Kết quả kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ (Trang 60 - 69)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.5. Kết quả kinh doanh của ngân hàng

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương hướng, mục tiêu của BIDV, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, BIDV Phú Thọ đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động như sau:

3.1.5.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong những năm gần đây

Nguồn vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng, nó quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

NHTM. Nhận thấy tầm quan trọng trên, BIDVchi nhánh Phú Thọ đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức.

Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn của BIDV, chi nhánh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng, tích cực phát triển, đa dạng hoá với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau và đã đạt được những thành tựu nhất định.

Nếu như những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thường với một số kỳ hạn, thì đến nay BIDV Phú Thọ đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn - như tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt... Bên cạnh đó, BIDV, chi nhánh Phú Thọ còn thực hiện các chương trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi.Thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư.Vì vậy, nguồn vốn huy động của BIDV, chi nhánh Phú Thọ không ngừng tăng trưởng qua các năm.Kết quả huy đô ̣ng vố n từ nguồ n vố n huy đô ̣ng tại địa phương được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ năm 2012, 2013, 2014

ĐVT: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh Tốc độ

phát triển BQ (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 2013/2012 2014/2013 ± ∆ Tỷ lệ (%) ± ∆ Tỷ lệ (%) NV huy động 201,3 100 2.02,4 100 2.03,6 100 1,1 100,55 1,2 100,59 100,57 1.Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 31,8 15,79 32,3 15,96 32,8 16,11 0,5 101,57 0,5 101,55 101,56 Ngắn hạn 95,0 47,19 98,7 48,76 99,1 48,67 3,7 103,89 0,4 100,41 102,14 Trung và dài hạn 74,5 37,01 71,4 35,28 71,7 35,22 (3,1) 95,84 0,3 100,42 98,10 2.Theo TPKT ĐCTC 45,7 22,70 38,7 19,12 28,4 13,95 (7,0) 84,68 (10,3) 73,39 78,83 TCKT 29,8 14,80 25,0 12,35 32,7 16,06 (4,8) 83,89 7,7 130,8 104,75 - Dân cư 1.25,8 62,49 1.38,7 68,53 1.42,5 69,99 12,9 110,25 3,8 102,74 106,43

3.Theo loại tiền

- Nội tệ 1.84,5 91,65 1.88,4 93,08 1.90,1 93,37 3,9 102,11 1,7 100,90 101,51

- Ngoại tệ 16,8 8,35 14,0 6,92 13,5 6,63 (2,8) 83,33 (0,5) 96,43 89,64

Nhận xét: ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng BIDV Phú Thọ có sự tăng trưởng qua các năm:

- Năm 2012: huy động vốn cuối kỳ đạt 2.01,3 tỷ đồng, tăng 10,06% so với đầu năm, đạt 94,5% kế hoạch năm; huy động vốn bình quân đạt 1.83,3 tỷ đồng tăng 29,7% so với đầu năm và đạt 98,4% kế hoạch năm. Thị phần huy động vốn tiếp tục được giữ vững qua các năm.

Cơ cấu vốn huy động đã có sự chuyển biến tích cực về kỳ hạn, đối tượng khách hàng với tỷ trọng tiền gửi trung, dài hạn và tiền gửi dân cư tăng mạnh. Nguồn vốn huy động bằng VND: trong những năm gần đây nguồn vốn huy động bằng VND của chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định, đến 31/12/2012 huy động vốn bằng VND đạt 1.84,5 tỷ đồng tăng 9,2% so với đầu năm, chiếm 91,7% Tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi đạt 16,8 tỷ đồng, tăng 20,8% so với đầu năm, chiếm 8,3% Tổng nguồn vốn huy động.

Về nguồn vốn theo cơ cấu kỳ hạn: với chính sách điều hành lãi suất của NHNN và của BIDV để giảm mặt bằng lãi suất về mức hợp lý, cơ cấu kỳ hạn tiền gửi của chi nhánh đã có sự chuyển biến tích cực.

- Năm 2013: huy động vốn cuối kỳ đạt 2.02,4 tỷ đồng, tăng 0,55% so với năm 2012, đạt 93,3% kế hoạch năm; huy động vốn bình quân đạt 1.93,6 tỷ đồng tăng 5,6% so với năm 201. Cơ cấu huy động vốn chuyển biến theo hướng tiếp tục gia tăng sự ổn định và nâng cao hiệu quả huy động. Tỷ trọng huy động nguồn vốn từ dân cư có sự gia tăng.

Các chỉ tiêu huy động vốn đạt thấp hơn so với kế hoạch. Năm 2013 thị phần huy động vốn của Chi nhánh so với địa bàn là 9,76% , giảm 1,72 % so với năm 2012.

Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động phụ thuộc vào nhiều khách hàng lớn trong đó chủ yếu là các định chế tài chính, do đó khi giảm sút nguồn vốn từ khách hàng này sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn huy động. Mặt

khác năm 2013 hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tốc độ luân chuyển vốn chậm nên việc nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh. Những thay đổi trong chính sách huy động vốn của BIDV năm 2013 ảnh hưởng nhiều đến huy động vốn dân cư của chi nhánh, sức cạnh tranh thấp nên việc duy trì và mở rộng khách hàng,gia tăng tiền gửi gặp rất nhiều khó khăn.

- Năm 2014: nguồn vốn huy động của BIDV, chi nhánh Phú Thọ đến 31/12/2014 là 2.03,6 tỷ đồng, tăng 0,59% so với đầu năm. Cơ cấu huy động có sự chuyển biến tích cực về đối tượng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 30,8%. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng trưởng ổn định, đến ngày 31/12/2014 huy động vốn bằng VND đạt 1.90,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tỷ trọng giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Xác định nguồn vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có chi phí thấp hơn so với từ dân cư, góp phần giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, BIDV Phú Thọ đã đẩy mạnh việc tiếp cận và thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo theo cơ chế thoả thuận đối với các tổ chức. Do vậy, đã thu hút được các đơn vị, tổ chức kinh tế là các định chế tài chính có tiềm năng về nguồn tiền gửi như: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.... đầu tư gửi vốn. Từ đó góp phần ổn định thị phần huy động của BIDV Phú Thọ trên địa bàn.

3.1.5.2. Tình hình tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây

Cùng với công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là hoạt động sống còn của ngân hàng; từ nhận thức đó ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao hiệu quả tín dụng. Nghiệp vụ cho vay luôn là nghiệp vụ quan trọng nhất tạo ra nguồn thu nhập chính của ngân hàng chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh

Phú Thọ xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Do vậy, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ luôn bám sát các chủ trương, định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ rất đa dạng như cho vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay cầm cố thế chấp các giấy tờ có giá, cho vay thấu chi với khách là cán bộ công nhân viên chức nhà nước có tài khoản chi trả lương mở tại Ngân hàng…Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ có bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

BIDV Phú Thọ thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn. Do vậy, dư nợ ngoài quốc doanh và dư nợ ngắn hạn đều tăng, trong khi đó dư nợ quốc doanh và dư nợ trung, dài hạn giảm dần trong 3 năm qua.

Bả ng 3.3: Kết quả hoa ̣t đô ̣ng cho vay ta ̣i Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2012- 2014

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh Tốc độ phát

triển BQ (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 2013/2012 2014/2013 ± ∆ Tỷ lệ (%) ± ∆ Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 2.05,4 100 2.33,5 100 3.02,3 100 28,1 113,68 68,8 129,46 121,32 1.Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.47,9 72,01 1.70,5 73,02 2.27,0 75,09 22,6 115,28 56,5 133,14 123,89 - Trung, dài hạn 57,5 27,99 63,0 26,98 75,3 24,91 5,5 109,57 12,3 119,52 114,44 2.Theo TPKT - Doanh nghiệp 1.66,4 81,01 1.81,5 77,73 2.29,3 75,85 15,1 109,2 47,8 126,34 117,39 - Cá nhân, HSX 39,0 18,99 52,0 22,27 7,3 24,15 13,0 133,33 21,0 140,38 136,81

3.Theo loại tiền

- Nội tệ 1.92,2 93,57 2.15,4 92,25 2.82,1 93,32 23,2 112,08 66,7 130,97 121,15

- Ngoại tệ 13,2 6,43 18,1 7,75 20,2 6,68 4,9 37,12 2,1 111,60 123,71

4. Theo tình trạng nợ

Nợ trong hạn 1.95,7 95,28 2.21,6 94,90 286,5 94,77 25,9 113,3 64,9 129,29 115,33

Nợ quá hạn 9,7 4,72 11,9 5,1 15,8 5,23 2,2 122,68 3,9 132,77 127,63

5. Cơ cấu theo phân loại nợ

Nợ nhóm I 1.77,8 86,56 2.05,4 87,97 2.73,8 90,57 27,6 115,5 68,4 133,30 115,46

Nợ nhóm II 24,6 11,98 24,7 10,58 25,0 8,27 0,1 100,4 0,3 101,21 100,81

Nợ nhóm III 2,1 1,02 2,6 1,11 2,5 0,83 0,5 123,8 (0,1) 96,15 109,12

Nợ nhóm IV 0,1 0,05 0,7 0,3 0,8 0,26 0,6 600,0 0,1 114,29 282.84

Nợ nhóm V 0,8 0,39 0,1 0,043 0,2 0,066 (0,7) 87,5 0,1 200 50

Nhận xét:

Năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 2.05,4 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm trước. Số lượng khách hàng vay vốn là 1.589 khách hàng tăng 10,3% so với năm 2011, trong đó có 177 khách hàng doanh nghiệp và 1.412 khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Năm 2013 dư nợ tín dụng đạt 2.33,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân các NHTM trên địa bàn (mức 12%). Số lượng khách hàng vay vốn là 1.863 khách hàng, tăng 17,2% so với năm 2012 trong đó có 189 khách hàng là doanh nghiệp, 1.674 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

Năm 2014 dư nợ tín dụng đạt 3.02,3 tỷ đồng, tăng 29,46% so với năm 2013. Số lượng khách hàng vay vốn là 2.198 khách hàng, tăng 18% so vớ năm 2013, trong đó có 199 khách hàng là doanh nghiệp, 1.999 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

BIDV Phú Thọ luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, từng bước lành mạnh hoá công tác tín dụng nhằm phát triển an toàn, hiệu quả. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ tuân thủ luật pháp, đảm bảo theo đúng quy chế, quy trình của ngành. Từ đó, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu các năm của BIDV Phú Thọ luôn đảm bảo dưới mức tối đa theo kế hoạch giao của BIDV và thấp hơn so với mức bình quân chung của địa bàn và toàn hệ thống BIDV.

3.1.5.3. Kết quả kinh doanh

Trong những năm qua, chi nhánh không ngừng tăng cường cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa trong hoạt động ngân hàng, trang bị đủ phương tiện làm việc cho các phòng. Thực hiện chế độ kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi, nâng cao tính tự chủ của chi nhánh trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao, chi nhánh BIDV Phú Thọ đã bảo đảm quỹ thu nhập đạt được lợi nhuận, bảo đảm đủ chi lương và ăn ca cho cán bộ theo chế độ quy định.

Cụ thể kết quả tài chính giai đoạn 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ như sau:

Bảng 3.4: Kết quả tài chính của Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ qua các năm 2012 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Tốc độ tăng trưởng bình quân ± ∆ % ± ∆ % Tổng thu nhập 6,8 5,3 7,2 -1,5 77,94 1,9 135,85 102,89 Doanh thu 56 45,1 47,1 -10,9 80,54 2,0 104,43 91,71 Chi phí 49,2 39,8 39,9 -9,4 80,89 0,1 100,25 90,05

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV Phú Thọ)

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2012 là 6,8 tỷ đồng, năm 2013 con số này giảm xuống là 5,3 tỷ đồng, đến năm 2014 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng lên 7,2 tỷ đồng.Mặc dù tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh trong năm 2013 giảm hơn so năm 2012, nhưng xét trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay và cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD thì kết quả mà ngân hàng đạt được đã là một điều đáng mừng, vẫn đảm bảo chi trả đủ các khoản và lương cán bộ công nhân viên. Cho thấy ban lãnh đạo đã bám sát chỉ đạo của NHNN, thực hiện giao khoán đến tổ nhóm, người lao động, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và chấp hành đúng quy định.

Để đạt đươc kết quả như vậy, Chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý thu lãi và gốc của các khoản cho vay, quản lý tốt các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng đồng thời thực hiện các chính sách như:

- Không ngừng tăng cường cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa trong hoạt động ngân hàng, trang bị đủ phương tiện làm việc cho các phòng. Thực hiện tốt chương trình ứng dụng công nghệ tin học nâng cao nãng suất lao động đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh phục vụ khách hàng thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo an toàn tài sản.

- Thực hiện tốt chương trình giao dịch một cửa trên hệ thống IPCAS có hiệu quả đáp ứng yêu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng, năng suất lao động không ngừng được nâng cao.

-Đẩy mạnh việc thu lãi và các khoản thu phí dịch vụ, tiết kiệm các khoản chi phí đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

-Tổ chức và thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch mua sắm tài sản, công cụ lao động, sửa chữa thường xuyên gửi ngân hàng cấp trên đúng thời gian quy định, đồng thời triển khai thực hiện đúng tiến độ và thực hiện thanh toán, quyết toán kịp thời.

Tuy nhiên, trong công tác kế toán vẫn còn những hạn chế thiếu sót như: việc hạch toán nhầm lẫn tài khoản, tính thu lãi, thu phí, trả lãi trả lãi thừa thiếu vẫn xảy ra, chứng từ hạch toán thiếu các yếu tố pháp lý...

3.2. Thực trạng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)