Một số kiến nghị đề xuất hoàn thiện kế toán xác định KQKD tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng TM DV Việt Song Long (Trang 70 - 109)

Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng TM DV Việt Song Long, em đã được tìm hiểu, tiếp cận môi trường làm việc thực tế, sự vận hành hoạt động có hiểu quả của công ty. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy và mô hình tổ chức tại công ty tương đối hoàn thiện, hầu hết tuân thủ nguyên tắc và theo đúng quy định của nhà nước. Tuy nhiên để hoàn thiện về mọi mặt trong tổ chức, vận hành, hoạt động và đặc biệt là công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty, với kiến thức ít ỏi của một sinh viên em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:

Hoàn thiện công tác kế toán tài chính

Về tổ chức hạch toán ban đầu: Các hóa đơn mà các bộ phận khác trong công ty mua để phục vụ hoặc xuất cho các công trình xây dựng cơ bản (hóa đơn GTGT, HĐBH, chứng từ khác ) cần được lưu chuyển linh hoạt hơn, chuyển về phòng kế toán kịp thời. Để khắc phục các cán bộ kế toán trên công ty cần phải thường xuyên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ tới bộ phận kế toán để xử lý, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: như đôn đốc nhân viên bán hàng gửi hóa đơn, chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho việc hạch toán tổng hợp và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi, chính xác trong hạch toán, cũng như xác định kết quả kinh doanh, tránh những sai sót không đáng có gây mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Về phương pháp tính khấu hao Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán giúp cho việc hạch toán nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo vốn đầu tư của công ty nhanh chóng được thu hồi, khắc phục được yếu tố mất giá, trượt giá, công ty nên xem xét sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần để khấu hao nhanh trị giá tài sản trong những năm đầu .

Về trích lập các khoản dự phòng

Năm 2006, công ty Việt Song Long có ký 03 hợp đồng thi công 3 gói thầu: 03, 05, 06 với công ty ĐT CP ĐT XD Bình Phước có tổng trị giá 61.8668.012.994 đồng, nhưng tính cho đến thời điểm này công ty ĐT CP ĐT XD Bình Phước vẫn chưa thanh toán hết số tiền trên, mặc dù công trình trên đã hết hạn bảo hành và đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2008. Dưới đây là bảng đối chiếu công nợ đã được hai bên xác nhận:

Bảng 3.1: BẢNG ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

STT Nội dung hợp đồngGiá trị đã thanh toánGiá trị Giá trị còn phảithanh toán

01 Gói thầu 01 12.600.870.000 11.846.700.000 754.170.000 02 Gói thầu 02 32.083.005.657 31.387.635.000 695.640.650 03 Gói thầu 03 17.184.137.337 16.277.000.000 907.137.330

Tổng 61.868.012.994 59.511.335.000 2.356.677.990

(Nguồn Phòng kế toán tài chính)

Như vậy số công nợ trên tính đến thời điểm này đã quá hạn phải trả 05 năm, mặc dù đã nhiều lần Công ty gửi văn bản yêu cầu công ty CSHT Bình Phước thanh toán nhưng cho đến nay khách hàng vẫn chưa thanh toán dứt điểm số nợ nói trên.

Vì vậy Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi .Việc trích lập các khoản dự phòng đồng nghĩa với việc dự kiến trước các tổn thất, để khi những rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra, công ty có nguồn kinh phí xử lý kịp thời những rủi ro này, hoạt động kinh doanh sẽ không phải chịu ảnh hưởng nặng nề những tổn thất không đáng có.

Phương pháp kế toán dự phòng giảm thu khó đòi: Theo thông tư 228/2009/TT – BTC ban hành ngày 07/12/2009 hướng dẫn việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

- Chứng từ sử dụng: chứng từ gốc, đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

- Tài khoản sử dụng: TK 139 – “Dự phòng phải thu khó đòi”. - Trình tự hạch toán:

+ Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập:

Nợ TK 642: 2.356.677.990 Có TK 139: 2.356.677.990

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi trên khi xác định thực sự không đòi được sẽ được phép xóa nợ theo chính sách tài chính hiện hành:

Nợ TK 139: 2.356.677.990 Có TK 131: 2.356.677.990 Đồng thời ghi Nợ TK 004: 2.356.677.990

+ Giả sử số nợ trên sau đó lại thu hồi được, kế toán hạch toán: Nợ TK 111, 112… 2.356.677.990

Có TK 711 2.356.677.990 Đồng thời ghi Có TK 004: 2.356.677.990

Như vậy, việc lập các khoản dự phòng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, tăng độ chính xác tin cậy cho các thông tin kế toán đưa ra..

Một số kiến nghị khác:

Công ty nên đưa ra chính sách chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua số lượng nhiều, khách hàng gắn bó lâu dài. Điều này kích thích khách hàng quan tâm, sử dụng sản phẩm của Công ty nhiều hơn.

Việc tính toán mức chiết khấu thương mại cho khách hàng đảm bảo nguyên tắc ổn định, nâng cao về doanh số, với mục tiêu mở rộng thị thị trường. Bằng phương pháp thống kê và ước lượng bình quân, tình hình tiêu thụ thành phẩm bê tông loại 1 như sau:

Bảng 3.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ BÊ TÔNG THÀNH PHẨM LOẠI 1

Nội dung Tháng 10 Tháng 11Qúy IV Tháng 12

Số lượng sản phẩm bán ra (đvt: sản phẩm) 1.250 2.160 1.800

Số lượng khách hàng mua hàng (đvt: khách hàng) 5 8 6

Trung bình số sp 1 khách hàng tiêu thụ mỗi tháng 250 270 300 Trung bình số sản phẩm 1 khách hàng tiêu thụ mỗi

tháng trong quý IV 274 sản phẩm/khách hàng

Công thức tính:

Q1.A1+Q2.A2+ ... + Qn.An Qbq= ---

n

Ghi chú: Qbq : Số lượng sản phẩm bình quân 1 khách hàng mua trong 1 tháng Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ

A: Khách hàng n : Số khách hàng

Bỏ qua chi phí Quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, để tăng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn

Căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm và lấy số lượng sản phẩm bình quân khách hàng mua trong quý IV để làm căn cứ tính mức chiết khấu:

Lấy mức sản phẩm bình quân khách hàng tiêu thụ trong một tháng làm chuẩn (274 sản phẩm/khách hàng) để công ty đưa ra mức chiết khấu hợp lý cho từng khách hàng:

Bảng 3.3 MỨC CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI DỰ KIẾN Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ của

1Khách hàng tăng (i%) Số lượng tương đươngQ= 274sp*(1+i%) Tỷ lệ chiếtkhấu

10% - 15% 301 - 315 (sản phẩm) 1%

15% - 20% 315 - 329 (sản phẩm) 2%

20% - 30% 329 - 356 (sản phẩm) 3%

30% - 35% 356 - 370 (sản phẩm) 5%

Tại thời điểm 31/12/2013 giá vốn thành phẩm bêtông loại 1 là 148.000đ/sp, giá bán là 252.000đ/sp. Dưới đây là bảng tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm cho một đơn hàng khi áp dụng mức chiết khấu trên:

Bảng 3.4 TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THEO MỨC CHIẾT KHẤU DỰ KIẾN Tỷ lệ

tiêu thụ tăng Số lượng(1) chiết khấuMức Giá vốn(2) Giá bán Giá đã CK(3) Lợi nhuận gộp(1)*((3)-(2))

0% 274 0% 148.000 252.000 252,000 28,496,000

10% 301 1% 148.000 252.000 249,480 30,586,072

20% 329 2% 148.000 252.000 246,960 32,538,048

25% 343 3% 148.000 252.000 244,440 33,030,700

30% 356 5% 148.000 252.000 239,400 33,808,860

Dựa vào bảng so sánh trên ta thấy khi áp dụng mức chiết khấu thương mại cho thành phẩm bêtông loại I trên giúp lợi nhuận gộp của công ty sẽ tăng khi tìm kiếm được khách hàng gắn bó dài lâu, muốn mua số lượng lớn.

Để thực hiện được mức chiết khấu trên cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được doanh số thì công ty nên ký kết với khách hàng bằng các hợp đồng mua bán, hai bên cùng thỏa thuận về số lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng, mức chiết khấu, hình thức thanh toán... để tránh rủi ro khi khách hàng vi phạm điều kiện mua bán.

Việc Công ty tìm kiếm mở rộng thị trường nhằm nâng cao doanh thu, từ đó cải thiện được đời sống cho công nhân viên. Đặc biệt thị trường đang trong thời kì bão giá, tất cả các mặt hàng đều tăng giá, đời sống của của công nhân viên trở nên khó khăn hơn. Vì vậy công ty nên có chế độ tăng lương hợp lý, tăng cường chính sách khen thưởng, khuyến khích công nhân viên có năng lực, sáng tạo, phát huy tốt nhất nguồn nội lực vốn có trong công ty.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở hiện nay, thì dường như những bài toán kinh tế cho mỗi doanh nghiệp ngày càng nan giải và khó khăn, mà mỗi bài toán kinh tế đó vẫn là đi tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận ở đây không đơn thuần được đo bằng giá trị vật chất mang lại mà còn phải đảm bảo về cả chất và lượng về nhân lực cũng như thành quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này thì mỗi doanh nghiệp cần tạo ra cho mình một hướng đi riêng, với những đường lối, phương hướng hạch toán kinh doanh đúng đắn, hiệu quả. Và Kế toán là một công cụ quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Kế toán vừa là một công cụ quản lý kinh tế vừa là công tác nghiệp vụ hữu hiệu, là một trợ thủ đắc lực cho các nhà hoạch định kinh doanh vạch ra hướng phát triển trong tương lai.

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại dịch vụ Việt Song Long, em đã có cơ hội tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty, được đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã giúp em đi sâu vào thực tế là điều kiện tốt để em vận dụng thực tiễn và cơ sở lý luận mà em được học trên lớp. Sự liên hệ giữa thực tiễn và lý luận đã giúp em có những kiến thức bổ ích, nắm bắt yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện năng lực và kỹ năng bản thân, và có những hình dung cơ bản về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Qua quá trình học tập và thực tập tại công ty, em đã học tập và đ úc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên vì hiểu biết, kiến thức em cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, thiếu xót. Em rất mong được sự thông cảm và sự chỉ dẫn của thầy cô, cô chú, anh chị trong Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Sách Kế toán tài chính doanh nghiệp- TS.Phan Đức Dũng- nhà xuất bản thống kê  Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp - Tập thể giảng viên trường đại học

Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản lao động.  Các chuẩn mực kế toán Việt Nam

 Chế độ kế toán doanh nghiệp

 Tài liệu phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại dịch vụ Việt Song Long

 Các trang web:

 Website của bộ tài chính  Webketoan.net

 Kiemtoan.com  Tailieu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Sổ cái minh họa TK 511 Phụ lục 02: Sổ cái minh họa TK 515 Phụ lục 03: Sổ cái minh họa TK 711 Phụ lục 04: Sổ cái minh họa TK 632 Phụ lục 05: Sổ cái minh họa TK 641 Phụ lục 06: Sổ cái minh họa TK 642 Phụ luc 07: Sổ cái minh họa TK 635 Phụ lục 08: Sổ cái minh họa TK 811 Phụ lục 09: Sổ cái minh họa TK 821 Phụ lục 10: Sổ cái minh họa TK 911

102/2 Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Q12, TP HCM ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 NĂM 2013

Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

STT Ngày tháng

ghi sổ Số chứng từ Diễn giải

Số TT sổ Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng NKC Nợ

1 16/01/2013 AA/11P 00399 16/01/2013 Thi công xây dựng công trình QL 13gói 3.2, 6.1 125 1121 2.773.631.254 2 10/05/2013 AA/11P 00395 10/05/2013 Thi công xây dựng công trình QL 13gói 05 575 131 1.257.565.297 3 07/07/2013 AA/11P 00351 07/07/2013 Chuyển nhượng QSDĐ cho bà TrầnThanh Thúy 677 1111 219.750..000 4 07/07/2013 AA/11P00353 07/07/2013 Chuyển nhượng QSDĐ cho ông VũĐức Đoán 678 1111 219.750..000 5 18/08/2013 AA/11P00447 18/08/2013 Doanh thu bán trụ cột bê tông cốtthép cho cty Sài Việt 741 1551 84.000.000 6 24/08/2013 AA/11P00450 24/08/2013 Doanh thu bán trụ cột bê tông cốtthép cho cty Mạnh Quân 875 1552 50.000.000

……… ………. ………….. ……….. ….. ….. ……… ………..

… 31/12/2013 KCDT-31-12-2O13 31/12/2013 Kết chuyển doanh thu thuần 946 911 223.467.889.608

Số phát sinh kỳ này 223.467.889.608 223.467.889.608

Số dư kỳ trước 0 0

Số dư chuyển kỳ sau 0 0

- Sổ này có…. Trang, đánh dấu từ trang 0 1 đến trang…

- Ngày ghi sổ : 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013 Ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

102/2 Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Q12, TP HCM ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515 NĂM 2013

Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính

STT Ngày tháng

ghi sổ Số chứng từ Diễn giải Số TTsổ

Tài khoản

đối ứng Số phát sinh

Số hiệu Ngày tháng NKC Nợ

1 18/03/2013 BC13/03/18-Sacombank 18/03/2013 Cty CSHT Bình Phước chuyển tiềnchia cổ tức 423 1121 2.500.000.000 2 05/11/2013 BC13/11/05Sacombank 05/11/2013 Tiền lãi gửi NH Sacombank T10 877 1121 9.263.000 3 05/12/2013 BC13/12/05Sacombank 05/12/2013 Tiền lãi gửi NH Sacombank T11 887 1121 10.653.000 4 12/12/2013 BC13/12/12Sacombank 12/12/2013 Hưởng chiết khấu thương mại dothanh toán trước hạn 922 1121 24.500.000

……….. ……… …………. ……… ……. ……. ……… ………

31/12/2013 KCLV31-12-2O13 31/12/2013 Kết chuyển doanh thu tài chínhkhác 1011 911 706.860.000 31/12/2013 KCLV31-12-2O13 31/12/2013 Kết chuyển tiền lãi gửi 1012 911 345.670.000 31/12/2013 KCCT31-12-2O13 31/12/2013 Kết chuyển DT nhận cổ tức 1013 911 2.950.000.000

Số phát sinh kỳ này 4.002.530.000 4.002.530.000

Số dư kỳ trước 0 0

Số dư chuyển kỳ sau 0 0

- Sổ này có…. Trang, đánh dấu từ trang 01 đến trang…

- Ngày ghi sổ : 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013 Ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

102/2 Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Q12, TP HCM ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI TK 711 NĂM 2013

Tên tài khoản: Thu nhập khác

STT

Ngày tháng

ghi sổ Số chứng từ Diễn giải Số TTsổ

Tài khoản

đối ứng Số phát sinh

Số hiệu Ngày tháng NKC Nợ

1 20/12/2013 AA/13P 0002 20/12/2013 Thanh lý trạm bê tông Asphalt 931 1121 1.090.909.091 2 20/12/2013 AA/13P 0009 20/12/2013 Thanh lý xe con 7 chỗ ngồi hiệuLEXUS 934 1121 90.909.091 3 20/12/2013 AA/13P 0010 20/12/2013 Thanh lý xe con 4 chỗ ngồi hiệuLEXUS 937 1111 69.090.909 4 20/12/2013 AA/13P 0015 20/12/2013 Thanh lý máy ủi bánh xích 939 1111 9.090.909 5 20/12/2013 AA/13P 0015 20/12/2013 Thanh lý xe đào bánh xích 951 1312 9.090.909 6 25/12/2013 BBTL-HĐXD79 25/12/2013 Phạt vi phạm hợp đồng Cty NamĐô 964 1381 212.421.000

…. …….. ………… ………… ……… …… …… ………. ……….

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng TM DV Việt Song Long (Trang 70 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)