Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy phân hoá vào dạy học môn toán lớp 4 ở trường Tiểu học nước CHDCND Lào (LV thạc sĩ) (Trang 78 - 87)

3.6.2.1.Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Chúng tôi căn cứ vào trình độ nhận thức đầu vào, trình độ nhận thức đầu ra của học sinh kết hợp với phân nhóm học sinh đầu năm học và cuối học kì I. Cụ thể như sau:

* Phân nhóm học sinh đầu và cuối học kì I: Đầu năm học, giáo viên căn cứ vào trình độ nhận thức đầu vào và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước lớp 4 để có cơ sở vững chắc cho việc phân loại. Trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp giữa điểm kiểm tra hàng ngày, điểm thi giữa kì, điểm thi cuối học kì và sổ theo dõi học sinh để có sự phân loại thường xuyên, kịp thời và phù hợp. Đề thi giữa và cuối học kì I là đề thi chung toàn tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo ra đề. Các đề thi này quán triệt rõ tinh thần phân hóa theo chuẩn kiến thức và kì năng nên đáp ứng tốt ý đồ thực nghiệm của đề tài.

LỚP 4 A

*Kết quả kiểm tra đầu năm

Điểm Kết quả 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Số HS 0 3 12 6 *Kết quả thi học kì I Điểm Kết quả 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Số HS 0 0 3 11 10

SO SÁNH PHÂN NHÓM HỌC SINH ĐẦU VÀ CUỐI HỌC KÌ I LỚP 4A

Nhìn vào đồ thị biểu diễn sự phân nhóm học sinh khá – giỏi, trung bình, yếu – kém của lớp thực nghiệm vào hai thời điểm đầu kì và cuối học kì I ta đều thấy có sự thay đổi rõ rệt. Số lượng học sinh khá giỏi tăng lên: lớp 4A số lượng học sinh khá giỏi nếu nhìn vào điểm kiểm tra thì ta thấy số lượng học sinh giỏi đã tăng từ 6 lên 10. Số học sinh yếu – kém cũng giảm như từ 6 học sinh còn 3. Số lượng học sinh trung bình cũng thay đổi giảm từ 12 học sinh xuống còn 11 học sinh. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì hầu hết học sinh đầu đã đạt được sự tiến bộ: một số em có sự tiến bộ vượt trội trong học kì I, đặc biệt là đa số học sinh yếu – kém đã đạt trình độ chuẩn (đạt mức trung bình). Bên cạnh đó, có rất nhiều em tiến bộ từ mức khá lên mức giỏi, đặc biệt là nhiều em có ý thức học tập tốt hơn rất nhiều. Qua đây có thể khẳng định phần nào tính khả thi của các biện pháp sự phạm mà chúng tôi đã đề xuất.

* Để thấy rõ hơn tính khả thi của các biện pháp sự phạm, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả bài thi cùng đề đầu năm, giữa học kì và cuối học kì I của hai lớp 4A và lớp 4B. (Lớp 4A là lớp thực nghiệm và lớp 4B là lớp đối chứng).

ĐIỂM THI ĐẦU NĂM

Điểm

Lớp 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10

4A 0 3 3 12 6

ĐIỂM THI GIỮA HỌC KÌ I

Điểm

Lớp 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10

4A 0 2 2 11 9

4B 0 3 2 14 5

ĐIỂM THI CUỐI HỌC KÌ I

Điểm

Lớp 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10

4A 0 0 3 11 10

4B 0 0 3 15 6

- Quan sát Bảng so sánh điểm số đầu và cuối học kì của 2 lớp 4A và 4B chúng ta nhận thấy: 2 lớp có sĩ số học sinh ngang nhau; trình độ ban đầu của học sinh hai lớp tương đối giống nhau, do đó có thể khẳng định mặt bằng chung là như nhau. Tuy nhiên, sau học kì I, số học sinh khả - giỏi của lớp 4B không có sự thay đổi (kết quả giữa kì cho thấy lực học của học sinh không ổn định vì 1 học sinh học sút chuyển giỏi xuống khá) trong khi ở lớp 4A số học sinh này đã tăng từ 18 lên 21 học sinh. Qua đây có thể thấy các biện pháp sư phạm đã tiến hành mang lại hiệu quả nhất định.

2.6.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Chúng tôi đưa ra những đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sự phạm dựa vào những căn cứ sau:

a) Minh họa biên bản dự giờ một tiết dạy thực nghiệm

(Hình ảnh dạy thực nghiệm xem ở phụ lục của luận văn)

BIÊN BẢN DỰ GIỜ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM

- Bài dạy thực nghiệm: Hình chữ nhật

- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Chanh Sa Mon

- Lớp 4A – Trường Tiểu học Phone say Tỉnh Luang Nam Tha, Lào - Thời gian: tiết 4 ngày 15 tháng 12 năm 2015

1. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học làm một ý trên bảng phụ đã được giáo viên treo lên bảng.

Nội dung/Yêu cầu

HS yếu – kém HS trung bình HS khá giỏi

HS yếu - kém HS trung bình học sinh khá – giỏi

Tính 35 + 30 - 48 = Tính (99 + 12 ) × 6= Điền vào ô trống 156 95 184 = 47

- Học sinh làm như sau:

Em Keo vanh Em Some đy Em Mick pha chanh

Tính 35 + 30 - 48 =17 Tính (99 + 12 ) × 6= 666 Điền vào ô trống 156 - 95 + 184 = 47

- Giáo viên yếu cầu học sinh nhận xét:

+ GV gọi em Souk San nhận xét bài của em Mick Pha Chanh. HS nhận xét: Bạn Keo Vanh làm đúng và trình bày đẹp.

+ GV gọi em Am phone nhận xét bài của em Some Dy. HS Am Phone nhận xét: Bạn Some Dy làm đúng và trình bài đẹp

+ GV gọi em Vanh Na nhận xét bài em Mick pha chanh. Bạn Vanh Na nhận xét bạn Mick pha chanh làm đúng, đẹp và nhanh.

2. Giới thiệu bài

Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học: giúp các em biết nhận biết hình chữ nhật và nằm được đặc điểm của hình chữ nhật.

3. Giới thiệu hình chữ nhật

- Giáo viên treo tấm bìa hình chữ nhật lên bảng và yêu cầu học sinh gọi tên hình. Học sinh Tou Lý gọi tên: hình tứ giác ABCD; Đam Đy gọi tên: hình chữ nhất ABCD; học sinh Van Na gọi tên: hình chữ nhất ABCD.

- Giáo viên giới thiệu đây là hình chữ nhất ABCD và yêu cầu học sinh Keo Van, học sinh Pha Nou Sone nhắc lại. cả lớp đồng thanh nhắc lại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các đỉnh và cạnh của hình chữ nhất ABCD. học sinh Chom Sy nêu: hình chữ nhất ABCD có 4 đỉnh là đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, và đỉnh D; có 4 cạnh là cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh AD.

- Giáo viên yêu cầu học sinh Kham La nhận xét. Em Kham La nhận xét bạn Tou Ly nêu đúng và nhắc lại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên đo độ dài các cạnh và nhận xét, học sinh Am Phone lên đo và nêu: AB = CD =3 cm; BC = AD = 2 cm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét. Học sinh Say Kham nhận xét: bạn Am Phone thao tác và nhận xét đúng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh Keo Vanh, học sinh Souk San nhắc lại nhận xét AB = CD, AD = BC.

- Giáo viên nêu: Hai cạnh AB và CD được gọi là hai cạnh dài của hình chữ nhật. Hai cạnh BCvà AD được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật. Vậy ta có nhận xét gì về hình chữ nhật ABCD?

- Học sinh Mick Pha Chanh nêu: hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh dài bằng nhau.

- Giáo viên yêu cầu học sinh Seng nhận xét. Em Seng nhận xét. Em Seng nhận xét bạn Mick Pha Chanh trả lời đúng và nhắc lại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng eeke kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật. Học sinh Boun Đy lên thực hiện và nêu; 4 góc đều là góc vuông.

- Gióa viên yêu cầu học sinh cả lớp quan sát và nhận xét. Học sinh Nou Đa nhận xét: Bạn Boun Đy thao tác đúng và nêu đúng.

- Giáo viên đưa ra một số tấm bìa tô màu có dạng hình chữ nhật và không có dạng hình chữ nhật. Yêu cầu học sinh nhận dạng hình.

+ Học sinh Souk San nêu: tầm bìa màu đỏ có dạng hình chữ nhật; bìa màu xanh không có dạng hình chữ nhật.

+ Học sinh Keo Vanh xung phong nêu thêm: tầm màu trắng cũng có dạng hình chữ nhật.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đắc điểm của hình chữ nhật. Học sinh Chanh Pheng nêu: Hình chữ nhật có 4 góc vuông. Học sinh Sang Kham bổ sung: Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.

- Giáo viên gợi ý: Vậy ai có thể nêu lại đặc điểm của hình chữ nhật. Học sinh Some Phon nêu: Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc vuông. Học sinh Vanh Na nhận xét bạn hai nêu đúng và đủ.

- Giáo viên treo tấm bìa chuẩn bị trước nội dung ghi nhơ lên bảng và yêu cầu học sinh nhắc lại.

- Giáo viên hỏi vậy làm thế nào để kiểm tra một hình có phải là hình chữ nhật không? Giáo viên treo tầm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh thực hành kiểm tra.

+ Học sinh Mick Pha Chanh nêu: Kiểm tra 4 góc có phải góc vuông không và thực hành rồi kết luận: tầm bìa có phải hình chữ nhật vì có góc M không phải là góc vuông.

+ Học sinh Lay Kham nhận xét bạn Mick Pha Chanh thực hiện đúng. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận kể ra một số hình ảnh đồ vật có dạng hình chữ nhật.

- Học sinh thảo luận và đại diện nhóm 4 là em Pha Nou Sone nêu: cái bảng, mặt bảng, hộp bút, bức tường có dạng hình chữ nhật.

+ Học sinh Boun Thanh đại diện nhóm 1 nhận xét bạn Pha Nou Sone nêu đúng và bổ sung thêm các mặt của cái hộp phấn của cô giáo và quyển sách cũng có dạng hình chữ nhật.

4. Luyện tập

Bài 1

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân và gọi em Sone Dy nêu và thực hiện kiểm tra hình.

Bài 2

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thực hiện như sau:

Nhóm 1: gồm các em: Sy Keo, Keo Van, Sone Dy, Van Na, Souk San, Bunta

Nhóm 2: Day Dy, Lay Kham, Kham La, Pha Nou Sone, Say Khan, Thông Dam

Nhóm 3: Seng, Nou Da, Boun Dy, Am Phone, Tou Ly, Kham Keo Nhóm 4: Những học sinh còn lại. Nhóm 1 (TB – yếu) Nhóm 2 (TB – Khá) Nhóm 3 (Khá – giỏi) Nhóm 4 (Khá – giỏi) Ý 1 bài 2 SGK Ý 2 bài 2 SGK Phiếu học tập Phiếu học tập

- Học sinh các nhóm thảo luận và báo cáo. Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bài 3

Giáo viên tổ chức lớp theo cấu trúc Hòn tuyết.

+ Cặp đôi: Thảo luận để kể ra nhất cả các hình chữ nhật có trong hình. + 2 cặp đôi tạo thành 1 nhóm bốn để thảo luận: gọi tên và đo độ dài các cạnh của mỗi hình.

+ 2 nhóm bốn tạo thành 1 nhóm tám. Nhóm tám này tạo thành vòng tròn để chia sẻ thông tin trước khi đưa ra kết luận cuồi cùng.Giáo viên đưa ra thêm yêu cầu là không cần dùng thước đo, hãy tìm chiều rộng, chiều dài của các hình chữ nhật có trong trình.

Học sinh mick Pha Chan nêu: AD = BC = 1cm + 2cm = 3cm và học sinh Van Na nhận xét bạn Mick Pha Chan nêu đúng.

+ Cuối cùng, yêu cầu học sinh đại diện nhóm báo cáo kết của trước toàn lớp. Giáo viên và học sinh các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bài 4

Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh Keo Van và học sinh souk San. Giáo viên khuyến khích học sinh tìm được nhiều hơn 1 cách kẻ.

Giáo viên gọi học sinh Lay Kham lên bảng trình bày cách làm. Học sinh Say Kham nhận xét bạn lay Kham làm đúng.

5. Củng cố, dặn dò

- Củng cố: Giáo viên yêu cầu học sinh Keo Van nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật và cách kiểm tra một hình có phải hình chữ nhật không.

- Dặn dò: Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập trong SGK vào vở và bài tập làm thêm (khuyến khích học sinh – giỏi)

Bài tập thêm:

Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài AD = 4cm, chiều rộng AB = 3cm. Chia chiều da thành 4 đoạn thẳng bằng nhau và chiều rộng thành 3 đoạn thẳng bằng nhau và nối các điểm chia như hình vẽ.

a) Hỏi đếm được báo nhiêu hình hình chữ nhật trên hình vẽ?

b)Tính chiều dài và chiều rộng của các hình đó. c) Hỏi ý kiến của giáo viên và học sinh

B C

Sau các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi đã phỏng vấn giáo viên và một số học sinh của lớp thực nghiệm để biết hứng thú của các em với định hướng dạy học phân hóa mà chúng tôi đã tiến hành và thú được một số ý kiến như sau.

* Ý kiến của học sinh

- Học vui hơn, thích thú hơn so với nhưng giờ học khác;

- Được thực hiện các hoạt động nhiều hơn, được phát biểu ý kiến nhiều hơn; - Thích những giờ học như thế vì được tự phát hiện, được trao đổi với bạn học và rất mong có những giờ học được tổ chức giống thế;

- Em được hoạt động liên tục, được làm những việc phù hợp với mình nên không gò bó chán nán.

- Em thầy mình được quan tâm nhiều hơn.

- Em có thể hiểu bài ngay ở lớp, hoàn thành được nhiều bài tập hơn và phần nào nắm được cách làm của các bài tập trong SGK mà cô giáo chưa chữa trên lớp.

* Ý kiến của giáo viên

- Tuy việc chuẩn bị kịch bản có vất vả, mất nhiều thời gian, công sức nhưng lại thu được những giờ dạy hiệu quả hơn, hứng thú hơn;

- Để giờ dạy thành công giáo viên phải nắm chắc các kiến thức của bài dạy và bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có thể thấy rõ sự hào hứng của học sinh khi tham gia vào những giờ học như thế;

- Các hình thức tổ chức dạy học đều lôi cuốn học sinh tham gia. Tuy nhiên việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh gặp nhiều khó khăn vì học sinh phải di chuyển trong khi lớp học quá chật chội. Điều nay có thể khắc phục khi tập huấn cho học sinh thành thạo việc di chuyển như là một quy tắc trong lớp học.

- Những giờ học theo định hướng phân hóa không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc mà còn phát triển các năng lực trí tuệ và phẩm chất khác ở học sinh;

- Ban đầu còn có nhiều lúng túng khi thực hiện nhưng càng về sau càng thấy việc tiến hành giờ dạy trờ nên dễ dàng hơn, nhàn hơn nếu có sự chuẩn bị chu đáo;

- Sẽ tiếp tục tiến hành dạy học theo định hướng phân hóa và có kế hoạch phổ biến kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nhân rộng hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy phân hoá vào dạy học môn toán lớp 4 ở trường Tiểu học nước CHDCND Lào (LV thạc sĩ) (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)