Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 40 - 42)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả thu thập số liệu sơ cấp như: Từ báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo tại Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Phú Lương, các tài liệu liên quan đến nghèo như: Luận văn, luận án, các bài báo về tình hình nghèo đói của người nông dân. Ngoài ra, tác giả thu thập báo cáo tình hình kinh tế của huyện Phú Lương tại một số phòng ban liên quan.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Luận văn thu thập số liệu sơ cấp bằng cách dùng mẫu phiếu chuẩn bị sẵn để điều tra trực tiếp các hộ nông trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; Phương pháp thu thập cụ thể như sau:

+ Xác định số lượng mẫu

Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

n = N 1+ N* e2 Trong đó: n: cỡ mẫu N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Do điều kiện thời gian có hạn, việc đi lại khó khăn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 6%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,06.

Ta có N= 29597 đây là số hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Lương. Thay vào công thức ta có n= 275 mẫu

Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng n =300 hộ nông dân để đảm bảo cho việc khảo sát và có ý nghĩa về mặt thống kê.

+ Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp hộ nông dân trong năm 2015. + Nội dung hỏi: đã được chuẩn bị thông qua bảng hỏi (Phụ lục số 1)

+ Địa điểm điều tra: Qua phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, tác giả căn cứ vào phân vùng sinh thái của Huyện để tiến hành chọn 3 xã nghiên cứu đại diện. Ở mỗi xã đều có đặc điểm phát triển kinh tế xã hội riêng.

Vùng phía Bắc và Tây Bắc (gọi tắt là phía Bắc) gồm 6 xã: Yên Trạch, Yên Đổ, Yên Ninh, Phủ Lý, Ô Lương, Hợp Thành. Địa hình nhiều rừng núi thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi (trâu, bò, dê..). Tác giả đã chọn xã Yên Ninh để điều tra phỏng vấn hộ dân.

Vùng phía Đông gồm 4 xã: Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Lạc có lợi thế về sản xuất cây công nghiệp (Cây chè) và cây ăn quả. Tác giả đã chọn xã Vô tranh để điều tra phỏng vấn hộ dân

Vùng Phía Nam và trung tâm huyện (gọi tắt là phía Nam) gồm 6 xã: Động Đạt, Thị trấn Đu, Phấn Mễ, Thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, cùng nằm trên quốc lộ 3 có lợi thế về sản xuất lương thực và kinh doanh dịch vụ. Tác giả đã chọn xã Cổ Lũng để điều tra phỏng vẫn hộ dân.

Bảng 2.1: Số phiếu điều tra tại các xã nghiên cứu

Chỉ tiêu Tổng số Số hộ điều tra

Số hộ điều tra Số hộ nghèo Tỷ lệ (%)

Xã Yên Ninh 1809 82 44 53

Xã Vô Tranh 2343 106 56 52

Xã Cổ Lũng 2476 112 60 53

+ Đối tượng điều tra: đối tượng điều tra ở đây là các hộ nông dân. Khi lựa chọn các xã trên địa bàn phải đảm bảo tính đại diện. Việc lựa chọn các hộ mang tính ngẫu nhiên, có cả hộ nông dân nghèo và hộ nông dân không thuộc diện hộ nghèo để tìm ra nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nông dân, qua đó đề ra các biện pháp giúp người nông dân nâng cao thu nhập, dần dần thoát khỏi tình trạng kinh tế khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)