Phân tích cơ cấu tài sản:

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 44 - 48)

- Ngày22/04/2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010300

a) Phân tích cơ cấu tài sản:

Qua bảng cơ cấu tài sản B01 cho ta thấy một cách tổng quát về cơ cấu tài sản

của công ty cổ phần Sông Đà 12 như sau : ở cả đầu năm và cuối năm TSLĐ và ĐTNH đều chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng tài sản, với số đầu năm chiếm 72,86% và cuối năm chiếm 71.83% , còn TSCĐ và DTDH đầu năm chiếm 27,14% và cuối năm chiếm 28,17% . Tổng tài sản của công ty cuối năm so với đầu năm giảm 4.178.305.587 VNĐ tương ứng với tỉ lệ giảm 1,2% trong đó chủ yếu là tăng TSCĐ và ĐTDH với tỉ lệ tăng 2.56% còn TSLĐ và ĐTNH giảm với tỉ lệ 2,6% điều đó cho thấy quy mô về vốn của công ty tăng lên, tuy quy mô vốn tăng không nhiêù nhưng có thể dự đoán khả năng về cuối kì quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng. Để thấy rõ sự thay đổi này cần đi sâu phân tích các khoản mục tài sản cụ thể sau :

• Về cơ cấu TSLĐ và ĐTNH

Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm là 6.594.409.925 tương ứng với tỉ lệ giảm 2,6 % căn cứ vào bảng trên số giảm chủ yếu đó do tiền và các khoản tương đương tiền giảm còn các khoản phải thu tăng về cuối kì. Cụ thể :

- Về tiền và các khoản tương đương tiền : Với tỉ trọng đầu năm 6,40% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhưng cuối kì chỉ chiếm 2,02 % , là do về cuối năm tiền và các khoản tương đương tiền giảm 11.243.719.159 VNĐ tương ứng với tỉ lệ giảm 69,28 %. Trong đó tiền mặt tăng 437.082.641VNĐ với VNĐ tuơng ứng tỉ lệ giảm 79,2%. Tuy vậy về mặt tài chính chưa thể khẳng định khả năng thanh toán của công ty trong năm là thấp, vì điều này còn phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn trên thực tế của công ty . Để xem xét rõ khả năng thanh toán của công ty trong năm vừa qua ra sao sẽ đựoc đề cập cụ thể qua bảng phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 24,7% tương ứng với

2.808.529.009 VNĐ so với đầu năm chủ yếu đầu tư cổ phiếu trong năm không đem lại kết quả cao, chứng khoán lên xuống thất thường với biên độ giá cao khiến cho thu nhập từ việc đầu tư cổ phiếu giảm đáng kể, tác động lớn tới việc giảm tài sản ngắn hạn trong năm qua.

- Về hàng tồn kho : Cuối năm so với đầu năm tăng 2.477.264.294 tương ứng với tỷ lệ 2,14% dẫn tới tỷ trọng hàng tồn kho tăng 2,22% . Về cuối năm hàng tồn kho chiếm 47,82 % ( đầu năm chiếm 45,6% ) trong tổng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho tăng chủ yếu do hàng hoá tồn kho tăng 18,15% tương ứng với 4.090.110.762 VNĐ và chi phí sản xuất dở dang tăng 2,07% tương ứng với 1.637.716.939 VNĐ.Chi phí sản xuất dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho đạt 69,96% ở đầu năm và 69,93% ở cuối năm , tỷ trọng hàng hoá tồn kho đứng thứ 2 trong hàng tồn kho đạt 19,47% ở đầu năm và 22,53% ở cuối năm. Vì vậy ảnh hưởng của chi phí sản xuất dở dang và hàng hoá tồn kho tới danh mục hàng tồn kho là chủ yếu dẫn tới hàng tồn kho tăng về cuối năm. Bên cạnh đó bộ phận nguyên liệu vật liệu giảm về cuối năm với tỷ lệ 18,38% dẫn tới tỷ trọng bộ phận nguyên liệu vật liệu về cuối năm chỉ chiếm 5,26% trong danh mục hàng tồn kho. Chi phí sản xuất dở dang và hàng hoá tồn kho tăng , đồng

thời với việc giảm bộ phận nguyên liệu vật liệu là do cuối năm môt số công trình công ty thi công từ những năm trước đã hoàn thành và được quyết toán , nghiệm thu , bàn giao như bàn giao cầu cảng 3000 DWT tại Hải Phòng . Trong năm, công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng thi công xây dựng như công trình : cung cấp lắp đặt toàn bộ hệ thống điện ngoài nhà cho cho Khu nhà ở và dịch vụ liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn hay công trình xây lắp “ Nhà xưởng chính + Bể xối xỉ” với giá trị 22,93 tỷ do Công ty TNHH CROMIT Nam Việt thuộc tập đoàn Nam Việt làm chủ đầu tư. Vì vậy công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm trong bối cảnh giá nguyên liệu vật liệu biến động mạnh trong năm qua như thép, xi măng đều tăng trên 20%. Do đó hàng tồn kho tăng về cuối năm được coi là hợp lí giảm sức ép về giá cho công ty.

- Tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng 11,24% tương ứng với

1.690.558.055 VNĐ chủ yếu do các khoản tạm ứng tăng 1,65% mà các khoản

tạm ứng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn khác, đầu năm chiếm 90,6% và cuối năm là 82,8%. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, đầu năm chiếm 5,93% và cuối năm chiếm 6,77% trong tổng tài sản ngắn hạn nên sự thay đổi của mục này không ảnh hưởng nhiều tới tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

- Các khoản phải thu : chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với tỷ trọng cuối năm là 39,92% tăng 2,33% so với đầu năm . Các khoản phải thu tăng do các khoản mục phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác đều tăng. Trong đó phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục các khoản phải thu khoảng 87,02% ở đầu năm tăng lên 94,81% vào cuối năm nên khoản phải thu của khách hàng về cuối năm tăng 7,79% ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ tăng của các khoản phải thu. Nguyên nhân khiến cho các khoản phải thu tăng là do trong năm công ty đã trúng thầu các công trình xây lắp nên phải tạm ứng trước tiền để tiến hành thi công những công trình đã được kí kết. Điều này cũng hoàn toàn hợp lí với

việc tăng hàng tồn kho song song với việc giảm tiền và các khoản tương đương tiền. Việc công ty tạm ứng tiền để thi công công trình sẽ gây khó khăn cho công ty vì khi đó công ty phải đi vay ngân hàng hoặc mua chịu vật tư làm tăng chi phí sử dụng vốn , ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty trong năm. Điều này đòi hỏi công ty cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu.

• Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn

TSCĐ và DTDH cuối năm so với đầu năm tăng 2,56% tương ứng với 2.416.104.338 VNĐ. do đó tỷ trọng tài sản dài hạn về cuối năm tăng 1,03% và đạt 28,17% về cuối năm trong tổng tài sản của công ty. Nguyên nhân chủ yếu do việc tăng tài sản cố định lên 8,56%.Đây cũng là khoản mục duy nhất tăng trong danh mục tài sản dài hạn nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong danh mục trên đạt 4,97% ở đầu năm và 47,6% vào cuối năm.Tuy nhiên, khoản mục tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình đều giảm do trong năm công ty mua sắm tài sản cố định ít hơn so với lượng tài sản thanh lí nhưng việc giảm trên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khoản mục tài sản cố định. Chi phí xây dựng cơ bản tăng mạnh về cuối năm tới 91,62% tương ứng với 9.352.984.378 VNĐ làm tăng tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản cố định từ 24,02% vào đầu năm lên tới 42,4% vào cuối năm. Đây là điều hợp lí do cuối năm công ty chưa hoàn thành nhiều công trình từ năm trước và trúng thầu thêm một số công trình khác vào quý 4 năm 2009. Ngoài ra, các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn đạt 53,56% ở đầu năm và giảm xuống 51,32% ở cuối năm tuy đã giảm 1,73% tương ứng với 876.270.709 VNĐ nhưng giảm không nhiều nên ảnh hưởng tới tài sản dài hạn không đáng kể như tài sản cố định. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm nguyên nhân là do trong năm 2009 công ty đã đầu tư vào các công ty liên doanh. Riêng việc đầu tư vào công ty cổ phần sản xuất thương mại BMM đã chiếm phần lớn trong đầu tư tài chính dài hạn của công ty từ 2.800.000.000VNĐ ở đầu năm lên tới 19.022.655.300 VNĐ vào cuối năm tương ứng với 579,38%.Điều này khiến cho công ty giảm

một lượng vốn cho đầu tư vào công ty liên kết và nhất là đầu tư dài hạn khác giảm tới 31,02% trong năm. Đầu tư vào công ty liên doanh mang lại cho công ty nhiều cơ hội tham gia kí kết các hợp đồng lớn, tạo thêm nhiều cơ hội trúng thầu cho công ty, ngoài ra cũng góp phần phân tán rủi ro cho công ty.

Kêt luận : Tổng tài sản của công ty cuối năm so với đầu năm giảm 4.178.305.587 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,2%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 11.243.719.159 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 69,28 % làm ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh toán tức thời của công ty. Mặt khác, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn tăng không nhiều với tỷ lệ tăng là 3,45% tương ứng với 3.290.015.894 VNĐ. Điều này cho thấy vốn công ty bị chiếm dụng và ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn tăng 2.477.264.294 VNĐ với tỷ lệ tăng là 2,14 % cùng với tài sản dài hạn tăng cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều tiềm năng mới. Về lâu dài cơ cấu tài sản của công ty trong năm qua tương đối hợp lí.

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sông đà 12 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w