Giải pháp riêng đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 97 - 110)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Giải pháp riêng đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập

cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương

4.2.2.1. Giải pháp cho điều kiện bên ngoài

Khắc phục điều kiện tự nhiên khó khăn: Điều này rất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nhất là hộ nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Muốn cải thiện được thu nhập, trước hết cần có sự vào cuộc của các ban ngành địa phương, hội khuyến nông tìm những giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cũng cần có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với tự nhiên, mở rộng chăn nuôi để ít phụ thuộc vào nguồn đất. Ngoài ra, cần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để hạn chế việc phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp.

Khắc phục điều kiện đi lại khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Đây là việc làm cấp bách của địa phương trong việc nâng cao thu nhập của người dân nói chung và các hộ nông dân nghèo nói riêng.

Thứ nhất, khắc phục việc đi lại bằng cách: Bê tông hóa đường nông thôn để làm được việc này cần có sự chung tay giúp sức của chính quyền địa phương và nhân dân trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn, cần có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm, không chỉ ngồi đợi nhà nước làm cho.

Thứ hai, chính quyền cũng nên tìm các đối tác làm ăn, các nhà thương buôn trong việc tiêu thụ hàng hóa, giúp sản phẩm nông nghiệp làm ra có thị trường tiêu thụ, đối với các vùng sâu vùng xa cần nhanh chóng khắc phục việc đi lại khó khăn, chính quyền nên áp dụng các biện pháp quyết liệt cũng như xin nhà nước sơm xây dựng các tuyến đường đến các vùng khó khăn.

Ngoài ra, đối với sản xuất nông nghiệp cũng cần đưa ra chiến lược rõ ràng để nông nghiệp không còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên như: xây dựng mạng lưới điện nông thôn rộng khắp, mạng lưới điện đến tận nơi sản xuất để có khả năng tưới tiêu một cách dẽ dàng, thêm vào đó là xây dựng hệ thống kênh mương rộng khắp, tránh tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp nhất là vào thời kỳ vụ thu đông. Đối với các vùng hạn hán, khuyến khích người dân chuyển đổi hình thức làm ăn hoặc chuyển đổi cây trồng như từ lúa sang ngô, cây dược liệu...để người dân có thể canh tác và làm ăn trên chính mảnh đất của mình.

Khắc phục tình trạng sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi Để làm được việc này trước hết có sự vào cuộc của hội khuyến nông, đây là lực lượng tiên phong trong việc giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần tổ chức nhiều lớp tập huấn để người dân học được cách phòng chống, và có biện pháp kịp thời ngăn chặn sâu bệnh không gây thiệt hại lớn cho cây trồng vật nuôi. Hội khuyến nông cần thường xuyên giám sát việc sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, nhanh chóng đưa ra các khuyến cáo các đợt sâu bênh trên các cây trồng vật nuôi, hướng dân người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý để phòng tránh và sử dụng đúng liều lượng cũng như đúng loại thuốc cho các loại khác nhau. Thêm vào đó, chính quyền và hội nông dân, hội khuyến nông cũng tuyên truyền người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng kháng sâu bệnh cao, giảm tình trạng mất mùa do sâu bệnh. Đối với đàn gia súc thường xuyên tiêm phòng, nâng cao đề kháng và hướng dẫn người dân biết chăm sóc để có thể tự phòng tránh được các bệnh dịch thông thường.

4.2.2.2. Giải pháp cho yếu tố gia đình

Nâng số lao động trong nông nghiệp: Với các vùng quê, nhiều hộ nông dân vẫn thường xuyên đổi công cho nhau để tăng sức lao động, hoàn thành công việc đúng mùa vụ. Nhiều gia đình cũng đã tìm cách thuê thêm người làm để có thêm sức lao động, nhưng điều quan trọng bây giờ là cần giải phóng sức lao động bằng cách đưa máy móc vào sản xuất. Đối với các hộ nghèo, việc mua máy móc là điều rất khó khăn, bởi vậy cần có sự hỗ trợ của các tổ chức trợ giúp kinh phí đầu tư máy móc để sản xuất. Các tổ chức hội ở nhiều địa phương đã đứng ra huy động vốn, sau đó giúp các hộ nông dân vay được nguồn vốn này để đầu tư trang thiết bị sản xuất. Đây là một hình thức hay để người dân nhiều nơi học tập và làm theo.

Gia đình có người ốm đau bệnh tật Với các hộ nghèo, thu nhập đã rất khó khăn, chi phí cho sức khỏe là một gánh nặng đối với gia đình và bản thân. Nhà nước ta đã cấp bảo hiểm miễn phí cho người nghèo để giảm bớt gánh năng này cho người dân

Đối với những vùng sâu vùng xa, những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng y tế, nâng cao trình độ chuyên môn của các y bác ỹ, giảm tải việc chuyển bệnh nhân xuống các tuyến dưới đặc biệt là những bệnh nhân thuộc hộ nghèo làm cho chi phí khám chữa bệnh lên cao, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kinh tế của mỗi hộ dân.

Đối với đội ngũ y bác sĩ cũng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn thường xuyên, cử các bác sĩ có trình độ cao từ tuyến trên xuống tuyến dưới để đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ngoài ra, cần đưa ra chính sách khuyến khích các y bác sĩ tự học, tự nghiên cứu để bản thân họ tự nâng cao trình độ của bản thân.

Ngoài ra, địa phương cũng cần tổ chức nhiều cuộc thăm khám chữa bệnh miễn phí cho người dân, nâng cao sức lao động. Ngoài ra cũng cần tuyên truyền vận động học theo cách sống mới, tránh tình trạng lây nan bệnh dịch như: giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, khử trùng ở vùng chăn nuôi....

Giải pháp giúp người nghèo biết quản lý chi tiêu: Đã có nhiều hộ dân lâm vào tình trạng nghèo túng chỉ vì không biết quản lý các khoản chi tiêu của mình. Để người dân sử dụng hợp lý các khoản chi tiêu của mình, các cấp chính quyền, các tổ

chức xã hội địa phương cần giúp đỡ các hộ này biết cách quản lý thu nhập của mình, hạn chế những chi tiêu bất hợp lý, vận động người dân bỏ các thủ tục lạc hậu mà đã tồn tại từ lâu đời, cái mà tốn nhiều thời gian và tiền bạc của người dân.

+ Chình quyền kết hợp với ngân hàng, các tổ chức kinh tế mở các lớp tập huấn phân tích chi tiêu cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Đây là cơ sở để các hộ nghèo tìm ra được phương pháp chi tiêu một cách hiệu quả nhất cho bản thân và cho gia đình.

+ Xây dựng mô hình kinh tế giỏi, tổ chức nhiều buổi nói chuyện, tạo đàm giữa các hộ nông dân với nhau, với các hộ giầu với các hộ nghèo để những hộ có kinh tế khá chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn và các biện pháp khắc phục trong việc quả lý tài chính hiệu quả.

Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: Sản xuất nông nghiệp có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhiều đối tượng mắc các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, nghiện rượu bia, cờ bạc...làm giảm sức lao động, giảm thu nhập của các hộ dân.

Nhiều khi tệ nạn xã hội xuất phát từ phong tục tập quán của chính người dân như: tệ nạn nghiện rượu, do các huyện vùng núi sử dụng rượu bia nhiều trong sinh hoạt hằng ngày, điều này ảnh hưởng nhiều đến thời gian lao động, sức khỏe giảm sút...do vậy, chính quyền nên khuyến cáo người dân nên sử dụng ít rượu bia, bỏ các thủ tục lạc hậu để người dân có ý thức bảo vệ chính mình trước các tệ nạn xã hội.

Đối với các tệ nạn khác, chính quyền địa phương phải ra tay ngăn chặn, trước hết là tuyên truyền để những người đó sớm bỏ các tệ nạn xã hội, những đối tượng mà cố tình không từ bỏ cần làm mạnh tay kiến nghị với cấp trên đưa các đối tượng này đến các trung tâm phục hồi để sớm trở lại xã hội. Bên cạnh đó, chính quyền kết hợp với các tổ chức xã hội vận động người dân những gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội tham gia các lớp học để học nghề, các tổ chức xã hội thường xuyên quan tâm giúp đỡ để chính bản thân người mắc tệ nạn không có cơ hội giao du với những đối tượng xấu, có nghề nghiệp ổn định và tinh thần vững vàng trước những lời dụ dỗ của các đối tượng khác. Đốivới những đối tượng đã qua các trung tâm phục hồi nhận phẩm và khi các đối tượng này trở về địa phương, các tổ chức cần thường xuyên nhắc nhở giám sát, thấy có hiện tượng tái nghiện cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

4.2.2.3. Giải pháp cho yếu tố sản xuất

Giải pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi: Để có được giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương cần có sự vào cuộc hội khuyên nông đưa giống cây trồng vật nuôi cho năng suất và chống chụi được sâu bệnh.

Huyện cần kết hợp với sở nông nghiệp tỉnh, sở khoa học công nghệ, trường Đại học Nông Lâm trong việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đưa ra những loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương.

Thêm vào đó, huyện cũng cần kêu gọi và thu hút được các dự án ODA của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo...trong việc thí điểm áp dụng các giống cây trồng vật nuôi mới để cải tạo những giống đã có từ lâu đời, cho năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao.

Ngoài ra, nhà nước cũng cần hỗ trợ giá cho những giống mới để người dân có thể mua được nhất là các hộ nông dân nghèo. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc trong việc tuyên truyền người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, không trồng và nuôi các giống truyền thống mà thay bằng các giống mới.

Tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:Việc cơ giới hóa là sự cần thiết và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp, cần đưa thêm máy móc như máy cầy, máy gặt, tuốt lúa....để giảm sức lao động vật nuôi và con người. Vậy việc cần thiết phải làm bây giờ đó là:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc sắp xếp lại nông nghiệp, tái cơ cấu lại nghề sản xuất, canh tác nông nghiệp. Thêm vào đó là quá trình dồn điền đổi thửa để quy mô sản xuất được rộng rãi, không còn manh mún nhỏ lẻ.

Thứ hai, cần có sự vào cuộc của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn cho sản xuất nông nghiệp thông qua tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua đầu tư cho nông nghiệp, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn, để người dân có thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn. Từ đó là nguồn thúc đẩy các hộ tăng cường sản xuất.

Thứ ba, tăng cương tháo gỡ những khó khăn người nông dân, nhất là các hộ nghèo vay vốn để cơ giới hóa nông nghiệp đó là: hướng dẫn người nông dân biết

lập kế hoạch vay bằng cách định hướng sản xuất kinh doanh, quá trình sử dụng vốn vay phù hợp với tình hình sản xuất của gia đình, tăng cường giám sát và hỗ trợ của các cấp chính quyền trong quá trình sản xuất để sẵn sàng giúp đỡ về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, ngân hàng cái thiện hơn nữa thủ tục vay vốn trong việc mua sắm máy móc phục vụ nông nghiệp để đây không còn phải là khâu e ngại cho mỗi người dân khi có nhu cầu vay vốn.

Tăng cường sự giúp đỡ người khác: Nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp vì không có nhiều sự giúp đỡ của các thành viên khác trong xã hội như: giúp về lao động, giúp về vốn sản xuất...Bởi vậy, các tổ chức hội cần thường xuyên quan tâm đến các hộ gia đình này. Ngoài ra các tổ chức hội này cũng cần lập ra các nhóm hộ, những hộ giầu giúp đỡ các hộ nghèo trong việc sản xuất như: tư vấn kỹ thuật, chuyển đổi hình thức làm ăn...tạo nên không khí thi đua giữa các nhóm với nhau để nâng cao thu nhập của các hộ dân nói chung và hộ nghèo nói riêng. Do đó nhất thiết phải xây dựng mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè, họ hàng thật tốt đó là: các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ cộng đồng là nguồn lực vững chắc hỗ trợ các hộ nông dân. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các hộ dân là cơ sở giúp người dân giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh về vốn, về lao đông, kỹ thuật...

Tăng cường nghề phụ cho các hộ nông dân và giảm được thời gian nông nhàn: Cần phải tận dụng thời gian rảnh trong sản xuất nông nghiệp để làm các việc khác để tăng thu nhập. Ngoài ra, cũng cần tận dụng các sản phẩm nông sản mà người dân làm ra tạo nên những sản phẩm mới.

+ Trước hết cần đào tạo, mở lớp cho người nông dân học. Các lớp học này phải thuận tiện để thu hút người học như được đặt ngay tại địa phương để người dân dễ đi lại, về học phí cũng cần sự hỗ trợ của nhà nước như vậy mới có thể thu hút được nhiều người học. Thông qua các lớp học này, người dân có những nghề phụ mới để tăng thu nhấp.

+ Nhiều địa phương có ngành nghề truyền thống cần khuyến khích người dân tăng cường mở rộng sản xuất, chính quyền cũng phải tăng cường quảng cáo sản phẩm địa phương, mở rộng thị trường để người dân sản xuất bán được sản phẩm của mình.

Thay đổi phương thức sản xuất: Với phương thức sản xuất truyền thống thì không mang lại nhiều thu nhấp, cần phải thay đổi hình thức canh tác. Đối với các hộ nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo, hình thức canh tác chủ yếu là nhỏ lẻ lạc hậu đem lại năng suất thấp, giá trị kinh tế cao. Do vậy, cần phải thay đổi tư duy bằng cách, cung cấp tư liệu khoa học kiến thức cho người nông dân, sau đó cung cấp các giống cây trồng năng suất cao để người dân dần dần tiếp cận cách thức làm ăn mới, sau đó mới cung cấp vốn để mở rộng sản xuất. Nhiều địa phương đã tổ chức các cuộc gặp mặt, thăm quan mô hình sản xuất giỏi. Từ việc thăm quan này, người dân tận mắt nhìn thấy phương thức làm ăn mới, thay đổi từ duy và cách nhìn. Từ đó người dân tự nhận thấy được những họ cần phải làm, cần phải thay đổi trong phương thức sản xuất của mình. Từ đó phát huy được những kinh nghiệm vốn có của bản thân kết hợp với những kiến thức đã học từ bên ngoài mà người dân sẽ lựa chọn được phương thức làm ăn phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình.

Thay đổi cách tiếp cận khoa học: Nếu làm được việc này sẽ làm thay đổi được phương thức làm ăn, thay đổi được giống cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập người nông dân nghèo. Vậy để làm thế nào để người dân nghèo tiếp cận với kiến thức khoa học mới trong khi trình độ nhận thức không cao. Đây là bài toán khó khăn chung với tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phú Lương nói riêng. Vậy các công việc cần làm đó là:

Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận thức cho các hộ nông dân nghèo: bằng cách khuyến khích các hộ nông dân này tham gia các lớp học từ các tổ chức hội miễn phí, các lớp tập huấn sản xuất được tổ chức trên địa bàn của địa phương.

Thứ hai, thay đổi cách nhìn nhận, phương thức sản xuất lạc hậu điều này

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)