Xác định các vạch đặc trưng chi và vạch đặc trưng loài:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại các loài trong chi gymnema r BR thu ở việt nam sử dụng vân tay hóa học HPTLC (Trang 57 - 58)

Từ kết quả sắc ký đồ xác định được các vạch đặc trưng chi và vạch đặc trưng loài được liệt kê trong mục 3.3.1.1. Việc tiến hành phân tích một mẫu bột dược liệu chưa biết tên theo quy trình đề xuất trên và đối chiếu với các vạch đặc trưng chi và vạch đặc trưng loài có thể giúp sơ bộ xác định bột dược liệu đó có thuộc chi

Gymnema R. Br. hay không. Cùng với các bằng chứng khác về di truyền và tác dụng sinh học, có thể khẳng định nguồn gốc bột dược liệu. Bên cạnh đó, việc phân lập và xác định cấu trúc của các vạch đặc trưng có thể giúp phát triển chất chuẩn, hay còn gọi là chỉ thị hóa học của chi Gymnema R. Br. và các loài.

Bên cạnh các vạch đặc trưng cho chi và cho loài, các loài trong cùng một chi cũng có những đặc điểm sắc ký đồ khác nhau. Sự khác biệt cụ thể được mô tả trong mục 3.3.1.1. Những sự khác biệt này cho phép phân biệt các loài trong cùng một chi bằng phương pháp TLC. Bản thân trong cùng một loài, các mẫu được thu hái ở những địa điểm khác nhau cũng như thời điểm thu hái khác nhau cũng cho đặc điểm sắc ký đồ khác nhau. Thực tế, yếu tố khí hậu địa chất có ảnh hưởng lớn tới thành phần hóa học trong cây cỏ. Điều này được chứng minh ở sự khác biệt giữa 4 mẫu

Gymnema sylvestre (Retz) R. Br. ex Schult. nghiên cứu. Mẫu GS2 và GS3 giống nhau hoàn toàn về mặt hình thái thực vật (đều là Gymnema sylvestre (Retz) R. Br. ex Schult. hoa trắng) song vẫn tồn tại những sự khác biệt trong sắc ký đồ giữa hai mẫu này. Trong khi đó, GS3, GS4, GS5 cùng thuộc loài Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult. nhưng có sự khác biệt về hình thái là màu hoa nhưng GS3 lại có nhiều điểm tương đồng với GS4 hơn so với GS2. Cụ thể, hệ số tương đồng giữa GS3 với GS4 là 0,89 trong khi hệ số tương đồng giữa GS3 với GS2 là 0,86. Điều này có thể được lý giải do điều kiện nuôi trồng và thu hái. Ba mẫu GS3, GS4, GS5 được thu hái ở cùng một địa điểm (Thái Nguyên) vào cùng một thời điểm (tháng 5/2013), trong khi mẫu GS2 được thu hái ở Thanh Hóa và vào tháng 4/2013.

Tương tự với các mẫu thuộc loài Gymnema latifolium Wallich ex Wight.. Bốn mẫu được thu hái tại 4 địa điểm khác nhau và vào thời điểm khác nhau (Bảng 2.1) do đó tồn tại nhiều sự khác biệt giữa sắc ký đồ của 4 mẫu trong cùng điều kiện phân tích. Điều đáng chú ý là mẫu GL1 được thu hái tại Thái Nguyên và mẫu GL3 được thu hái tại Hòa Bình. Trên thực tế, giống cây Gymnema latifolium Wallich ex Wight. ở Hòa Bình có nguồn gốc ở Thái Nguyên nhưng sắc ký đồ cho thấy tồn tại nhiều khác biệt giữa hai mẫu này (mục 3.3.1.1) với hệ số tương đồng là 0,76, thấp hơn so với hệ số tương đồng của GL1 với GL2 (0,80) và GL2 với GL3 (0,89).

Những kết quả trên cho thấy nếu cố định điều kiện nuôi trồng và thời gian thu hái, thì các mẫu thuộc cùng một loài sẽ có thành phần hóa học ổn định và đạt hiệu quả cao trong việc xác định chính xác các chemotype thực vật. Điều này cũng có ý nghĩa khi muốn phát triển một loại cây thuốc trên một địa điểm mới, cần phải tiến hành các nghiên cứu để xác định điều kiện nuôi trồng và thu hái tối ưu để thu được dược liệu chất lượng nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại các loài trong chi gymnema r BR thu ở việt nam sử dụng vân tay hóa học HPTLC (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)