Phân bố nguồn nhân lực thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 47)

Với số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nêu trên cho thấy sức mạnh nguồn nhân lực của thư viện là rất lớn. Tuy nhiên để nguồn nhân lực đó phát huy hết hiệu quả trong quá trình hoạt động thì vấn đề bố trí cán bộ theo đúng năng lực của từng người đóng vai trò rất quan trọng.

Nguồn nhân lực của thư viện được bố trí ở các vị trí khác nhau như: quản lý, xử lý nghiệp vụ, phục vụ, CNTT… Cụ thể là: quản lý 03 người (11,53%), xử lý nghiệp vụ 02 người (7,69%), phục vụ 18 người (69,2%), CNTT 02 người (7,69%), số khác 03 người (11,53%). Mặc dù chỉ có 02 cán bộ trực tiếp đảm nhệm công việc về mảng CNTT, nhưng trong quá trình làm việc toàn bộ lực lượng cán bộ luôn có sự phối hợp, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt khi CNTT được ứng dụng vào thư viện đòi hỏi mỗi cá nhân làm việc trong môi trường ấy phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng cùng với sự hiểu

41

biết nhất định về tin học, phần mềm chuyên dụng và sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Phân công nhiệm vụ Số lượng Tỷ lệ(%)

Quản lý 3 11,53

Xử lý nghiệp vụ 2 7,69

Phục vụ 18 69,2

CNTT 2 7,69

Khác 3 11,53

Bảng 2.3 phân bố nguồn nhân lực thông tin

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là CNTT đã và đang làm thay đổi vai trò của người cán bộ trong các cơ quan TV - TT. Chính vì thế, vấn đề đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tin học và ngoại ngữ cho cán bộ thư viện là vấn đề cấp thiết đối với mỗi cơ quan TV - TT. Ý thức được tầm quan trọng đó, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng xây dựng kế hoạch hàng năm cử cán bộ tham gia các khóa học, chương trình tập huấn, hội nghị khoa học của ngành nhằm giúp cán bộ có cơ hội và điều kiện để học hỏi, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hình thành kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình làm việc.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 47)