Theo điều 5 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, các bên ký kết HĐKT có quyền thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau đây:
a.Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là dùng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết.
Việc thế chấp tài sản phải lập thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước.
Trong văn bản thế chấp phải ghi rõ: -Tài sản thế chấp
-Giá trị tài sản thế chấp -Thời hạn thế chấp
-Cách xử lý tài sản thế chấp
129
Cầm cố tài sản là việc trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người có quan hệ hợp đồng với mình giữ để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết. Trong văn bản cầm cố cũng phải ghi rõ:
-Tài sản cầm cố -Giá trị tài sản cầm cố -Cách xử lý tài sản cầm cố
c.Bảo lãnh tài sản:
Bảo lãnh tài sản là việc một người hay một tổ chức cam kết dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ, khi người này không thực hiện được nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng đã ký.
Việc bảo lãnh tài sản cũng phải lập thành văn bản, có công chứng và phải ghi rõ nội dung bảo lãnh.
Trên thực tế, thường cũng xảy ra trường hợp có hợp đồng sau khi ký kết đã không thể thực hiện được hoặc do hợp đồng trái với các quy định cảu pháp luật, hoặc không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
7.3.3.Hợp đồng kinh tế vô hiệu
Hợp đồng kinh tế vô hiệu được phân thành 2 loại: -Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ
-Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng bộ phận.
Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ (toàn phần) là hợp đồng có những đặc điểm sau:
*Nội dung của HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật
*Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh *Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần được xử lý như sau:
*Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện
*Nếu đã thực hiện một phần công việc thì phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về mặt tài sản.
130
Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần:
Đây là loại hợp đồng có một nội dung trái với pháp luật. Phần nội dung trái pháp luật này là vô hiệu. Ngoài phần trái pháp luật, các phần khác vẫn còn hiệu lực. Trong trường hợp này cần xử lý như sau: tiến hành sửa chữa phần nội dung trái pháp luật cho phù hợp với pháp luật, khôi phục quyền lợi chính đáng của mỗi bên.