XÍ NGHIỆP 12-4 XÍ NGHIỆP 12-

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 38 - 44)

- Ngày22/04/2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010300

b. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

XÍ NGHIỆP 12-4 XÍ NGHIỆP 12-

XÍ NGHIỆP 12-5 XÍ NGHIỆP12-11 BQLDA các khu vực Hoà Bình BQLDA ĐTXD chuyên dùng bốc dỡ VTTB cảng Hải Phòng PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÒNG CƠ KHÍ CƠ GIỚI PHÒNG TÀI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ CHÍNH KẾ TOÁN TOÁN

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo: -Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.

-Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua ngày 27 tháng 3 năm 2005.

Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần như sau:

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên.

Tổng Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị về việc tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triển Công ty do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra.

Công ty có 03 Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải quyết những vấn đề mà Tổng Giám đốc đã uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ của Nhà nước và điều lệ Công ty.

Phòng Tổ chức – Hành Chính

Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các công việc cụ thể sau:

- Tổ chức nhân sự sản xuất.

- Quy hoạch, đào tạo, đề bạt, miễn nhiệm và nhận xét cán bộ hàng năm theo đúng tiêu chuẩn và quy chế Tổng Công ty.

- Thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động.

- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung kỷ luật lao động của CBCNV khối cơ quan Công ty.

Phòng Tài chính- Kế toán

Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Hạch toán kế toán.

- Quản lý hoạt động tài chính toàn Công ty.

- Hướng dẫn và kiểm tra công tác hạch toán kế toán của các đơn vị.

Là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực xây dựng cụ thể sau:

- Kiểm duyệt hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu xây lắp - Nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng kỹ thuật; - Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới;

- Xây dựng các quy định về quản lý kỹ thuật.

Phòng Cơ khí- Cơ giới

Là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Phụ trách công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị sản xuất. - Điều động, quản lý xe, máy trong toàn Công ty.

- Quyết định đầu tư mới, tái đầu tư thiết bị.

Phòng Kinh tế- Kế hoạch

Là bộ phận chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch SXKD của Công ty.

- Công tác hợp đồng kinh tế.

- Công tác định mức, đơn giá giá thành , công tác sản xuất.

- Công tác đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang thiết bị máy móc... tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

- Công tác thiết lập các chiến lược tiếp thị, marketing.

Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc phân cấp mạnh của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy

tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty. Công ty vẫn giữ được vai trò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vị thông qua quy chế quản lý chung.

c.Tổ chức bộ máy quản lí kế toán tài chính của công ty

Phòng tài chính kế toán của công ty bao gồm 11 người gồm 1 kế toán trưởng, 2 phó kế toán trưởng và 8 nhân viên kiêm các phần hành kế toán. Cụ thể :

- Kế toán trưởng : Là người giúp TGĐ trong tổ chức điều hành tổng hợp công tác kế toán - tài chính toàn công ty.

- Phó kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm giúp Kế toán trưởng chỉ đạo những lĩnh vực cụ thể do kế toán trưởng giao.

- Kế toán thanh toán : Phụ trách theo dõi thu chi, tạm ứng các khoản BHXH, KPCĐ, CPQLDN...

- Kế toán TSCĐ, CCDC: Thao dõi, quản lí các loại TSCĐ, CCDC toàn công ty và các công việc kế toán có liên quan.

- Kế toán tổng hợp : Kế toán nhật kí chung và các nhiệm vụ kế toán có liên quan.

- Kế toán công nợ : Kế toán chỉ đạo, lập kế hoạch thu hồi vốn toàn công ty. - Kế toán thuế : chịu trách nhiệm tập hợp, thống kê và giao dịch với cơ quan thuế thành phố Hà Nội.

- Kế toán ngân hàng : Trực tiếp giao dịch với ngân hàng.

- Chuyên viên tài chính : Phụ trách công tác tài chính tín dụng và kế hoạch tài chính toàn công ty.

- Chuyên viên kế toán : Phụ trách công tác đầu tư, cổ phần hóa các đơn vị thành viên công ty.

- Thủ quỹ : quản lí hóa đơn, chứng từ, cấp phát tiền và các công việc có liên quan...

Sơ đồ 4 : Sơ đồ bộ máy kế toán CTCP Sông Đà 12

Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, các mẫu biểu và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng hình thức Nhật kí chung. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đơn vị tiền tệ : Đồng Việt Nam. Niên độ kế toán : 01/01 đến 31/12 hàng năm.

Phương pháp khấu hao : Khấu hao theo đường thẳng.

Phương pháp đánh giá hàng tồn kho : Theo giá bình quân gia quyền. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán công nợ Kế toán thuế P. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ P. KÕ to¸n trëng Kế toán tscđ và ccdc

Trưởng ban kế toán các đơn vị trực thuộc

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Bình quân gia quyền.

Nhằm hiện đại hóa công tác quản lí tài chính kế toán và nâng cao hiệu quả công việc, công ty đã sử dụng phần mềm SongDa Accounting System - SAS để kiểm tra, đối chiếu, in ấn các loại báo cáo một cách hiệu quả, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như nâng cao khả năng làm việc của kế toán viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w