Thực trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo điều tra tại Huyện Phú

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 69 - 82)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Thực trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo điều tra tại Huyện Phú

tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân nghèo ở các xã điều tra * Đặc điểm của chủ hộ

Đối với sản xuất nông nghiệp, vai trò của chủ hộ gia đình rất quan trọng. Họ là những người quyết định những phương thức, giống cây trồng vật nuôi cho gia đình đó. Do vậy, thu nhập của hộ gia đình nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chủ hộ.

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng độ tuổi của chủ hộ gia đình là tương đối cao. Đây là những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu năm nhưng với những người cao tuổi thì hạn chế rất lớn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không muốn thay đổi phương thức làm ăn, ít nhạy bén với thị trường. Do vậy, cần có nhiều biện pháp để thay đổi suy nghĩ, tư duy của những người này.

Bảng 3.10. Đặc điểm chung về hộ nông dân nghèo điều tra

Đơn vị: Tuổi, %

Chỉ tiêu Yên Ninh Cổ Lũng Vô Tranh

1. Tuổi TB của chủ hộ 44 48 45

2. Tỷ lệ chủ hộ là phụ nữ (%) 24,19 26,6 36,22

3. Theo nguồn gốc hộ (%)

Dân bản địa

Dân di dời, khai hoang

100 73,28 26,73 100 77,01 22,99 100 74,56 25,44 4. Theo dân tộc (%) Dân tộc Kinh Dân tộc khác 100 15,16 84,84 100 65,09 34,91 100 84,18 15,82

5. Trình độ văn hóa của chủ hộ

Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học 100 28,23 52,60 19,17 100 27.81 45,12 27,07 100 17,09 45,38 37.53

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

động là nam giới là chủ yếu. Chính vì điều này, số hộ lao động nam giới là chủ hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng trong cuộc sống, các vấn đề quan trọng đều được hai vợ chồng bàn bạc và đưa ra quyết định trong cuộc sống. Điều này chứng tỏ đã có nhiều sự công bằng trong cuộc sống ngay cả ở những vùng có số lượng đồng bào dân tộc sinh sống nhiều.

Đối với tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng, nhiều người dân từ các tỉnh khác đến sinh sống và làm ăn nhưng dân bản địa vẫn chiếm chủ yếu. Điều này khá thuận lợi cho huyện để huyện đa dạng hóa sản xuất, có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Với những người miền xuôi thì có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa nước hoặc buôn bán nhỏ lẻ, nhưng với những người dân bản địa có nhiều kinh nghiệm sản xuất các cây truyền thống của địa phương như chè, bưởi, hồng… là những cây thế mạnh của địa phương.

Trình độ của chủ hộ quyết định rất nhiều thu nhập của các hộ dân. Với Phú lương là huyện nghèo điều kiện kinh tế khó khăn, các chủ hộ gia đình thường có trình độ thấp, nên việc áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến rất khó khăn vì lo sợ vay tiền, lo sợ không có kỹ thuật, lo sợ thị trường tiêu thụ... nên khó mở rộng sản xuất, chuyển đổi hình thức kinh doanh.

* Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Để phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trước hết phải dựa vào nguồn tài nguyên đất, nhất là những nơi tiềm năng còn nhiều để mở rộng đất đai.

Bảng 3.11. Phân bổ đất đai của nông hộ điều tra

ĐVT:%

Chỉ tiêu Yên Ninh Cổ Lũng Vô Tranh

1. Phân bổ đất sử dụng

Đất nông nghiệp

Đất sản xuất lâm nghiệp Đất ở và làm vườn 100 37,5 40.8 18,7 100 48,2 36,5 18,3 100 38,8 39,1 22.1

Chỉ tiêu Yên Ninh Cổ Lũng Vô Tranh - Dưới 0,5 ha - Từ 0,5 - dưới 0.1 ha - Từ 1 - dưới 2 ha - Từ 2 ha trở lên 30,4 57.6 9.0 3.0 33,4 59.1 7.2 0.3 31,9 58.2 9.6 0.3

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Với đất nông nghiệp, người dân huyện Phú Lương dùng để cấy lúa vào các vụ xuân hè và vụ hè thu, đối với những vùng đất mà khô, nguồn nước tưới chủ yếu dựa vào lượng mưa thì chỉ có cây lúa một vụ hè thu lúc này mưa nhiều mới đủ nước cho cây lúa, còn các mùa khác người dân trồng ngô, khoai, đỗ tương, vừng... đây là những cây trồng không đòi hỏi lượng nước nhiều, phù hợp với các vùng đất cao.

Diện tích rừng của Phú Lương còn tương đối nhiều, nhưng chủ yếu là rừng thứ sinh, đã được khai thác nhiều lần và được trồng các cây như keo, bạch đàn, thông... những cây này yêu cầu chăn sóc ít, phù hợp với các vùng đất cằn, ít dinh dưỡng và người dân có thể khai thác sau một vài năm trồng.

Thực tế cho thấy, đất vườn của các hộ nông dân có điều kiện trồng những cây có giá trị kinh tế cao như các loại cây chè, cây ăn quả, đặc sản, mặt khác vườn ở gần nhà có điều kiện thâm canh tốt hơn đã tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.

Lao động

Khi nghiên cứu yếu tố lao động phải đề cập đến hai khía cạnh của lao động đó là số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động. Chất lượng lao động thể hiện trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua quá trình sản xuất của hộ nông dân.

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu của hộ điều tra

ĐVT: người

Chỉ tiêu Yên Ninh Cổ Lũng Vô Tranh Trung bình

- Bình quân số khẩu/hộ 5.31 3.89 4.12 4,44

- Bình quân lao động/hộ 2,47 2,54 2,11 2,37

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

thấp nhất 2,47 người, chủ yếu là dân tộc thiểu số. Tại xã Cổ Lũng tỷ lệ dân tộc kinh cao lại gần trung tâm văn hóa hơn, người dân thường xuyên được tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình, bình quân số khẩu/ hộ thấp nhất 3,89 người nhưng bình quân lao động/hộ lại cao nhất 2,54 người

Bảng 3.13. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi của các hộ điều tra

ĐVT: %

Chỉ tiêu Quy mô lao động bình quân/hộ

1-2 3-4 > 5

1. Theo xã điều tra

- Xã Yên Ninh 51,5 43,5 5,0 - Xã Cổ Lũng 54,5 40,5 5,0 - Xã Vô Tranh 55,1 42,4 2,5 2. Theo dân tộc - Dân tộc Kinh 52,3 44,6 3,1 - Dân tộc khác 61,8 32,7 5,5

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Về quy mô lao động, số lượng lao động của các hộ điều tra cho thấy, có từ 1 - 2 lao động chiếm 53,89%, hộ có từ 3 - 4 lao động chiếm 42,22% và hộ có từ 5 lao động trở lên chiếm 3,89%. Phân tích quy mô lao động theo các xã cho thấy, các xã có quy mô lao động chủ yếu từ 1- 2 lao động (xã Yên Ninh 51,5%, xã Cổ Lũng 54,5% và xã Vô Tranh 55,1%). Quy mô 3-4 lao động, cao nhất là xã Yên Ninh chiếm tỷ lệ 43,5%, thấp nhất là xã Cổ Lũng chiếm 40,5%. Nếu xét theo dân tộc thì hộ nông dân là người Kinh có quy mô 1-2 lao động chiếm 52,3% còn các dân tộc ít người khác chiếm 61,8%. Nhóm hộ có từ 3-4 lao động chiếm 44,6% ở dân tộc Kinh và 32,7% ở dân tộc ít người khác. Những hộ có quy từ 5 lao động trở lên phần lớn thuộc về dân tộc ít người 5,5% so với dân tộc Kinh là 3,1%.

Vốn sản xuất

Vốn là điều kiện rất quan trọng để tiến hành sản xuất đối với các hộ. Để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mô lớn thì đòi hỏi hộ nông dân phải có vốn. Hiện nay, giá cả các mặt hàng nông nghiệp có xu hướng tăng, giúp thu nhập người dân tăng lên đáng kể. Chính vì vậy người dân cũng mạnh dạn vay vốn để chuyển đổi hình thức làm ăn.

Bảng 3.14. Vốn sản xuất trung bình của nông hộ điều tra

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Yên Ninh Cổ Lũng Vô tranh

Vốn tự có 6,95 7,83 6,6

Vốn tín dụng chính thức 4,90 4,50 4,70

Vốn tín dụng phi chính thức 1,95 1,87 1,40

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nguồn vốn chủ yếu để người nông dân nghèo có thể tái đầu tư trong sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là nguồn vốn tự có nhưng nguồn vốn này vẫn nhỏ lẻ vì người nghèo không có nhiều vốn để sản xuất.

Trong những năm gần đây, với chủ trương và chính sách hỗ trợ các hộ nông dân nghèo vay vốn của ngân hàng Chính sách. Nhiều hộ dân đã mạng dạn vay vốn để mua Công cụ sản xuất như máy cày, giống cây trồng vật nuôi mới giúp tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập của người dân. Nhưng bên cạnh đó, nhiều hộ dân vay vốn mà sử dụng sai mục đích như: Để trả nợ các khoản tiêu dùng hoặc để trả nợ các khoản vay trước. Nên bởi vậy cần có sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc giám sát thực hiện nguồn vay từ ngân hàng này, tránh tình trạng nợ xấu tăng cao.

Với người nông dân, việc vay vốn của người khác hay nguồn vay phi chính thức diễn ra khá thường xuyên. Đây là các khoản vay nhỏ lẻ, chỉ mang tính chất tạm thời, giải quyết công việc trước mắt như: Mua giống vào vụ, trả tiền thuê cày bừa... nhưng nó cũng góp phần vào sự đoàn kết trong mỗi người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

* Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt

Qua điều tra, loại cây trồng phổ biến nhất vẫn là cây lúa nước, tiếp đến là ngô và các loại rau màu (những thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của hộ). Cây chè cũng được trồng khá phổ biến trên địa bàn nghiên cứu

Trồng trọt không phải là nguồn thu nhập chính và duy nhất của hộ kiêm ngành nghề nên diện tích gieo trồng bình quân 1 hộ và năng suất các loại cây trồng luôn thấp hơn các loại hộ khác. Hộ thuần nông có diện tích bình quân cao nhất nhưng năng suất đứng sau hộ NLKH. Điều này chứng tỏ hộ NLKH là loại hộ có kỹ thuật canh tác và mức đầu tư hợp lý trong trồng trọt.

Bảng 3.15: Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra

Đơn vị: nghìn đồng/sào

Chỉ tiêu Chi phí đầu tư Thu nhập

Giống Làm đất Thuốc sâu

Rau mầu và cây

lương thực 31 124 73 983

Cây ăn quả 62 102 65 1.645

Cây công nghiệp 53 132 84 1.736

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Đối với cây lương thực: Trên địa bàn huyện Phú lương vẫn chủ yếu là cây lúa nước trong đó: Năng suất lúa nước cao nhất đạt được ở xã Cổ Lũng với 86,94 tạ/ha, thấp nhất ở Yên Ninh với 82,41 tạ/ha. Rau đậu là cây trồng là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Cổ Lũng, rau đậu thích hợp với điều kiện đất đai nơi đây nên được trú trọng phát triển tăng diện tích. Lúa nương là cây trồng vẫn được đông đảo các hộ dân tộc thiểu số tham gia trồng cấy tuy nhiên năng suất loại cây này chỉ đạt 66,37 tạ/ha thấp hơn nhiều so với lúa nước (80,22 tạ/ha), theo điều tra hộ thì phần diện tích này không đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, tuy nhiên hộ vẫn trồng vì thời gian nhàn rỗi và chi phí đầu tư thấp hầu như là tận dụng.

Cây công nghiệp trong đó cây chè là chủ yếu. Chè là cây đem lại hiệu quả cao nên được các hộ đầu tư phát triển mạnh nhất, diện tích và năng suất cao nhất đạt được ở Vô tranh. Trong đó nhiều giống chè mới được đưa vào trồng cho giá trị kinh tế cao như: Chè cành, chè đinh, chè nõn... bình quân mỗi hộ có 0,23 ha với năng suất chè đạt 64,73 tạ/ha.

cam. Đây cũng là hướng đi đúng giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập mà các cấp chính quyền đang khuyến khích các hộ dân phát triển.

Như vậy các hộ mạnh dạn đầu tư như hộ khá, hộ NLKH, hộ dân tộc Kinh luôn có năng suất cao hơn các loại hộ khác, bên cạnh đó hộ được các dự án hỗ trợ kỹ thuật và vốn như Vô Tranh, Yên Ninh cũng đang mở rộng diện tích và nâng cao năng suất các loại cây trồng chủ đạo nhằm tăng thu nhập.

Chăn nuôi

Vật nuôi chính và phổ biến nhất trên vùng nghiên cứu là trâu, bò, lợn, gà. Có 88% hộ nuôi bò trâu, 7% hộ nuôi bò đàn. Trâu bò được xem là tài sản có giá trị trong nhà, phát triển chăn nuôi bò tập trung ở một số hộ và hình thức chăn nuôi là chăn thả hoặc thả rông ở vườn, cánh đồng, bãi cỏ. Mỗi hộ gia đình cho xuất chuồng trung bình từ 2-3 lứa lợn mỗi năm, mỗi con từ 85kg - 100kg. Hầu hết các hộ đều chăn nuôi gia cầm với số lượng khoảng 20 -30 con/hộ. Ngoài ra, các mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển rộng trên địa bàn nghiên cứu, tổng số gia cầm tại 3 xã điều tra là 8.356 con. Chăn nuôi gia cầm đang được các hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Điều tra hộ cho thấy nuôi trồng thủy sản rất kém phát triển (6% số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản) điều này cũng cho biết địa hình địa thế khó khăn nhiều đồi núi ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên nếu hộ phát triển được nuôi trồng thủy sản thì nguồn thu nhập này rất cao. Một số hộ cũng đang tiến hành mô hình đào ao thả cá với một số loài phổ biến như cá chép, rô phi đơn tính và cá chắm cỏ, tuy nhiên thu nhập đem lại không đáng kể.

Bảng 3.16: Thực trạng chăn nuôi của các hộ điều tra

Đơn vị: số con/hộ

Vật nuôi Yên Ninh Cổ Lũng Vô Tranh

Bò 3.50 3.00 4.60 Trâu 2.00 1.50 2.50 Lợn 2.50 4.00 4.20 Gà/vịt 22.00 21.00 29.00 Dê 15.00 24.00 17.00 Thỏ 12.00 15.00 11.00

Thai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ

Khai thác lâm sản

Như đã phân tích ở trên, đời sống nhân dân trên địa bàn Huyện Phú Lương còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, thiếu đất sản xuất, nhân dân không thường xuyên tiếp cận với cơ hội tìm kiếm việc làm bên ngoài. Thêm vào đó ranh giới giữa rừng và đất sản xuất chưa rõ ràng nên dẫn đến hiện tượng phá rừng, khai thác củi gỗ bừa bãi,… Những năm trước đây người dân vùng này cho rằng việc sử dụng tài nguyên rừng nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống trước mắt là vấn đề hiển nhiên, vì vậy khai thác gỗ rừng là hoạt động diễn ra khá phổ biến và thường xuyên, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, và còn không đáng kể. Rừng chủ yếu là rừng trồng keo và bạch đàn. Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động khai thác lâm sản chủ yếu là khai thác gỗ keo, gỗ bạch đàn và củi với mục đích là cải thiện đời sống và tăng thu nhập. Đối với các hộ điều tra chỉ diễn ra hoạt động khai thác lấy củ (thân, cành, ngọn cây khô) với mục đích chủ yếu là để đun và một số ít bán lấy tiền nhưng thu nhập không đáng kể.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ trong vùng được chia theo nhóm mà mỗi nhóm có công dụng, đặc tính riêng. Nhóm lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng, nhóm lâm sản ngoài gỗ theo dạng sống... Trong đó điển hình là người ta phân loại theo giá trị sử dụng như sau: 1. Nhóm dùng làm lương thực thực phẩm; 2. Nhóm dùng làm cây cảnh; 3. Nhóm dùng làm thuốc; 4. Nhóm dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ; 5. Nhóm cho tinh dầu….

Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Phú Lương chủ yếu dùng làm lương thực, thực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)