Bối cảnh mới ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu Tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ

và vừa của ngân hàng

Thực tế cho thấy, vẫn còn một số khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV:

- Đối với chính sách vĩ mô, chính sách quản lý nhà nước:

Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 và năm 2013 ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, nhiều DNNVV vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng, từ đó giảm nhanh giá trị tài sản, nợ xấu cao và rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn hoặc phá sản. Dù các chính sách vĩ mô hỗ trợ DNNVV đã có từ lâu (Quyết định số 15/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV…), song đến nay các cơ quan liên quan chưa có sự hỗ trợ trực tiếp nào đến DN.

- Đối với hệ thống ngân hàng:

Các NHTM đã siết chặt cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội với lãi suất cao và duy trì liên tục trong năm 2012, kèm với việc tín dụng tăng trưởng thấp, thủ tục chặt chẽ hơn đã khiến hầu hết

DN vô cùng khó khăn. Hầu hết DN không tiếp cận được vốn, dòng tiền chậm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Nhiều DN phá sản và thua lỗ, khó khăn tiếp tục kéo dài. Bên cạnh đó, Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 18/3/2014 có xu hướng xiết chặt phân loại nhóm nợ và cơ cấu nợ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh hơn, càng khó khăn cho Doanh nghiệp có nợ quá hạn cần vay mới...

- Đối với Doanh nghiệp:

Hiện tại có nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu sụt giảm. Việc nợ xấu, nợ dây chuyền giữa các Doanh nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của Doanh nghiệp, việc mua bán, giao thương giữa các Doanh nghiệp chủ yếu bằng tiền vốn “thực” nên Doanh nghiệp càng khó khăn hơn khi kinh doanh. Mặc dù mong muốn cơ cấu lại Doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển kinh doanh bền vững, nhưng với khả năng tiếp cận vốn khó khăn, dòng tiền yếu, chi phí cao, cùng với nhiều khó khăn và rủi ro kéo dài đã làm DNNVV suy kiệt và chết dần...

Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ đã rất nỗ lực, xây dựng và triển khai nhiều chương trình tín dụng mang tính đột phá để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn thách thức, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế. Song, việc tiếp cận dòng vốn ưu đãi vẫn đang là vấn đề khó của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thiếu vốn doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng đóng cửa, tạm ngừng hoạt động - đây là tình trạng của phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cho thấy, việc có các cơ chế hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp này là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Các dịch vụ nói chung và các dịch vụ tín dụng nói riêng dành cho các DNNVV của Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ ngày càng đa dạng, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, có thể nhận thấy một số điểm tích cực như sau:

Do các DNNVV có số lượng nhiều, tạo thị phần rộng lớn cho ngân hàng, nên các dịch vụ tín dụng cho đối tượng này trong thời gian qua đã đem lại doanh thu tăng cho Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ; đồng thời, mở rộng khả năng mua bán chéo giữa khách hàng DNNVV với Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ.

Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách như bảo lãnh cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay vốn chưa được đẩy mạnh và cho vay tín chấp chưa nhiều, khiến nhu cầu vay và sức hấp thụ vốn còn yếu.

Nợ xấu trong dư nợ DNNVV tại Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của các khoản tín dụng khác. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng DNNVV chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao. Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiếp tục mở tín dụng đối với khách hàng là DNNVV. Trước thực trạng này, khi cho vay vốn , Chi nhánh cần đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng - dựa vào các tổ chức hoạt động chính thức như Trung tâm Thông tin tín dụng Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp… kết hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng - để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đơn giản hóa thủ tục cho vay. Từ đó, tăng cường khả năng cho vay tín chấp; tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, giúp các DNNVV tiếp cận được vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ (Trang 93 - 95)