Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 49 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và dân cư

* Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Lương

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Lương)

Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên có đường quốc lộ 3 chạy qua huyện với chiều dài 38 km, nằm trong tọa độ địa lý từ

21036 đến 21055 độ vĩ bắc, 105037 đến 105046 độ kinh đông; cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km về phía nam

- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (Tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên

- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ

Với vị trí địa lý như trên. Phú Lương có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lưu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95km2 toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).

* Dân cư

Dân cư huyện Phú Lương gồm nhiều bộ phận hợp thành: Một bộ phận là dân bản địa định cư lâu đời; một bộ phận là dân phu được thực dân Pháp tuyển mộ vào làm thuê tại các đồn điền, hầm mỏ; một bộ phận là đồng bào ở các tỉnh khác di cư tự nhiên đến địa bàn và một bộ phận là đồng bào các tỉnh miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới trong những năm 1960.

Bảng 3.1. Diện tích, Thôn bản, mật độ dân số huyện Phú Lương chia theo xã, phường, thị trấn năm 2015

TT Đơn vị Diện tích (Km2) Số thôn (ấp, bản, tổ nhân dân) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) 1 TT Đu 2,129 13 4.278 2,008 2 TT Giang Tiên 3.812 8 3.682 966 3 Xã Sơn Cẩm 16.824 19 12.292 731 4 Xã Cổ Lũng 16.969 18 9.958 528 5 Xã Phấn Mễ 25,31 22 10.704 423 6 Xã Vô Tranh 18.376 25 8.242 448 7 Xã Tức Tranh 25.593 24 8.734 341 8 Xã Phú Đô 22.588 25 5.340 236 9 Xã Yên Lạc 42.88 23 6.451 150 10 Xã Động Đạt 39,887 20 10.114 254 11 Xã Ôn Lương 17.239 10 3.302 192

12 Xã Phủ Lý 15.485 12 2.905 188 13 Xã Hợp Thành 8.985 10 2.537 282 14 Xã Yên Đổ 35.611 17 7303 205 15 Xã Yên Ninh 47,186 16 6.451 137 16 Xã Yên Trạch 30,07 12 6.189 206 TỔNG SỐ 368,95 274 107.409 291

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương) 3.1.1.2. Đi ̣a hình

Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:

-Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam.

-Địa hình núi đá dốc từ 250C đến 300C chiến 70% diện tích tự nhiên. -Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.

-Các dải thoải có độ dốc từ 150C đến 200C có khoảng 40.000 ha.

Huyện Phú Lương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 - 500 so với mực nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 -20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn * Khí hậu, thời tiết

Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lương sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới. Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm, mưa nhìều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều

năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng, sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng.

* Thuỷ văn

Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân 0,2km/km²), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện. Các sông suối phân bố tương đối đều trong huyện, chảy qua hầu hết các xã, thuận tiện cho phát triển thủy lợi và vận tải thủy.

Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, chi nhánh dài khoảng 10km. Sông Đu bắt nguồn từ phía Bắc huyện, chảy dọc theo địa bàn huyện qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm.

Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành, nhánh kia từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh gặp nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km.

Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Đông của Phú Lương (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lương dài 17km vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông quan trọng của huyện.

Hệ thống sông, suối góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tiêu thoát nước vào mùa mưa. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, dòng chảy cản kiệt, mực nước dòng sông rất thấp.

Tiềm năng về nguồn nước trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhưng do các công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương dẫn chưa được hoàn chỉnh nên tưới tiêu chưa chủ động. Do vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp cần thiết đầu tư các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh thái của từng loại cây trồng, đồng nghĩa với việc khai thác và quản lý tốt tài nguyên nước.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất:

Huyện Phú Lương có 3 loại đất chính: Feralit vàng đỏ trên phần thạch sét; Feralit màu vàng nhạt trên đá cát; Đất nâu đỏ trung tính trên đá macsmabazơ. Loại hình đất trên tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Lương năm 2015 là 36.894,65 ha. Cơ cấu đất đai được phân bố như sau: Đất sản xuất nông nghiệp 13.049 ha chiếm 35,5% trong đó đất trồng cây hàng năm 5.723,2 ha, đất trồng cây lâu năm là 7.325,8 ha, ao hồ nuôi thuỷ sản 824,6 ha. Đất lâm nghiệp 16.465,6 ha chiếm 464,79%. Năm 2015, Diện tích đất nông nghiệp tăng 2,63%, diện tích đất lâm nghiệp giảm 3,79%, diện tích nuôi trồng thủy sản giảm 0,41% so với năm 2014.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai qua các năm 2013-2015

ĐVT: Ha TT Mục đích sử dụng 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 36.894,65 36.894,65 100,00 100,00 100 1 Đất nông nghiệp 12.450,05 12.714,06 13.049,00 102,12 102,63 101,57 1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.787,01 6.031,06 5.723,20 104,22 94,90 99,63 1.1.1 Đất trồng lúa 4.077,09 4.289,00 3866,4 105,20 90,15 98,24 1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 49,52 35,21 10,43 71,10 29,62 59,49 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.660,40 1.742,06 1.856,80 104,92 106,59 103,79

1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.663,04 6.683,00 7.325,80 100,30 109,62 103,21

2 Đất lâm nghiệp (Diện tích đất

có rừng) 17.223,86 17.113,84 16.465,60 99,36 96,21 98,51 2.1 Rừng tự nhiên (rừng phòng hộ) 3.419,80 1562,87 662,6 45,70 42,40 57,86 2.2 Rừng trồng (sản xuất) 13.804,06 17.113,84 15.803 123,98 92,34 104,61 3 Đất ở 1.693,84 1.744,25 1.306,30 102,98 74,89 91,70 3.1 Đất ở nông thôn 1.630,10 1.680,02 1.219,70 103,06 72,60 90,78 3.2 Đất ở thành thị 63,74 64,23 86,6 100,77 134,83 110,75 4 Đất chuyên dùng 3.169,63 3.144,37 3.953,40 99,20 125,73 107,64 5 Đất chưa sử dụng 578 530,13 275,4 91,72 51,95 78,10 6 Đất nuôi trồng thủy sản 830,43 828 824,6 99,71 99,59 99,76

* Tài nguyên nước

Phú Lương có hệ thống sông suối khá dày, đây là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn huyện. Nước ngọt từ các hồ, đập nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng dài 80km cung cấp nước tưới ổn định cho 3000 ha lúa vụ xuân, 4000 ha lúa vụ mùa và hàng trăm ha cây rau, màu vụ đông, đồng thời tạo nguồn nước tưới cho trên 500 ha chè vụ đông.

Nguồn nước tại các ao, hồ: Phú Lương có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nguồn nước ngầm do dân tự khai thác, nguồn cấp nước sạch đô thị đã có kế hoạch xây dựng.

Nguồn nước ngầm: Phú Lương có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi.

Nhìn chung nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Phú Lương khá dồi dào, tuy nhiên còn khó khăn vào mùa khô. Trong thời gian tới cần có biện pháp cải tảo, xây dựng các công trình dự trữ nước mưa, phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống cấp nước đô thị để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* Tài nguyên rừng

Phú Lương là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý. Song đến nay trữ lượng còn thấp, hiện đang có các chương trình phục vụ bền và phát triển rừng. Năm 2015 tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 45% công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt, phát huy được hiệu quả của kinh tế rừng, đặc biệt quan tâm đến công tác trồng rừng và làm giàu rừng; trong năm đã trồng mới là 896 ha đạt 119% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 38.000 m3 = 233% kế hoạch; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng, tuần

tra, kiểm soát việc khai thác rừng, vận chuyển gỗ và động vật trái phép trên địa bàn phát hiện 41 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 31,7 m3 gỗ các loại.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tuy có nhiều loại khoáng sản như Thiếc, Chì, Titan, Than có trữ lượng khá phong phú như: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã được khai thác), đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, mỏ Ti tan ở Động Đạt trữ lượng 40 triệu tấn., mỏ kẽm ở Yên Lạc... Với trữ lượng khoáng sản tự nhiên khá phong phú này, huyện Phú Lương những năm qua đã và đang tích cực đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương và giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động tại địa phương. Trong năm 2015, huyện đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn; thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; nhìn chung hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn cơ bản ổn định. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số đơn vị khai thác khoáng sản, các trang trại chăn nuôi vẫn còn và cần chấn chỉnh, quản lý triệt để trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)