Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 66 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Phú Lương là huyện có nhiều điểm mạnh và lợi thế để phát triển kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn tương đối cao, thu nhập của người dân vẫn còn thấp, đặc biệt là thu nhập của hộ nghèo.

3.2.2.1. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân nghèo theo vùng

Căn cứ vào đặc điểm riêng Huyện được chia thành 3 vùng sinh thái. Các vùng có đặc điểm địa lý khác nhau vì vậy mà điều kiện sản xuất, phương thức sản xuất và cơ cấu thu nhập của các vùng cũng tương đối khác nhau.

Bảng 3.7: Thu nhập trung bình của hộ nông dân nghèo huyện Phú Lương theo vùng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Vùng Bắc và Tây Bắc (Gọi tắt là phía bắc) 17,43 17,02 17,50 18,82 20,02 Vùng phía Đông 17,24 17,84 18,26 19,05 20,16 Vùng phía Nam và

trung tâm huyện 17,90 18,54 18,69 19,65 21,04

Nguồn: Phòng Lao động -TBXH Huyện Phú Lương

Vùng phía bắc của Huyện do điều kiện khí hậu và địa hình nên hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước và xen kẽ trồng một số loại hoa màu như ngô, lạc, vừng… Vì vậy mà thu nhập của người nông dân nghèo tại vùng này thấp hơn so với các vùng còn lại. Vùng phía đông của Huyện ngoài trồng lúa người nông dân còn phát triển trồng cây ăn quả, hoạt động sản xuất phong phú hơn nên thu nhập của hộ cũng cao hơn so với vùng phía bắc. Vùng phía nam và trung tâm Huyện có vị trí địa lý thuận lợi nhất để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vì vậy mà thu nhập của hộ nông dân ở đây cao hơn hẳn so với vùng phía bắc và phía đông. Năm 2013 thu nhập bình quân trên 1 hộ nông dân nghèo là 18,69 triệu đồng,

năm 2014 là 19,65 triệu đồng và năm 2015 là 21,04 triệu đồng tăng 7,08% so với năm 2014. Nhìn chung, thu nhập của hộ nghèo qua các năm đều tăng nhẹ. Cùng với sự cố gắng tham gia sản xuất nhằm thoát nghèo của các hộ còn có sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương và các cán bộ nông nghiệp của xã của huyện đã giúp người nghèo tiếp cận với khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất.

3.2.2.2. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân nghèo theo lĩnh vực SXKD

Đối với người nông dân đặc biệt là các hộ nông dân nghèo ngoài sản xuất nông nghiệp thì người dân có thể đi làm trong thời gian nông nhàn như phụ vữa, thợ xây, mây che đan, các công việc chân tay... để có thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả của người dân để tự mình tìm cách nâng cao thu nhập.

Bảng 3.8: Thu nhập trung bình của các hộ nghèo theo lĩnh vực SXKD

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Thu nhập từ trồng trọt 12.18 12.81 13.23 13.58 14.07 Thu nhập từ chăn nuôi 11.41 12.18 12.95 14.28 14.84

Thu nhập khác 7.98 8.96 10.22 10.92 12.88

(Nguồn: Phòng Lao động -TBXH Huyện Phú Lương)

Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập người nông dân nghèo của Huyện vẫn chủ yếu từ trồng trọt với các cây truyền thống như lúa, ngô, chè, sắn... đây là những cây đã được trồng lâu năm cho năng suất không cao, giá trị kinh tế thấp. Trong những năm gần đây với sự vào cuộc của hội khuyến nông đã hướng dẫn người dân trồng những loại cây trồng cho năng suất cao, cải thiện đời sống người dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng đó là các giống chè cành, chè đinh, các loại giống lúa VN85, VNL99... Do đó tình hình thu nhập từ trồng trọt cũng ngày càng được cải thiện đáng kể.

Đối với ngành chăn nuôi thu nhập người dân nghèo tăng lên đáng kế, người dân đã chuyển dần từ trồng trọt sang chăn nuôi tận dụng những sản phẩm nông nghiệp của mình như thóc, gạo, sắn ngô để tăng gia sản xuất. Một nguồn động lực khác đó là giá thành các sản phẩm chăn nuôi cũng ổn định và tăng dần. Điều này càng khích lệ người dân mở rộng sản xuất kinh ngoài. Các tổ chức hội địa phương

cũng đã giao cho các hộ thu nhập khá kèm cặp hướng dẫn các hộ nông dân nghèo về mặt kỹ thuật để người nông dân nghèo có thêm kiến thức chăn nuôi.

Bên cạnh thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi, người dân nghèo cũng đã dần tìm ra những phương thức làm ăn mới như: Phụ vữa, mây tre đan, đi chợ buôn bán nhỏ...trong thời gian nông nhàn mà lượng vốn đỏi hỏi không cao mà có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình.

3.2.2.3. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân nghèo theo dân tộc

Phú Lương là một trong những huyện có thu nhập thấp của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều dân tộc khác nhau sống cung trên địa bàn. Chính vì điều này, trình độ của các hộ nông dân khác nhau nhưng nhìn chung là thấp hơn các vùng khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận khoa học cũng như phương thức làm ăn của các hộ dân.

Bảng 3.9: Thu nhập trung bình của hộ nông dân nghèo theo dân tộc

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Hộ dân tộc kinh 16,4 17,2 17,8 18,3 18,7

Hộ dân tộc thiểu số 15,3 16,7 17,5 18,1 18,6

Nguồn: Phòng Lao động -TBXH Huyện Phú Lương

Với các hộ nông dân là hộ dân tộc kinh là những người có trình độ sản xuất lúa nước cao, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc. Những hộ dân tộc thiểu số lại có kinh nghiệm sản xuất các cây dược liệu, cây công nghiệp, trồng rừng....Vì điều này có thể tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập.

Đối với những vùng có dân tộc thiểu số có phương thức sản xuất truyền thống, lạc hậu. Ngoài ra những hộ này vẫn giữ được nhiều phong tục lạc hậu, thời gian tổ chức nhiều lễ hội trong năm, không chú trọng nhiều đến sản xuất mà chỉ quan tâm đến việc hưởng thụ. Do vậy, số lượng hộ dân nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao. Đây cũng là điều khó khăn đối với chính quyền trong việc tuyên truyền để những người dân tộc thiểu số bỏ các phong tục lạc hậu đã ăn bám vào tiềm thức người dân hằng trăm năm qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)