
♦ Cấu tạo bồ đài
Gồm có các gàu tải bằng thép đƣợc mắc vào hệ thống dây đai, khoảng cách giữa hai gàu tải từ 20 ÷ 25 cm, các khoảng cách đó đƣợc gọi là bƣớc. Các đai nhận chuyển động từ tang chủ động (puli căn truyền động) và dắt qua tang bị dộng (puli căn đai) có đƣờng trục di động lắp trên khung điều chỉnh sức căng đai.
Trung bình mỗi mét đai có khoảng bốn gàu và thể tích chứa trung bình của mỗi gàu khoảng 500 g (giá trị này còn tùy thuộc vào vị trí làm việc của bồ đài).
Hình 4.4: Cấu tạo của bồ đài
♦ Nguyên tắc hoạt động của bồ đài
Khi máy hoạt động thì gàu xúc vật liệu ở trong khu vực chân máy và vận chuyển lên phía đầu máy, dƣới sự tác dụng của trọng lực và lực quán tính, vật liệu đổ từ gàu vào bộ phận tháo liệu rồi từ đó chuyển tới giai đoạn tiếp theo.
♦ Năng suất của bồ đài
Năng suất lý thuyết của bồ đài xác định bằng thể tích nguyên liệu đƣợc xúc trong một giờ làm việc liên tục với tốc độ vận chuyển của gàu lớn nhất và đầy gàu 100%.
♦ Ưu nhược điểm của bồ đài
- Ƣu điểm: gàu tải có cấu tạo đơn giản, kích thƣớc lắp đặt nhỏ, gọn, máy hoạt động nhẹ nhàng và êm, máy hoạt động với năng suất 12 tấn /giờ, công suất 1,5 ÷ 2,2 kW. - Nhƣợc điểm: dễ bị quá tải, cần phải nạp liệu một cách đều đặn và dễ bị giảm năng suất khi nguyên liệu còn nhiều tạp chất.
4.4.3 Sàng tạp chất
Nguyên liệu trƣớc khi đƣa vào chế biến phải qua công đoạn làm sạch, tùy theo thành phần tạp chất mà công đoạn làm sạch sẽ dễ dàng hoặc phức tạp. Để loại bỏ đƣợc tạp chất chủ yếu dựa vào tính chất vật lý của nguyên liệu và tỷ trọng giữa nguyên liệu và tạp chất. Phƣơng pháp kinh tế và hiệu quả nhất là dùng sàng, có nhiều loại sàng nhƣ: sàng cố định, sàng chấn động, sàng kết hợp với quạt thổi (đối với nguyên liệu là gạo thì không thể dùng phƣơng pháp này).
♦ Cấu tạo sàng
Gồm một thùng sàng, bên trong có lắp hai mặt sàng có độ dốc ngƣợc nhau, hai mặt sàng dày 2 mm, lỗ mặt sàng trên có đƣờng kính 10 mm, lỗ mặt sàng dƣới đƣờng kính 2,2 mm. Sàng đƣợc lắp trên bốn chân bằng thép dẻo. Ngoài ra ở dòng nguyên liệu vào và ra có lắp hai phểu hút bụi.
Hình 4.5: Cấu tạo sàng tạp chất
♦ Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu đƣợc đƣa vào đi qua bộ phận lọc kim loại tại đây các nam châm sẽ hút kim loại giữ lại, sau đó nguyên liệu tiếp tục xuống sàng nhờ cơ cấu cam lệch tâm và độ dốc của sàng mà nguyên liệu đƣợc sàng và có xu hƣớng đi xuống. Gạo và tạp chất nhỏ lọt qua sàng trên do có kích thƣớc nhỏ hơn kích thƣớc lỗ sàng, tạp chất to đƣợc giữa lại ở sàng trên (dây may bao, đất, đá,…). Khi xuống mặt sàng dƣới, những tạp chất có kích thƣớc nhỏ hơn kích thƣớc lỗ sàng (bụi, cát,…) lọt qua sàng và đƣợc đƣa ra ngoài, còn gạo lức không lọt qua sàng đƣợc đƣa về cuối sàng qua các công đoạn tiếp theo.
♦ Ưu nhược điểm
- Ƣu điểm: cấu tạo đơn giản độ bền cao, loại bỏ đƣợc kim loại, ít hƣ hỏng, việc sữa chữa và thay thế dễ dàng.
- Nhƣợc điểm: không loại bỏ đƣợc đá nhỏ, sỏi có cùng kích thƣớc với hạt. Lãng phí trong việc dùng dây cuaroa do không có bộ phận tăng đƣa.
4.4.4 Máy xát trắng LAMINCO
Hình 4.6: Cấu tạo máy xát kiểu đứng trục côn
♦ Cấu tạo máy xát trắng
Gồm một roto (trục đá) hình nón cục có đáy lớn phía trên, đáy nhỏ phía dƣới đƣợc bao bọc bằng một lớp đá nhám. Rôto đƣợc lắp trên trục thẳng đứng và truyền động quay, bao bọc xung quanh trục là một lớp lƣới xát, khoảng trống giữa lƣới và rôto gọi là buồng xát (khoang xát). Lƣới gồm nhiều phần ghép, giữa hai phần lƣới là một thanh bằng cao su (6 thanh).
Khoảng cách giữa thanh cao su với mặt đá nhám của rôto nhỏ hơn so với lƣới. Phái dƣới khoang xát là cửa thoát hạt có lắp côn điều chỉnh độ mở của cửa thoát. Bên ngoài lƣới là khoang chứa cám gắn với quạt hút để hút cám ra ngoài đồng thời làm nguội hạt. Để điều chỉnh khe hở giữa trục và lƣới có thể điều chỉnh, qua đó làm tăng hoặc giảm khe hở xát giữa trục và lƣới xát, thanh cao su cũng có thể điều chỉnh ra vào đƣợc.
♦ Nguyên lý làm việc
Để máy xát hoạt động, lắp bộ truyền động dây đai phẳng dẫn động từ trục chính đến. Gạo lức từ phiểu nhập liệu đƣợc đổ trên mặt dầu của trục côn có dạng hình cầu đang quay. Gạo sẽ đƣợc rải đều ra xung quanh và chảy vào khe hở giữa trục côn và lƣới xát, khe hở giữa trục côn và patin cao su. Các thanh patin cao su có tác dụng hãm bớt lƣợng gạo ra nhanh khi đi qua buồng xát (khoảng trống giữa côn xát và lƣới xát). Lực cản do patin cao su sinh ra sẽ nén bề mặt hạt gạo lên côn xát. Đồng thời các hạt gạo cũng chà xát lẫn nhau khi chuyển động trong buồng xát.
Kết quả của sự ma sát trên, gạo bị mài mòn và bóc đi lớp cám để cho gạo trắng theo yêu cầu. Gạo trắng rớt xuống phểu hứng và đƣợc đƣa ra ngoài. Cám một phần đƣợc quạt hút hút qua lƣới cám đƣa về cyclone lắng. Một phần (cám to, tấm nhỏ lọt lƣới sàng) rớt xuống đáy vỏ phía ngoài lƣới xát nhờ bộ phận gạt cám quay đều (60 ÷ 70
Thông thƣờng trong các nhà máy xay xát thƣờng làm trắng gạo qua 2 ÷ 3 chế độ xát. Việc này sẽ làm giảm áp lực trong buồng xát so với qua một chế độ xát nhằm mục đích nâng cao khả năng thu hồi gạo bằng cách làm giảm lƣợng gạo gãy nát không cần thiết khi xát.
♦ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy xát trục côn
- Vận tốc xát: vận tốc xát lớn hay nhỏ có ảnh hƣởng đến hiệu suất xát trắng. Nếu vận tốc xát nhỏ hạt chịu lực ma sát trong buồng xát nhỏ nhƣ vậy hiệu suất kém, ngƣợc lại nếu vận tốc lớn sẽ xảy ra hiện tƣợng gãy nát nhiều. Vận tốc thƣờng là 10 ÷ 14 m/s. - Lƣới thoát cám: có tác dụng để cám thoát ra ngoài nhƣng đồng thời giữ gạo ở trong buồng xát, ta có thể dùng tôn đục lỗ hoặc lƣới đan. Tôn đục lỗ bề mặt ma sát ít còn lƣới đan bề mặt ma sát lớn, kích thƣớc lỗ phải nhỏ hơn đƣờng kính của hạt thƣờng là 1,4 x 1,4 mm. Dao gạo có tác dụng ma sát, điều chỉnh trợ lực ở trong buồng ma sát đồng thời tăng hoặc giảm tốc độ chuyển động gạo trong buồng xát.
- Khoảng cách trục xát và lƣới thoát cám: nếu khoảng cách lớn thì lƣợng gạo trong buồng xát nhiều, lúc đó hạt chịu lực ma sát nhỏ do đó hiệu suất xát kém, gạo bị lỗi nhiều, thƣờng khoảng cách giữa trục xát và lƣới cám ở phía trên từ 10 ÷ 12 mm và phía dƣới 5 ÷ 8 mm.
- Lƣu lƣợng: thƣờng có bộ phận điều chỉnh gạo ở trong buồng ma sát, cửa vào của gạo lớn hơn cửa ra gạo có tác dụng giữ gạo trong buồng xát lâu.
- Lực xung kích: patin cao su tạo ra lực xung kích, khi gạo bị chèn ép mạnh bởi patin cao su thì lực ma sát giữa hạt và hạt lớn làm gạo dễ bốc cám và bóng đều.
- Áp lực: lục ma sát trong và ngoài chỉ có khi trong buồng sát có áp lực đồng thời ảnh hƣởng đến ly tâm. Để duy trì đƣợc áp lực thích hợp ta cần chú ý đến việc điều chỉnh lƣu lƣợng thích hợp, muốn thế ta phải điều chỉnh khoảng hở giữa patin cao su, lƣới toát cám với trục cối thích hợp ở phía trên từ 10 ÷ 13 mm, phía dƣới từ 5 ÷ 8 mm.
♦ Thông số kỹ thuật
- Xát 1: sử dụng 2 máy xát trắng Laminco + Kiểu: RW60.
+ Năng suất: 4 ÷ 6 tấn/giờ. + Công suất động cơ: 37 kW. + Công suất quạt: 7,5 kW.
+ Số vòng quay trục chính: 225 ÷ 340 vòng/phút. + Trọng lƣợng máy: 2640 kg.
+ Trọng lƣợng đóng gói: 3450 kg.
+ Kích thƣớc khi máy đƣợc đóng gói: 2000 x 1200 x 3200 mm. - Xát 2: sử dụng 1 máy xát trắng Laminco
+ Kiểu: RW80.
+ Năng suất: 6 ÷ 8 tấn/giờ. + Công suất động cơ: 75 kW. + Công suất quạt: 7,5 kW.
+ Số vòng quay trục chính: 195 ÷ 260 vòng/phút. + Trọng lƣợng máy: 3460 kg.
+ Trọng lƣợng đóng gói: 3800 kg.
+ Kích thƣớc tổng thể máy: 2320 x 1160 x 2950 mm. + Kích thƣớc đóng gói: 2500 x 1300 x 3200 mm.
♦ Ưu và khuyết điểm máy xát kiểu đứng trục côn
- Ƣu điểm: áp lực nhỏ 50 gf/cm3, gạo bị ít gãy. Nhiệt độ gạo ra khỏi buồng xát nhỏ do đó gạo không cần phải qua giai đoạn làm giảm nhiệt độ.
- Nhƣợc điểm: khả năng bóc vỏ của hạt kém, cấu tạo phức tạp, lớp cao su mau mòn nên không thể sửa chữa mà phải thay cao su mới, lớp xát bị thủng (lớp đá).
4.4.5 Máy lau bóng gạo
Máy lau bóng chủ yếu dựa trên sự ma sát giữa gạo vớí các bộ phận trong buồng xát kết hợp với nƣớc đƣợc phun dƣới dạng sƣơng để bóc lớp cám trên bề mặt hạt gạo và tạo độ bóng cho hạt.
♦ Cấu tạo máy lau bóng
Máy lau bóng có dạng hình hộp chữ nhật đƣợc phủ kín bởi những tấm thép dày. Máy gồm một trục rỗng có chiều dài 1,5 m. Trên thân trục có nhiều lỗ nhỏ, đƣờng kính 8 mm, để bơm nƣớc và phun sƣơng lên bề mặt gạo đồng thời gió có thể vào buồng xoa bóng đƣợc. Một đầu của trục đƣợc lắp các dao đặt ở đầu trục để đẩy gạo ra, một đầu của trục đƣợc lắp các vít tải để đẩy nguyên liệu vào.
Bao quanh trục là hai tấm lƣới xát có hình lục giác, kích thƣớc lỗ dƣới khoảng 0,9 x 16 mm. Đƣợc nối với quạt hút cám qua các lƣới cám, ngoài ra, trên trục còn lắp puli để nhận động lực.
Hình 4.7: Cấu tạo máy lau bóng gạo Sinco
♦ Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu đƣợc đƣa vào máy lau bóng qua hệ thống gàu tải đƣợc vít tải chuyển vào buồng xát, tại đây gạo sẽ đƣợc trục và dao cuốn theo chiều quay thì khối gạo quay theo với vận tốc lớn tạo nên sự cọ xát giữa gạo và lƣới, giữa hạt và hạt, làm cho cám trên bề mặt hạt gạo tróc ra, lúc này nƣớc đƣợc phun vào với liều lƣợng thích hợp nên cám dễ bong tróc hơn. Không khí đƣợc quạt hút vào trục rỗng qua các lỗ của trục vào trong lớp hạt đang dịch chuyển mang theo phần cám tự do qua lỗ sàng ra khỏi máy lau. Gạo đƣợc lau bóng xong ra khỏi thiết bị ở cửa tháo sản phẩm.
Lau bóng gạo theo phƣơng pháp phun sƣơng nƣớc sau khi hạt gạo đã qua công đoạn xát trắng. Ba giai đoạn của tiến trình lau bóng:
- Giai đoạn 1: phun sƣơng nƣớc tạo ẩm trên bề mặt hạt gạo. - Giai đoạn 2: lau bóng hạt gạo.
- Giai đoạn 3: làm khô, sạch hạt gạo.
♦ Quy định sử dụng máy nén khí
- Không đƣợc tự điều chỉnh áp lực của bình khí (máy đã đƣợc điều chỉnh áp lực van an toàn 7 kgf/cm2, rơle khởi động máy 2 kgf/cm2).
- Máy nén khí phải để xa máy lau bóng gạo ít nhất là 10 m nhƣng phải dễ quan sát, để nơi ít ngƣời qua lại, tụ tập.
- Chỉ vận hành máy khi cần thiết.
- Khi trong bình còn áp suất không đƣợc vận chuyển, tác động mạnh vào bình.
- Nếu máy chạy quá áp suất 5 kgf/cm2 mà không tự động tắt thì rơle áp suất bị hỏng, nếu rơle ngắt điện mà đồng hồ không lên số thì đồng hồ bị hỏng. Các trƣờng hợp này phải báo về phòng kế hoạch kinh doanh để có biện pháp sửa chữa.
- Đấu điện phải đúng chiều quay quy định cho máy.
- Vận hành máy chỉ khi nào nhớt trong bình bằng phân nửa mức báo.
- Sau 8 giờ làm việc phải xả van nƣớc ngƣng tụ dƣới đáy bình (trƣớc đó xả hết khí trong bình).
- Sau thời hạn ba năm phải đăng kiểm với Cục đăng kiểm và kiểm tra máy lại để đảm bảo an toàn lao động.
Hình 4.8: Máy bơm khí nén
♦ Thông số kỹ thuật
- Vòng quay: 1200 ÷ 1400 vòng / phút.