Tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần sợi Sài Gòn Long An VN.PDF (Trang 25)

1.6.1. Đối tượng tính giá thành

 Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình,…

 Căn cứ để xác định:

 Nhiệm vụ sản xuất mặt hàng đơn vị.  Đặc điểm về sản xuất và tổ chức sản xuất.  Yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên quản lý.

Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp và kỹ thuật tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp.

1.6.2. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm là thời điểm mà kế toán tính giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được.

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 16 MSSV: 1054030165 Việc xác định lỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chukỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể phù hợp với kỳ báo cáo, có thể phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình...

1.6.3. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn

Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:

Tổng giá thành thực tế = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí – CPSXDD cuối kỳ.

Giá thành đơn vị SP =

Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý nhưng độ chính xác không cao. Vì thế, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệvừa sản xuất được sản phẩm chính vừa sản xuất được sản phẩm phụ.Để tính được giá thành sản phẩm chính, ta phải loại trừ toàn bộ chi phí tính cho sản phẩm phụ.

Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình sản xuất nhân với từng khoản mục tương ứng.

Sau khi tính được CPSX sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính theo công thức:

Tổng giá thành SP = Chi phí SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Chi phí sản phẩm phụ - Chi phí SPDD cuối kỳ.

 Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong một quy trình sản xuất, cùng áp dụng một loại NVL nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và CPSX không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cả quá trình sản xuất. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 17 MSSV: 1054030165 một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1.

Xác định giá thành theo phương pháp hệ số gồm 4 bước:

- Số lượng SP tiêu chuẩn = Số SP của từng loại * Hệ số quy đổi của từng loại. - Tổng giá thành = CPSXDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ.

- Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn =

- Giá thành đơn vị của từng loại SP

= Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn * Hệ số quy đổi của từng loại. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như ở phương pháp hệ số, nhưng giữa các hệ số không có một hệ số quy đổi. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo các nhóm sản phẩm cùng loại.

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ tiến hành theo 4 bước:

- Tính tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục CPSX.

- Tính tổng giá thành sản xuất định mức theo sản lượng thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục CPSX.

- Xác định tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục CPSX.

- Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại SP và từng đơn vị SP.

1.6.4Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp

Phương pháp phân bước

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau.Bán thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu của giai đoạn sau.Sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là thành phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất mà phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành:

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 18 MSSV: 1054030165

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phương án kết chuyển song song

Theo phương án này, CPSX ở từng giai đoạn tính trong thành phẩm được tính theo công thức:

CPSX GĐi =

Sau đó, tổng cộng các CPSX ở các giai đoạn trong thành phần ta sẽ có thành phẩm. - Phương án kết chuyển tuần tự ( Có tính giá thành của bán thành phẩm).

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phươngán kết chuyển tuần tự

Theo phương pháp này, giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng được áp dụng theo các phương pháp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỉ lệ…

Phương pháp đơn đặt hàng Giai đoạn 1 CPSX phát sinh ở GĐ 1 CPSX ở GĐ 1 tính trong TP

Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm CPSX ở GĐ 2 tính trong TP CPSX ở GĐ n tính trong TP CPSX phát sinh ở GĐ 2 CPSX phát sinh ở GĐ n Giai đoạn n Giai đoạn 2 Giá thành BTP GĐ 1 CPCB GĐ1 GĐ 1 CPCB GĐ2 GĐ 1 Giá thành BTP GĐ 2 CPCB GĐn GĐ 1 Giá thành Thành phẩm Giá thành BTP GĐ 1 CPNVLTT Giá thành BTP GĐ 1 + + +

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 19 MSSV: 1054030165 Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…).

Giá thành sản phẩm chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là SPDD cuối kỳ. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng.

Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các CPSX đã chi ra trong tháng ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm và CPSXDD đều có tính chất ước định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm.

1.7. Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trong điều kiện áp dụng kế toán máy

1.7.1. Nguyên tắc

Công ty càng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nên các nghiệp vụ phát sinh trong tháng ngày càng nhiều. Để giảm bớt công tác ghi chép bằng tay, giảm bớt lượng công việc tại phòng kế toán, hạn chế sai sót trong việc xử lý số liệu hiện nay công ty đã đưa phần mềm kế toán IBMS do công ty TNHH Trí Thức Việt Năng thiết kế riêng cho công ty bên cạnh đó công ty cũng kết hợp với Excel để xử lý số liệu.

1.7.2. Trình tự xử lý thông qua phần mềm kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 20 MSSV: 1054030165 Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ nhật ký chung– Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) , kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 21 MSSV: 1054030165

CHƯƠNG 2

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN LONG AN VN 2.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN LONG AN VN - Tên giao dịch: SALATEX JSC

- Tên viết tắt: SALATEX - Mã số thuế: 1100793770 - Ngày thành lập: 14/09/2007 - Vốn điều lệ: 46.000.000.000 đồng - Mệnh giá cổ phần: 10.000đ

- Tổng số cổ phần: 4.600.000

- Địa chỉ công ty: Lô 14 Đường Đức Hòa Hạ, KCN Tân Đức, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam.

- Điện thoại: 0723.769 979 – 769 949 - Fax: 0723.769 959

- Email: sales@salatexjsc.com – salatex@vnn.vn - Website: www.salatexjsc.com

Từ năm 2000 đến nay, ngành nghề dệt may bước vào thời kỳ ổn định phát triển với cùng một ý tưởng là làm giàu cho bản thân, làm giàu cho đất nước nên CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN LONG AN VN được thành lập với những doanh nhân thành đạt ( họ cũng đang là những chủ doanh nghiệp chuyên về ngành dệt may):

1. Ông Nguyễn Ngọc Châu – Chủ tịch HĐQT kiêm phó giám đốc Công ty TNHH May Thành Đạt.

2. Ông Trần Đức Triển – Tổng giám đốc kiêm giám đốc Công ty TNHH Dệt May Thêu Tiến Đạt

3. Ông Lưu Ngọc Khoa – Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Công ty TNHH Lưu Ngọc Khoa.

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 22 MSSV: 1054030165 Ngày 12/08/2010, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1100793770 (GCN cũ là 5033000253 ngày 12/09/2007) cho phép công ty bắt đầu xây dựng và hoạt động.

Ngày 20 – 11 - 2007 dự án công ty đã được khởi công với tổng số vốn đầu tư là: 119.032.000.000 VNĐ (Một trăm mười chín tỷ ba mươi hai triệu đồng chẵn).

Trong một thời gian ngắn với sự hợp tác của các công ty xây dựng, đèn, điện, nước…, đến đầu tháng 03/2008 dự án xây dựng đã được hoàn tất bao gồm: Nhà xưởng, văn phòng, vệ sinh, xe và tường rào bảo vệ.

Vận hành chạy thử từ tháng 07/2008 Với sự hiểu biết của các kỹ sư công ty và sự hợp tác của các khách hàng, máy móc thiết bị đã được mua từ nhiều nước như: Trung Quốc, Đài Loan, CHLB Đức, Nhật…, chỉ trong 2 tháng, (tháng 04/2008 – 06/2008) trang thiết bị máy móc đã được lắp đặt hoàn toàn.

Việc vận hành chạy thử từ tháng 7/2008 đến tháng 10/2008, và lô hàng được xuất bán ra thị trường đầu tiên của công ty vào ngày 18/08/2008.Từ tháng 11/2008 công ty chính thức sản xuất cho đến nay.

Loại hình sản xuất kinh doanh

STT Tên ngành Mã ngành

01 Sản xuất sợi, phục vụ ngành dệt trong nước và xuất khẩu 1311

02 Mua bán: vải sợi, tơ, xơ, sợi dệt, hàng may mặc;

phụ liệu may mặc 4611 – 4669

03 Mua bán: máy móc, thiết bị, phụ tùng mát dệt may 4659 - Khẳng định vị thế vai trò ngành Sợi Việt Nam đối với thị trường nội địa và các nước

trong khu vực cụ thể cung cấp thị trường các công ty Dệt tại Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Dệt May Nha Trang, Hòa Thọ ( Đà Nẵng), Dệt may Huế, Hệ thống đại lý tại Tp. Hồ Chí Minh…

- Sản phẩm từ sợi PE khi dệt:

 Tạo ra sản phẩm từ dệt KIM, ra vải thun các loại

 Tạo ra sản phẩm từ dệt THOI, ra vải Kate các loại.

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 23 MSSV: 1054030165 Sản phẩm Sợi của công ty: sợi PE các loại với các chỉ số 28/1, 30/1, 40/1

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

 Nhiệm vụ và quyền hạn

Chức năng của Ban Giám Đốc công ty

- Giám đốc là người lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của công ty, đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước nhà nước, trước người lao động của công ty.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch trong từng giai đoạn.

- Có quyền khen thưởng, kỷ luật, điều hành cấp dưới và ký kết các hợp đồng của công ty.

Chức năng của Ban Giám Đốc nhà máy

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác quản lý, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo qui định của Giám đốc công ty, kịp thời nhanh chóng đúng qui trình, qui định. Thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng.

- Tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÒNG KINH DOANH - XNK BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG IT PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT BẢO TRÌ Xưởng sản xuất CA A CA B CA C

SVTH: Lê Huỳnh Minh Hằng 24 MSSV: 1054030165 - Triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật trong sản xuất, nghiên

cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các phương án chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp.

- Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Chức năng phòng kế toán - tài chính

- Đảm nhiệm công tác kế toán tài chính của công ty, phản ánh tổng hợp, chính xác chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, hạch toán tiêu thụ, tính ra lãi lỗ và lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ,…

- Bộ phận kế toán phải đảm bảo thông tin liên tục, đầy đủ, chính xác, giúp giám đốc quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ, hiệu quả và từ đó đề ra phương hướng kinh doanh,

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần sợi Sài Gòn Long An VN.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)