Thực hiện phân hóa quy trình dạy – học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy phân hoá vào dạy học môn toán lớp 4 ở trường Tiểu học nước CHDCND Lào (LV thạc sĩ) (Trang 61 - 70)

Trong lớp học dạy học phân hóa, giáo viên cần đưa ra những hoạt động đa dạng cho học sinh. Với sự đa dạng của các hoạt động dạy học, những học

sinh trước đây chỉ quen với các bài tập, nhiệm vụ đơn giản và kém tập trung thì nay đã bắt đầu thể hiện sự tập trung tốt hơn, lâu hơn khi được thực hiện các hoạt động phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của bản thân.

Carol Ann Tomlinson (2004) trong [21] cho rằng: Một hoạt động dạy học phân hóa hiệu quả là hoạt động mà ở đó học sinh: (1) hoạt động theo các phương thức khác nhau với những yêu cầu khác nhau và trong các khoảng thời gian khác; (2) với mức độ hướng dẫn, hỗ trợ khác nhau từ phía giáo viên và bạn học; (3) sử dụng các kiến thức và kĩ năng cần thiết; (4) nhằm mục đích chiếm lĩnh những kiến thức cần thiết hoặc giải quyết một vấn đề.

Chris Smit (2005) [23] đã đề xuất năm bước để thiết kế một hoạt động dạy học phân hóa hiệu quả cho học sinh như sau:

-Lập kế hoạch trước

-Kiểm tra các nguồn học liệu -Thiết kế các hoạt động

-Điều khiển, đánh giá và định giá -Rút kinh nghiệm

2.2.3.1. Lập kế hoạch trước

Xây dựng kế hoạch ngay từ khi thực hiện bước đầu tiên của quá trình thiết kế hoạt động và cần diễn ra trong thời gian dài để thu thập thông tin, lên kế hoạch và tiến hành thiết kế hoạt động. Có một số câu hỏi mà giáo viên nên cân nhắc và ba vấn đề chính cần phải làm ở bước này.

Câu hỏi: Học sinh đã nắm được những gì về chủ đề? Học sinh có thể được hỗ trợ không? Học sinh muốn tìm hiểu thêm những gì? Học sinh muốn gì ngoài vốn kinh nghiệm họ đã có?

Những việc làm: Tạo điều kiện cho học sinh có những hình dung ban đầu về bài học hay chủ đề học bằng cách trao đổi với các em về mục đích và nội dung dạy học; Tính đến những kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã có bằng cách thu thập thông tin từ bản thân học sinh và cha mẹ các em; Tạo ra một danh sách những gì học sinh đã biết và những gì học sinh cần được học.

Ví dụ:

Giáo viên thực hiện: Cô giáo Khăm phu GVCN lớp 5A. Sau đây là Bản kế hoạch ban đầu của cô vieng keo khi thết kế các hoạt động dạy học bài Diện tích hình thang (trang 140 SGK Toán 5)

- Mục đích của bài học: Xây dựng công thức tính diện tích hình thang sau khi học sinh đã có biểu tượng về hình thang và những đặc điểm của hình thang ở thiết trước.

- Kiểm tra nhận thức của học sinh về: Biểu tượng hình thang; một số tính chất cơ bản của khái niệm diện tích của một hình (tính chất cộng tính; tính chất đơn điệu; tính chất liên quan đến khái niệm hai hình đẳng hợp)

- Những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có: Học sinh nắm được biểu tượng về diện tích đã được học ở lớp 4 và các tính chất của nó; nắm chắc và có kĩ năng tính diện tích của một hình tam giác, hình bình hành ; có khá năng cắt – ghép hình.

- Kiến thức học sinh cần tìm hiểu: công thức tình diện tích hình thang

Ví dụ:

Giáo viên thực hiện: Cô giáo Chanh Sa Mon GVCN lớp 4A.

Sau đây là bản kế hoạch ban đầu của cô Mon khi bắt đầu thiết kế hoạt động dạy học bài 36: Hình chữ nhật (trang 84 - SGK Toán 4).

- Mục đích của bài học: Giúp học sinh hình thành biểu tượng hình chữ nhật để từ đó biết nhận dạng hình chữ nhật; nắm được đặc điểm của hình và có biểu tượng về chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.

- Kiểm tra nhận thức của học sinh về: Khái niệm độ dài đoạn thẳng, góc vuông; kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và kiểm tra góc vuông bằng ê ke.

- Những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có: Học sinh có kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng; Kĩ năng kiểm tra góc vuông bằng ê ke.

- Kiến thức học sinh cần tìm hiểu: biểu tượng hình chữ nhật, chiều dài, chiều rộng và đặc điểm của hình chữ nhật.

2.2.3.2. Kiểm tra các nguồn học liệu

Điều này đảm bảo cho việc tiến hành quá trình dạy học. Việc thiết kế hoạt động có thể bị hỏng nếu các nguồn học liệu đưa ra cho học sinh không đủ hoặc không phù hợp. Thông thường không có nhiều loại nguồn học liệu được cung cấp cho các em. Giáo việc thường chỉ dưa vào sách giáo khoa. Đế giúp mở rộng các nguồn liệu học này, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm tòi từ các nguồn khác: sách tham khảo, sự hỗ trợ của cha mẹ, của học sinh lớn hơn, từ bào chí, internet,... Bên cạnh đó, một điều quan trọng là giáo viên cần nhìn nhận bản thân học sinh cũng là một nguồn tài nguyên.

Câu hỏi:

Giáo viên có thể làm gì từ những cái có sẵn trong lớp học, trường học? Học sinh có thể tiếp cận những gì bên ngoài nhà trường? Có phải tất cả mọi học sinh đều có cơ hội được tiếp cận như nhau về một vấn đề? Nếu không phải vậy thì làm thể nào để chúng có thể chia sẻ với nhau?

Những việc cần làm:

Yêu cầu học sinh thu thập và cung cấp các nguồn tài nguyên học tập mà các em có thể tìm được; Tạo ra một kho những nguồn tài nguyên mà bạn có thể sử dụng theo ý muốn và học sinh trong lớp đều có khả năng tiếp cận chúng; Xác định bất cứ nguồn tài nguyên bổ sung nào mà yêu cầu đặt ra thêm, ví dụ: bảng các hoạt động, bảng phản ánh, bảng các trò chơi; Cân nhắc vai trò của các chuyên gia và những người lớn khác có liên quan tới quá trình dạy học.

Ví dụ:

- Giáo viên thực hiện: Cô Chanh Sa Mon GVCN lớp 4A

- Thời điểm thực hiện: Khi dạy học bài 31 –Hình chữ nhật (trang 84 SGK Toán 4)

- Nguồn học liệu: sách giáo khoa; các mô hình (bằng nhựa hoặc bìa cứng) có dạng hình chữ nhật (của giáo viên và của học sinh đã chuẩn bị ở nhà)

và một số khác không có dạng hình chữ nhật; ê ke để kiểm tra góc vuông và thước đo chiều dài; các vật dụng khác có ngay trong lớp học: cái bảng, quyển sách, bức tường,...

2.2.3.3. Thiết kế các hoạt động

Đây là bước mà bạn xác định những kiến thức đã có liên quan tới những điều cần dạy và mối liên hệ giữa chúng với nội dung dạy học. Từ đó, xác định những vấn đề cần dạy cho học sinh và các hoạt động để thông qua đó học sinh chiếm lĩnh được trị thức.

Câu hỏi:

Chúng ta có bao nhiêu thời gian và mất bao lâu để thực hiện? Chúng ta có và có thể tìm được những nguồn tài nguyên tối thiểu cần thiết nào và ở đâu? Có thể linh hoạt cho phép học sinh lên kế hoạch cho cách tiếp cận của riêng mình ở mức độ nào đó không?

Những việc cần làm:

Sự dụng danh sách những điều đã biết và những điều cần học để xác định nội dung dạy học phù hợp; Kết hợp nguồn tài nguyên trong kho với những nội dung dạy học vừa xác định; Xem xét trình tự và các cách thức của các hoạt động dạy học. Học sinh có thể học thông qua các hoạt động được sắp xếp khác nhau không? Học sinh có cần hoạt động nhóm hoặc toàn lớp không? Đưa những khả năng sắp xếp hoạt động vào trong kế hoạch chung; thiết lập một thời gian biểu hoàn thành công việc.

Ví dụ:

- Giáo viên thực hiên: Cô giáo Chanh Sa Mon, GVCN lớp 4A

Thiết kế hoạt động: Giới thiệu hình chữ nhật

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu hình chữ nhật (15 phút)

- GV treo lên bảng hình chữ nhật ABCD (đã vẽ sẵn vào một tấm bìa cứng) và yêu cầu học sinh gọi tên hình

- HS trung bình – yếu: Hình tứ giác ABCD. (Học sinh giỏi có thể gọi tên hình là Hình chữ nhật ABCD).

A B

D C

- GV giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh nhắc lại. - GV yêu cầu học sinh nêu các đỉnh và các cạnh của hình chữ nhật ABCD.

- GV yêu cầu một học sinh lên bảng dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD và nêu nhận xét. - GV yêu cầu một vài học sinh khác nhắc lại nhận xét. Giáo viên viết lên bảng: AB = CD; AD = BC

- Giáo viên nêu: Hai cạnh AB và CD được cọi là hai cạnh dài của h́nh chữ nhật. Hai cạnh BC và AD được cọi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật Vậy ta có nhận xét gì về hình chữ nhật ABCD?

- GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại.

- GV yêu cầu học sinh sử dụng ê ke để kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật có phải góc vuông không?

- HS yếu – kém nhắc lại: Hình chữ nhật ABCD.

- HS trung bình nêu: 4 đỉnh gồm đỉnh A, B, C, D và 4 cạnh gồm: cạnh AB và cạnh CD; cạnh AD và cạnh BC.

- HS khá – giỏi: Đo và nêu:

+ Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD; + Độ dài cạnh BC bằng độ dài cạnh AD. - HS trung bình – yếu nhắc lại: AB = CD; AD = BC.

- HS trung bình – khá: Hình chữ nhật ABCD có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau

- HS lắng nghe và nhắc lại (HS yếu – kém).

- HS khá: kiểm tra 4 góc và nêu: 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông.

- GV đưa ra một số tấm bìa có dạng hình chữ nhật và một số tấm bìa không phải là hình chữ nhật (đã chuẩn bị sẵn) và yêu cầu học sinh nhận dạng hình nào là hình chữ nhật, hình nào không là hình chữ nhật. - GV hỏi: Vậy hình chữ nhật có đặc điểm gì?

- GV gắn lên bảng tấm bìa đã chuẩn bị trước có nội dung: “Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau”.

- GV hỏi: Vậy làm thế nào để nhận biết một hình có phải là hình chữ nhật hay không? Yêu cầu học sinh thực hành kiểm tra một hình nào đó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ và kể ra những hình ảnh, đồ vật có trong lớp học có dạng hình chữ nhật.

- HS nhận dạng hình (ban đầu đều là học sinh khá – giỏi, sau đó là học sinh trung bình – yếu).

- HS khá: hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và 4 góc vuông.

- HS quan sát và đọc to (HS trung bình, yếu)

- HS giỏi: kiểm tra hình đó có 4 góc vuông hay không và thực hành.

- Đại diện nhóm (HS trung bình) nêu.

2.2.3.4. Giám sát, đánh giá và định giá

Quá trình đánh giá nên phản ánh những tiêu chí đã được thống nhất cùng học sinh ở bước lập kế hoạch ban đầu, nó thường diễn ra liên tục, đánh giá chính thức là một nguồn thông tin thực sự hữu ích mà có thể được thu thập và nhờ đó, có thể rút ra những kinh nghiệm học tập tốt.

Câu hỏi:

- Làm thế nào để học sinh biết được các em có giải quyết được vấn đề nghiên cứu mà mình đã xác định ở bước lên kế hoạch trước đó hay không? Học sinh đã nắm được các tiêu chí và hình thức đánh giá chưa? Học sinh sẽ sự dụng những tiêu chí nào? Giáo viên sẽ sử dụng tiêu chí nào trong quá trình đánh giá? Có sự thỏa thuận nào không? Làm thể nào để học sinh ghi lại được sự tiến bộ và những thành tích đáng kể của mình trong quá trình học tập?

- Ở thời điểm nào giáo viên có thể quan sát, đặt câu hỏi và thảo luận với học sinh về những lưa chọn nhiệm vụ học tập của các em cũng như quá trình các em thực hiện nhiệm vụ học tập?

- Làm thể nào để giáo viên có thể đưa ra những thông tin phản hồi về sự hoàn thành nhiệm vụ của học sinh một cách tốt nhất: ở thời điểm nào (trong suốt quá trình, ở giữa hay khi kết thúc công việc), thông qua cách gì (kiểm tra, phỏng vấn, vấn đáp, quan sát) bằng hình thức nào (lời nói, văn bản hay điểm số).

- Học sinh có cơ hội tự đánh giá bạn khác không? Liều lượng của các hình thức đánh giá này thế nào?

- Các bài tập, chủ đề, chuyên đề được tự định giá như thế nào?

Những việc cần làm:

Thảo luận với học sinh những tiêu chí mà bản thân các em và giáo viên sẽ dùng để đánh giá sự tiến bộ của chúng; Tạo cơ hội cho học sinh được tự đánh giá bản thân và bạn học khác; Xác định thời điểm để giáo viên đánh giá và đưa ra những ý kiến phản hồi về cá nhân cũng như nhóm học sinh.

Ví dụ:

- Giáo viên thực hiện: Cô Chanh Sa Mon – GVCN lớp 4A - Đánh giá hoạt động dạy – học: giới thiệu hình chữ nhật.

- Tiêu chí và hình thức đánh giá: Học sinh biết nhận dạng, kiểm tra một hình có phải là hình chữ nhật không; nắm được đặc điểm của hình chữ nhật; có kĩ năng vẽ và ghi tên hình. Hình thức đánh giá chủ yếu là hỏi – đáp và thực hành.

- Thời điểm đánh giá: Trong suốt qúa trình diễn ra các hoạt động dạy – học và khi kết thúc tiết học. Giáo viên đưa ra nhận xét, bổ sung và đánh giá ngay sau khi học sinh trả lời.

Học sinh giám sát các hoạt động của bạn học thông qua việc lắng nghe, quan sát và đưa ra những nhận xét, bổ sung trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động.

2.2.3.5. Rút kinh nghiệm

Đến lúc này, mọi chuẩn bị đã được thực hiện và chúng ra cần rút ra những kinh nghiệm dạy học cho mình.

Câu hỏi:

- Khi nào và làm thể nào để học sinh có thể chia sẻ những kiến thức và hiểu biết mà mình đã có với các bạn khác trong lớp? Chúng ta có thể cho học sinh viết ra các thông tin, kiến thức để những em các đọc và nhận xét; trình bày kiến thức đó cho một nhóm hay toàn lớp? Phương pháp tốt nhất để tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể? Có nhiều cách khác nhau mà thông qua đó, học sinh có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức không? Làm thế nào để học sinh có thể lưu lại những mục tiêu học tập cũng như những thành tích mà các em đã đạt được để rút ra kinh nhiệm học?

Những việc cần làm:

- Yêu cầu học sinh tham gia vào việc thiết kế và giao cho các bài tập, chủ đề hoặc nội dung; Thỏa thuận về các mục tiêu học tập, các phương pháp học tập và các tiêu chí đánh giá với học sinh; Xác định khi nào học sinh có thể tham gia vào tìm hiểu nội dung và hoạt động dạy học tự chọn; Cân nhắc hình thức tổ chức nào là tốt nhất cho học sinh trong từng hoạt động cụ thể; Xác định các cơ hội để kết hợp việc học ở những hoàn cảnh khác nhau; Hãy xem xét có thể hỗ trợ cho mỗi học sinh như thế nào?

Ví dụ:

Sau khi kiểm tra, đánh giá, hoạt động dạy học: giới thiệu hình chữ nhật, giáo viên rút ra một số vấn đề sau:

- Giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học thực hành – luyện tập, tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành đo độ dài đoạn thẳng và kiểm tra góc vuông bằng ê ke cho học sinh để từ đó tự rút ra những đặc điểm của hình chữ nhật.

- GV kết hợp sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học (nhất là khi tiến hành luyện tập).

-Yên cầu học sinh liên hệ kiến thức được học với thực tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy phân hoá vào dạy học môn toán lớp 4 ở trường Tiểu học nước CHDCND Lào (LV thạc sĩ) (Trang 61 - 70)