Carol Tomlinson (2004) cho rằng phân hóa nội dung dạy học có thể được tư duy theo hai cách: một là, giáo viên có thể điều chỉnh những gì mà ta dạy. Hai là, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc bổ sung cách chúng ta hướng dẫn học sinh tiếp cận những gì mà chúng ta muốn học sinh học [21].
Ví dụ: Trong cùng một thời điểm giáo viên có thể yêu cầu một học sinh lớp 3 làm việc với phân số trong khi những học sinh lớp 3 khác vẫn đang tìm hiểu về phép chia, tức là giáo viên đã thực hiện dạy học phân hóa cái mà học sinh học.
Tương tự như thế, giáo viên có thể giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng của học sinh thay vì giao cho tất cả các em cùng một nhiệm vụ, trong đó có cả những em có trình độ nhận thức khá - giỏi cả những em trung bình, yếu – kém. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể đưa ra cho học sinh những yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giống nhau nhưng thay đổi sự hướng dẫn các em tiếp cận với kiến thức, nhiệm vụ đó, yêu cầu những học sinh khá - giỏi hoàn thành nhiệm vụ với một thời gian ngắn hơn và làm việc độc lập hơn trong khi cung cấp thêm những hỗ trợ, gợi ý,hướng dẫn và thời gian cần thiết và có thể cần sự dụng cả sự hỗ trợ của các bạn trong lớp để các em học trung bình, yếu – kém vẫn hoàn thành được yêu cầu giống thế.
Có thể hiểu, nội dung dạy học là “đầu vào” của quá trình dạy học. Đó là tất cả những gì mà giáo viên “dạy” cho học sinh và muốn học sinh “học” được [21]. Nội dung dạy học môn toán ở Tiểu học là những kiến thức Toán học tuy đơn giản nhưng rất quan trọng vì đó là những kiến thức mở đầu, làm nền tảng cho việc học toán sau này.
Nhìn chung, việc duy trì những nội dung dạy học tương đối ổn định sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc thay đổi nội dung dạy học đôi khi lại tốt hơn và chúng ta cần dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết, chẳng hạn như kĩ năng tính toán.
Phân hóa nội dung dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh là sự phù hợp giữa nhiệm vụ mà học sinh được yêu cầu thực hiện với trình độ, năng lực vốn có của các em.
Ví dụ: với HS có học lực yếu kém, kĩ năng tính toán chưa tốt, GV không nên yêu cầu HS thực hiện tính toán biểu thức với nhiều phép toán, hoặc có chứa các phép tính với các số lớn.
Dưới đây là một số kế hoạch phân hóa nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
2.2.2.1. Dạy học những kiến thức cơ bản
Trong quá trình DH, HS được học nhất nhiều khái niệm, quy tắc. Thay vì học tập cần mẫn để “nhồi nhét” một mớ kiến thức, bạn có thể giúp HS hiểu rõ hơn và nắm được ý nghĩa của tri thức được học thông qua việc nhấn mạnh những khái niệm hoặc quy tắc cơ bản. Khi đó hệ thống tri thức mà các em thu được trong quá trình dạy học sẽ trở nên vững chắc hơn.
Ví dụ:
- GV thực hiện: Cô giáo Chan Sa Mon trường tiểu học Na Lưu - Thời điểm thực hiện: Sau khi HS đã lập được bảng nhân 2. - Mục đích của GV: Giúp HS học thuộc bảng nhân 2.
- HS thực hiện: lớp 2A
- Hoạt động của GV và HS: GV chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm:
+ Đối với học trung bình – yếu: GV yêu cầu các em nhận xét về hai tích liên tiếp trong bảng nhân rồi rút kết luận (HS: hai tích liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị).
+ Đối với học sinh khá – giỏi: GV yêu cầu học sinh nhận xét bảng nhân và giải thích rõ tại sao lại rút ra nhận xét đó (HS: hai tích liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị vì nếu viết phép nhân đó dưới dạng tổng thì tổng sau nhiều hơn tổng trược một số hạng bằng 2)
- Ý nhĩa của hoạt động: Thay vì phải học thuộc lòng bảng nhân (học vẹt) HS có thể tìm ra quy luật của các thừa số và tích trong bảng để học thuộc bảng một cách dễ dàng hơn. Đồng thời các em sẽ nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức được học hơn.
Phương pháp nhận thức ở đây được hiểu là cái cách mà nhà khoa học xem xét và khám phá, xây dựng nên vấn đề toán học. Có những học sinh rất thành thạo trong việc xác định và dự đoán các phương pháp nhận thức đó và sử dụng chúng để liên hệ và giúp họ: (1) hiểu chứ không chỉ là ghi nhớ vấn đề; (2) ghi nhớ các kiến thức lí thuyết và thực tiễn bởi vì điều đó có ý nghĩa hơn; (3) tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng và các khía cạnh của cùng một chủ để; (4) liên hệ kiến thức được học với thực tiễn cuộc sống và (5) tìm ra mối liên hệ có ý nghĩa giữa những kiến thức này với các kiến thức ðýợc học trong thời gian tiếp theo.
2.2.2.2. Chương trình dạy học tự chọn
Theo Carol Tomlimson (2004) [21], quá trình dạy học tự chọn gồm 3 bước:
Bước 1: GV xác định những HS nào có thể tham gia vào chương trình dạy học tự chọn và xác định kiến thức đã có, kiến thức chưa có của học sinh về vấn đề đó. Học sinh có thể đưa ra yêu cầu hoặc GV có thể quyết định nội dung chương trình dạy học tự chọn cho HS.
Bước 2: GV xác những kiến thức và kĩ năng nằm trong vấn đề tìm hiểu mà HS chưa nắm vững hoặc chưa nắm được và lên kế hoạch để HS tìm hiểu, chiếm lĩnh những điều đó. Kế hoạch này có thể yêu cầu HS phải tham gia cùng các bạn khác trong lợp để tìm hiểu một phần của nội dung nghiên cứu, làm bài tập về nhà, nhờ đó, các em sẽ được thực hành với những kĩ năng chưa nắm vững hoặc nắm đượcnhững kĩ năng này để sẵn sàng chuyển sang bước thứ 3.
Bước 3: Bước vào giai đoạn này, học sinh và giáo viên thiết kế ra một nhiệm vụ nghiên cứu để học sinh thực hiện trong khi những học sinh khác vẫn
thực hiện chung một yêu cầu. Giáo viên và học sinh sẽ cùng thống nhất về thời gian, cách thức, mục tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá và các nhân tố khác về việc hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh không phải mất thời gian nghiên cứu lại vấn để mà em đã được tìm hiểu trong nội dung chương trình tự chọn.
Ví dụ:
- GV thực hiện: Cô giáo Seng Chanh GVCN lớp 1 A.
- Đối tượng HS: trong lớp 1A, GV chọn ra được 7 HS giỏi tham gia vào nội dung dạy học tự chọn; những HS còn lại làm phần 3 bài tập 2 trang 72 SGK Toán 1.
- Những kiến thức,kĩ năng HS đã có: HS nắm được bảng trừ trong phạm vi 5. GV có thể cần củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép trừ có kết quả bằng 5.
- Bài 2(SGK Toán 1 – tr 72)
2.2.2.3. Sử dụng các nguồn tài tiệu học tập đa dạng
Nội dung dạy học trong sách giáo khoa thường đơn giản đối với một số HS trong khi nó lại phức tạp đối với một số khác. Sử dụng các nguồn tài liệu học tập khác nhau và kết hợp chúng với những bổ sung khác sẽ giúp GV tiếp cận gần hơn với như cầu học tập của từng các nhân HS. GV có thể thu thập các tài liệu học tập này thông qua sách, báo, sách tham khảo, internet,...
5 4-1 6-1 8-3 8-3 9-4 7-2 6-1 7-3
Ví dụ: Ở lớp 4A bên cạnh sách giáo khoa Toán 4, cô Chanh Sa Mon sử dụng thêm sách tham khảo cho học sinh như sau:
- Đối với học sinh trung bình - yếu: Các dạng bài tập trắc nghiệm Toán 4 - Đối với học sinh khá - giỏi: Toán nâng cao lớp 4.
2.2.2.4. Kế hoạch học tập
Kế hoạch dạy học giữa GV và HS có thể đa dạng [21]. Nó cho phép học sinh có thời gian để tự do trao đổi và hoạt động. Kế hoạch dạy học có thể bao gồm cả phần kĩ năng hoạt động và nội dung học tập thành phần và nó hỗ trợ việc quản lí lớp học dạy học phân hóa bởi vì các phần của bản kế hoạch này được phân loại dựa trên nhu cầu học tập của học sinh. Chẳng hạn, trong một tuần mỗi học sinh sẽ đề ra cho mình những nhiệm vụ học tập khác nhau và các em sẽ có trách nhiệm quản lí thời gian, công việc của mình và tự quyết định xem nhiệm vụ nào sẽ được hoàn thành trên lớp, nhiệm vụ nào được hoàn thành ở nhà.
2.2.2.5. Các bài tập nhỏ
Dựa trên việc đánh giá vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, giáo viên có thể cần phải dạy lại cho một bộ phận học sinh, tìm cách tiếp cận dạy học khác với nhóm học sinh này hoặc làm việc với một nhóm học sinh kia để mở rộng kiến thức, kĩ năng cho các em. Những bài tập nhỏ tỏ ra khá hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu dạy học phân hóa.
Ví dụ:
- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Chanh Sa Mon
- Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 4A (nhóm học sinh yếu - kém) - Thời điểm thực hiện: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 trang 77 SGK Toán 4: Bạn Kham nặng 25 kg, bạn Noy nặng 30, bạn Ky nặng 32 kg và bạn Phon nặng 40 kg . Hỏi 4 người cân nặng bao nhiêu kg?
- Nội dung dạy học tự chọn: Bạn Bunthăn nặng 30 kg và bạn Syđa nặng 25 kg. Hỏi
2. Bạn Bunthăn nặng hơn bạn Syđa bao nhiêu kg?
Khi giải bài toán học sinh có thể vẽ sơ đồ sau rồi lần lượt điền số thích hợp vào dầu hỏi (?)
+
-
- Mục đích của giáo viên:
Giúp học sinh khá giỏi rèn luyện và phát triển khả năng mô hình hóa, sơ đồ hóa bên cạnh kĩ năng tính toán thành thạo các phép tính cộng và phép tính trừ.
Ví dụ:
- Giáo viên thực hiện: Cô Sang Chanh GVCN lớp 1 A
- Đối tượng học sinh: Giáo viên chọn ra 15 em học sinh trong lớp tham gia vào nội dung dạy học tự chọn, số còn lại làm bài tập 3 trang 38 SGK. - Kiến thức, kĩ năng đã có: Biểu tượng các số từ 0 đến 6 và có kĩ năng
so sánh các số đã học.
- Bài 1 (SGK tr 38) : Điền số thích hợp vào ở trống: Hình1: Hình4 Hình 2: Hình5: 30 25 ? ? 25
Hình 3: Hình6: - Nội dung dạy học tự chọn:
Hãy điền số và kí hiệu so sánh thích hợp:
- Mục đích của giáo viên: Ngoài việc củng cố cho học sinh về biểu tượng của các số còn củng cố thêm về kĩ năng so sánh các số đó.
- Nội dung bài tập nhỏ: Để hướng dẫn học sinh làm bài tập trên giáo viên có thể đưa ra bài tập nhỏ sau:
Bài toán: Bạn Khăm Đêng nặng 35 kg, Bạn Phêng Sy nặng 32. Hỏi hai người cân nặng bao nhiêu kg?
- Mục đích thực hiện: Thông qua bài tập trên, học sinh có thể tính được cân nặng của hai người và từ đó tính được cân nặng của 3 người bạn Khăm Đêng, bạn Phêng Sy và bạn Thong Đăm.
2.2.2.5. Sử dụng hệ thống hỗ trợ đa dạng
Giáo viên có thể phân hóa nội dung day học phức tạp cho phù hợp với học sinh bằng cách sử dụng hệ thống hỗ trợ đa dạng như: học tập cặp đôi, thông qua băng hình, công nghệ đa phương tiện, sự cố vấn, giúp đỡ của người lớn,…
Ví dụ: Ở lớp 4A trường tiểu học Phone Say, cô giáo Chanh Sa Mon đã dán bảng cửu chương lên bức tường phía cuối lớp học, nơi học sinh
cód thể nhìn thấy thường xuyên khi ra chơi. Điều này sẽ giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn.
2.2.2.6. Các tài liệu in ấn có đánh dấu
Giáo viên có thể đánh dấu những ý quan trọng trong bài học hoặc tài liệu bổ sung. Khi học sinh gặp khó khăn trong việc nhận thức toàn bộ một chương, một bài, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh tài liệu đã được đánh dấu này. Thông qua đó, HS sẽ dễ dàng nắm được những ý chính, những vấn đề cơ bản, thiết yếu [21].
Ví dụ: Dưới đây là một bản ghi đã được đánh dấu của giáo Khăm Phu – GVCN 5A khi dạy về diện tích xung quanh và diện toàn phần của hình hộp chữ nhật.
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật. Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
2.2.2.7. Tài liệu tóm lược vấn đề cơ bản
Hầu hết các giáo viên có kinh ngiệm đều có thể tóm tắt những vấn đề chính của bài học một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ. Bản tóm lược như vậy có thể có ý nghĩa to lớn đối với những học sinh yếu - kém, gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt bài giảng hoặc thực hiện hoạt động. Các bản tóm lược này có thể được trình bày dưới dạng văn bản, sơ đồ hoặc hình ảnh minh họa.
Ví dụ:
- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Khămphu – giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền của trường Tiểu học Phone Say Tỉnh Luang Nam Tha, chủ nghiệm lớp 5A.
- Thời điểm thực hiện: Khi dạy học vận tốc, quãng đường, thời gia (tr161 - SGK Toán 5)
- Nội dung của tài liệu tóm lược:
- Ý nghĩa của tài liệu tóm lược: Chỉ với công thức trên, học sinh có thể nhớ ngay ra: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
2.2.2.8. Sự cố vấn của bạn học và người lớn
Tất cả mọi học sinh, không chỉ là những học sinh yếu – kém đều có thể nhận được những sự hỗ trợ, cố vấn từ phía người lớn, những người có thể trả lời câu hỏi của các em, hướng dẫn các em cách thức rèn luyện kĩ năng,…[48]. Một học sinh khá – giỏi lớp 5 có thể là một cố vấn tuyệt vời cho một học sinh lớp 4. Trong qua đó, trao cho một học sinh cơ hội học tập tốt hơn và có thể giúp đỡ người học tập tốt hơn.
Ví dụ: Trong lớp 4A trường Phone Say, tỉnh Luang Nam Tha cô giáo chủ nhiệm Mon đã thực hiện phân công em Mick Pha Chanh (học sinh có trình độ nhận thức giỏi) ngồi cạnh em Boun My (học sinh có trình độ nhận thức trung bình - yếu) trong giờ học toán để em Mick Pha Chanh có thể giúp đỡ, hướng dẫn cho em Boun My khi cần thiết. Sau một học kì thực hiện phân công chỗ ngồi như vậy, cô Muôn thu được kết quả là em Boun My đã có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập. Đồng thời, khả năng diễn đạt của em Mick Pha Chanh cũng được rèn luyện và phát triển hơn.
Kết luận: Có nhiều cách để phân hóa nội dung dạy học phù hợp với bản thân giáo viên và với nhu cầu và trình độ nhận thức của từng người học. Mục tiêu của phân hóa nội dung dạy học là đưa ra cách thức tiếp cận với nội dung dạy học (kiến thức và kĩ năng) phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân học sinh và giúp tất cả các em cùng tiến bộ.