Vai trò của văn hóa đọc với việc nâng cao chất lượng học

Một phần của tài liệu Sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 với văn hoá đọc (Trang 26 - 30)

sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Thế hệ thanh niên là tƣơng lai của đất nƣớc, trong đó sinh viên là lực lƣợng đƣợc đào tạo có trình độ cao góp phần đƣa đất nƣớc phát triển sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới bằng tài năng của mình. Vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ cao cả và cũng chính là ƣớc mơ của chính mình họ cần trang bị cho mình một trình độ học vấn cao. Và văn hóa đọc góp phần không nhỏ trong quá trình nhận thức đó.

Trong đời sống tinh thần con ngƣời, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con ngƣời. Ai đã từng có vài “mối tình vắt vai” với sách thì không thể phủ nhận đƣợc vai trò mà

21 Tiếp nhận TT Cung cấp TT

sách mang lại cho họ. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài ngƣời. Sơ đồ dƣới đây cho chúng ta thấy rõ vai trò của sách báo đối với quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên:

Sơ đồ biểu diễn vai trò của sách, báo trong giáo dục đào tạo

Ngay khi còn học phổ thông, việc đọc sách báo đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp học sinh nắm đƣợc những kiến thức cơ bản một cách đúng đắn và có hệ thống. Ở bậc đại học do tính chất đặc thù của cấp học, với đặc trƣng riêng, kết hợp quá trình đào tạo với tự đào tạo, tự nghiên cứu và tích lũy kiến thức, văn hóa đọc càng trở nên quan trọng hơn.

Quá trình học tập tại trƣờng đại học nhấn mạnh tới phƣơng pháp gợi mở, thời gian thầy cô giảng bài trên lớp tƣơng đối ít, nên chủ yếu là thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Nhất là trong những năm trở lại đây phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, quỹ thời gian học trên lớp của sinh viên rất ít, chỉ đủ cho giảng viên truyền đạt những nội dung chính của môn học và gợi mở vấn đề. Vì vậy sinh viên cần dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự đọc sách để hiểu sâu rộng hơn vấn đề liên quan đến nghành học của mình. Từ đó

Sinh viên Giảng dạy

trao đổi TT Giảng viên

Lực lƣợng lao động mới

Tiếp nhận thông tin Cung cấp thông tin

Sách, báo (Thông tin) Cung cấp TT Tiếp nhận TT

22

tạo cho sinh viên có thói quen độc lập trong suy nghĩ, thông hiểu vấn đề, có kiến thức sâu rộng.

Sách, báo cung cấp cho giảng viên những thông tin quan trọng trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Đồng thời sinh viên sử dụng sách báo nhƣ những tài liệu phục vụ quá trình học tập và mở rộng những kiến thức mà giảng viên truyền đạt lại. Thông qua đọc sách báo và giảng dạy, giảng viên và sinh viên có thể trao đổi, thảo luận những vấn đề xung quanh bài học. Bên cạnh đó, giảng viên có thể tiếp thu các thông tin phản hồi từ sinh viên để điều chỉnh quá trình giảng dạy.

Đối với sinh viên việc tự đọc là khâu then chốt cho việc tự học, việc học tập qua sách, báo hoàn toàn dựa trên sự tự giác của mỗi ngƣời. Thông qua sách báo, sinh viên có điều kiện suy ngẫm, tƣ duy lại những kiến thức đã nghe đƣợc trên lớp, từ đó kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo. Chính vì lý do đó mà mỗi sinh viên nên trang bị cho mình một thói quen đọc sách hay văn hóa đọc phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình.

Tự học, tự nghiên cứu là quá trình mang tính chủ động đƣợc tiến hành ở bất cứ thời gian và địa điểm nào. Nhờ quá trình đó, sinh viên có thể cũng cố, mở rộng các kiến thức rồi tích lũy thành cái của mình. Trong thời đại thông tin, văn hóa đọc sẽ góp phần giúp sinh viên tiến gần hơn với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại để nâng cao hiểu biết phục vụ bản thân và xã hội, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn các giá trị văn hóa. Ngày nay, nguồn tài liệu trên thế giới gia tăng theo cấp số nhân, đồng thời nguồn thông tin cũng nhanh chóng lỗi thời. Vì vậy sinh viên cần tích cực đọc sách báo để lĩnh hội những kiến thức mới của nhân loại. Văn hóa đọc sẽ giúp sinh viên có đƣợc những kỹ năng cần thiết để tiếp nhận những thông tin một cách chọn lọc. Đồng thời, văn hóa đọc cũng giúp sinh viên áp dụng các kiến thức lĩnh hội đƣợc một cách có sáng tạo, linh hoạt không máy móc khi áp dụng vào thực tế.

23

Và đây cũng là một yêu cầu của văn hóa đọc với việc nâng cao những kiến thức cho sinh viên ngày nay. Mỗi sinh viên phải tự xác định mục đích của mình từ đó đƣa ra phƣơng pháp đọc, kỹ năng đọc phù hợp với mình để có kết quả cao trong học tập.

Không tạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc chúng ta sẽ bị lôi cuốn bởi những ham thích khác mà quên đi việc đọc. Và có chăng chỉ là sự “đọc xổi” mà thôi. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và nâng cao trình độ văn hóa có vai trò trong giáo dục đại học. Văn hóa đọc có vai trò quan trọng đối với việc tự học của sinh viên ngày nay, là yếu tố đảm bảo quá trình đào tạo tại trƣờng đại học đạt đƣợc mục đích cuối cùng là tạo ra lực lƣợng lao động mới năng động, sáng tạo, có khả năng và trình độ cao.

Văn hóa đọc với sinh viên là rất cần thiết, đặc biệt là với sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, là một trong những trƣờng sƣ phạm không những đòi hỏi cần phải có kiến thức chuyên môn sâu mà còn hoàn thiện cả nhân cách và phẩm chất của ngƣời thầy giáo, cô giáo. Yêu cầu của xã hội về nhân cách sinh viên nói chung và sinh viên sƣ phạm nói riêng - ngƣời cần có năng lực thích ứng nghề. Hình thành khuynh hƣớng - hình thành sự am hiểu - hình thành sự suy ngẫm về nghề - hình thành đạo đức, nhằm nâng cao tính tích cực trong hoạt động học tập - nghề nghiệp của sinh viên, góp phần làm cho năng lực nghề nghiệp của sinh viên phát triển. Văn hóa đọc là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả của quá trình tự học; đến lƣợt mình tự học đóng vai trò quyết định trong quá trình học tập trong nhà trƣờng cũng nhƣ trong suốt cuộc đời. Vì vậy, hình thành văn hóa văn đọc là một yêu cầu cần thiết đối với cá nhân mỗi sinh viên Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 nói riêng và tầng lớp sinh viên Việt Nam nói chung.

24

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 với văn hoá đọc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)