Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 48 - 73)

- Ngày22/04/2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010300

b)Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Dựa vào bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Bảng 02 ta thấy tương ứng với sự giảm sút của tài sản, tổng nguồn vốn cũng giảm 4.178.305.587 VNĐ với tỷ lệ 1,2%. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.699.949.122 VNĐ tương ứng tỷ lệ 6,77% và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn tăng 1,3% lên 20,06% vào cuối năm. Nợ phải trả giảm 7.878.254.709 VNĐ với tỷ lệ 2,78%, ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả giảm 1,3% xuống còn 79,94% vào cuối năm. Tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu đối lập với tốc độ giảm nợ phải trả, điêù đó cho thấy chính sách tài trợ của công ty là tăng sử dụng nguồn vốn của bản thân, giảm tỷ trọng nợ phải trả. Nhìn chung việc dịch chuyển cơ cấu vốn như trên là hợp lí.Cụ thể xem xét từng khoản mục như sau:

Nợ phải trả giảm 2,78% về cuối năm tương ứng với 7.878.254.709 VNĐ. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đạt 81,24% ở đầu năm và giảm xuống 79,94% vào cuối năm. Nguyên nhân nợ phải trả trong năm giảm do nợ dài hạn giảm mạnh tới 41,52% tương ứng với số tiền 24.915.529.291 VNĐ. Một phần do nợ dài hạn giảm mạnh tới 19.057.000.000VNĐ tương ứng tỷ lệ 44,9% và một phần nợ dài hạn tới hạn trả. Vay và nợ dài hạn là nhân tố chủ yếu quyết định đến sự gia tăng của nợ dài hạn. Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng là hoàn toàn hợp lý xuất phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng quy mô sản xuất. Nợ ngắn hạn tăng nhẹ 7,64% nhưng chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng nợ phải trả của công ty. Vì vậy , dù có ảnh hưỏng không nhỏ tới sự tăng lên của khoản mục nợ phải trả nhưng do nợ dài hạn giảm quá nhiều nên vẫn kéo khoản mục nợ phải trả giảm xuống trong năm. Nguyên nhân chính khiến cho nợ ngắn hạn tăng nhẹ vào cuối năm là do các khoản phải trả phải nộp khác tăng rất cao tới 180,05% tương ứng với 27.459.777.458 VNĐ. Phải trả công nhân viên cũng tăng cao tới 85,34% tương ứng với 6.403.114.934 VNĐ. Trong khi đó tỷ trọng hai khoản mục trên chiếm khá khiêm tốn trong tổng nợ ngắn hạn.Phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng 17,8% sau khi đã tăng tỷ trọng lên 10,96% so với đầu năm còn khoản mục phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng 5,8% vào cuối năm và tăng lên 2,43% so với đầu năm cho thấy công ty đã chiếm dụng một phần lương nhân viên trong toàn công ty với mục đích đầu tư, tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống cho công nhân viên. Các khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong nợ ngắn hạn đều có xu hướng giảm xuống như vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước. Trong khi tỷ trọng ba khoản mục trên trong nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu với đầu năm là 85,38% và cuối năm là 72,5%. Qua bảng phân tích ta thấy phải trả người bán giảm mạnh nhất tới 22,15% tương ứng với 14.842.410.006 VNĐ. Điều này cho thấy đồng vốn của công ty bị chiếm dụng rất nhiều, việc huy động vốn của công ty gặp nhiều khó khăn và phải chịu chi phí sử dụng vốn cao.

• Vốn chủ sở hữu :

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5,66% tương ứng với số tiền 3.699.949.122 VNĐ, nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do tăng quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận trong năm chưa phân phôí. Lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh tới 24,14% tương ứng với 1.873.360.290 VNĐ cho thấy tình hình tài chính trong năm của công ty khá khả quan và cũng cho thấy chính sách công ty nhằm phát triển bền vững, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất trong tương lai bằng việc bổ sung thêm vốn vào các quỹ như quỹ đầu tư phát triển cuối năm tăng tới 30,62% so với đầu năm tương ứng với 1.706.640.397 VNĐ, quỹ dự phòng tài chính tăng 13,94% tương ứng với 241.213.272 VNĐ. Điều đó thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty đang được nâng cao để sản xuất kinh doanh tốt trong các năm tiếp theo.

Kết luận : Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy công ty

đang có sự chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng bền vững, hợp lí bằng việc tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng nợ phải trả, giảm gánh nặng cho khả năng thanh toán toàn công ty.Cùng với việc thị trường trong năm có nhiều biến động, đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào nên sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lí. Tuy nhiên công ty có thể tận dụng các nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn thấp như các khoản chiếm dụng thì tình hình tài chính của công ty sẽ càng tốt hơn.

Nhận xét chung :

Qua phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ta thấy tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn đều giảm. Tuy vậy cơ cấu tài sản có sự thay đổi tăng tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH, cơ cấu nguồn vốn tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu chứng tỏ sự độc lập về mặt tài chính của công ty không ngừng được nâng cao. Nợ phải trả giảm đồng thời vốn chủ sở hữu tăng góp phần giảm gánh nặng nợ cho công ty và cũng phù hợp với tình hình khách quan. Nhìn chung, đây là một tín hiệu khả quan để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán thuận lợi nhằm đạt đựơc kết quả tốt hơn và uy tín của công ty trên thị trường được nâng cao.

2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính công ty qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà12 được phản ánh ở bảng 03.Nhìn vào những con số tổng kết trên đó có thể kết luận ban đầu như sau: Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 tăng 1.873.360.290 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 24,14%. Điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua tương đối hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Hoạt động kinh doanh : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm 1,36% so với năm 2008 tương ứng với 3.243.975.027 VNĐ, do doanh thu giảm nên giá vốn hàng bán cũng giảm 1,03% tương ứng với 2.233.671.229 VNĐ. So sánh giữa năm 2009 và năm 2008 ta thấy tốc độ giảm doanh thu thuần cao hơn tốc độ giảm giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1.010.303.798 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 4,99%. Điều này cho thấy những khó khăn trong việc quản lí chi phí của công ty. Tình hình bất lợi khiến cho công ty đã phải ứng rất nhiều vốn trong khoản mục phải trả người bán. Nguyên nhân khiến cho doanh thu bị giảm là do doanh thu kinh doanh vật tư, hàng hóa bị giảm cùng với việc không có doanh thu từ hoạt động sửa chữa, gia công cơ khí như năm 2008. Tuy nhiên các khoản mục doanh thu khác trong năm đều tăng như doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động xây lắp, doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư, doanh thu sản xuất công nghiệp. Cộng thêm các khoản giảm trừ doanh thu 124,38% tương ứng với 55.155.435 VNĐ làm giảm doanh thu thuần của công ty dẫn tới giảm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy bị giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng hoạt động tài chính của công ty tăng lên đáng kể. Mặc dù một khoản vốn không nhỏ bị chiếm dụng nên lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm sút đáng kể nhưng thu nhập về hoạt động đầu tư chứng khoán tăng đáng kể 16.407.506.363 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 151,21% trong khi đó chi phí giao dịch bán chứng khoán giảm đáng kể. Điều này là do trong năm công ty đã bán ra rất nhiều chứng khoán cùng với việc liên doanh đã đem lại thu nhâp cao trong

năm 2009. Nhất là việc công ty bán chứng khoán thépVIS tại thời điểm chứng khoán thuận lợi làm cho doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh vào cuối năm.Tuy thị trường chứng khoán còn nhiều bất ổn nên doanh thu hoạt động tài chính tăng trong năm vẫn là một tín hiệu đáng mừng của công ty trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Nhưng xét về lâu dài công ty cần chú trọng tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là nguồn thu mang tính bền vững cho sự phát triển của công ty. Mặt khác, chi phí bán hàng tăng đột biến 139,12% tương ứng với 2.056.976.998 VNĐ đối nghịch với sự giảm doanh thu thuần về bán hàng là điều nên được xem xét thấu đáo và có phương án giảm thiểu chi phí không cần thiết. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng cao tới 37,73% tương ứng với 7.657.520.497 VNĐ nguyên nhân trong năm công ty đã tham gia nhiều dự án đấu thầu ở các nơi nên chi phí đi lại của công nhân viên, họp và tiếp khách tăng nhất là thời điểm cuối năm. Ngoài ra công ty đã trích lập quỹ dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 325 triệu đồng và dự phòng công nợ khó đòi 7,8 tỷ đồng vào quý 4 năm 2009 khiến cho các khoản mục chi phí tăng đột biến vào cuối năm dẫn tới chi phí năm 2009 tăng lên so với năm 2008. Tuy nhiên, công ty cần thiết chú trọng tới khoản mục chi phí nhằm quản lí chi phí tốt hơn.

Nhìn chung , hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua chưa khả quan, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 giảm so với năm 2008 4,99%. Công ty cần có những biện pháp tích cực để tăng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sự ổn định cho việc tăng doanh thu những năm tiếp theo.

- Lợi nhuận khác trong năm giảm mạnh tới 120,13% tương ứng với 2.577.522.836 VNĐ nguyên nhân thu nhập khác giảm trong khi chi phí khác tăng.

Nhận xét chung :

Qua phân tích trên ta thấy tổng lợi nhuận của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng trong khi lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm nhẹ. Xét một cách tổng thể, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lí tài chính của công ty

trong năm qua chưa thực sự tốt, công ty cần phải phát huy khả năng sản xuất kinh doanh và quản lí chi phí để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Sau khi phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã khái quát được tình hình tài chính của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong năm 2009. Tuy nhiên, ta cần phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty để làm rõ từng mặt cụ thể về tình hình hoạt động, đầu tư và khả năng sinh lời của công ty.

2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua các hệ số

tài chính đặc trưng.

2.2.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán:

Phân tích khả năng thanh toán là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả không. Việc phân tích khả năng thanh toán tại một thời điểm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại cà phát triển của một doanh nghiệp, nó phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó có lành mạnh hay không, có khả năng đảm bảo các khoản nợ bằng tài sản hay không hay khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Mặt khác, công ty cổ phần Sông Đà 12 là một doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh song chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do đó phát sinh rất nhiều mối quan hệ kinh tế với các đối tác khác nhau. Vì vậy , công ty thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới các khoản phải thu, phải trả. Các khoản này không phải lúc nào cũng thu hồi hay trả ngay được nên việc đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Để có được cái nhìn toàn diện về khả năng thanh toán của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong năm 2009 chúng ta cần xem xét tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả của công ty thông qua bảng phân tích tình hình công nợ Bảng 04:

Tổng các khoản phải thu trong năm 2009 tăng 3,45% tương ứng với 3.290.015.894 VNĐ. Toàn bộ các khoản nợ phải thu tăng lên do các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Trong năm công ty không có các khoản phải thu dài hạn nên khoản phải thu dài hạn năm 2008 không thay đổi. Phải thu ngắn hạn tăng chủ

yếu do khoản phải thu khách hàng tăng mạnh 10.549.117.485 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 12,71%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng phạm vi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu tăng doanh thu tiêu thụ. Thực tế doanh thu tiêu thụ của công ty đã tăng dần trong các quý vừa qua với quý 1 la 35.686.908 VNĐ nhưng doanh thu tiêu thụ trong năm 2009 vẫn bị giảm so với năm 2008. Và những khách hàng được hưởng chính sách này của công ty đều là những khách quen. Chính sách bán chịu đã giúp doanh nghiệp duy trì những khách hàng truyền thống, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đẩy nhanh lượng bán. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thực hiện bán chịu cho khách hàng điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng một khoản vốn lớn. Điều này rất lãng phí khi tại thời điểm này, doanh nghiệp đang phải đi vay vốn để sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ti phải xem xét rất thận trọng giữa chi phí bán chịu hàng hóa với chi phí đi vay vốn kinh doanh và sản lượng tiêu thụ tăng thêm nhờ sử dụng chính sách này.

Trong khi các khoản phải thu tăng lên thi khoản trả trước cho người bán cũng tăng tới 1.171.108.675 tương ứng tỷ lệ 21,05%, điều này chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn theo chiều hướng gây bất lợi cho công ty.

Tổng các khoản phải trả trong năm giảm 2,78% tương ứng với 7.878.254.709 VNĐ trong đó nợ dài hạn giảm mạnh nhất 24.915.529.291 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 41,52%. Vay và nợ dài hạn giảm một phần do một lượng lớn khoản vay chuyển sang nợ dài hạn tới hạn trả. Để tránh tình trạng rủi ro trong thanh toán , công ty cần có những kế hoạch thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Cùng với vay và nợ ngắn hạn giảm, phải trả người bán giảm , chi phí phải trả và dự phòng trợ cấp mất việc làm giảm góp phần làm giảm hệ số nợ cho công ty trong năm. Điều đó chứng tỏ công ty đã chuyển sang tận dụng các nguồn vốn có chi phí thấp mà giảm việc sử dụng vốn vay, do vậy giảm rủi ro về mặt tài chính cho công ty. Nếu công ty quản lí tốt đồng vồn vay sẽ khuếch đại được sự gia tăng nhanh chóng vốn chủ sở hữu- đây là mục tiêu phấn đấu của các công ty cổ phần. Còn nếu đồng vốn đi vay sử dụng không hiệu quả thì tất

yếu doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, đầu tiên là sự gia tăng chi phí tài chính dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán là điều khó tránh khỏi.

Ngoài ra cần xác định mối tương quan giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả là việc so sánh giữa số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng và số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ta thấy, cuối năm so với đầu năm công nợ phải thu tăng 3,45% . Công nợ phải trả giảm 2,78%. So sánh công nợ phải thu và công nợ phải trả ta có : đầu năm chênh lệch là -187.528.159.067 VNĐ còn

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 48 - 73)