Như vậy, phần này đã trình bầy một số nội dung triển khai và một số chức năng được xây dựng từ phần mềm ứng dụng BI vào bài toán quản trị Hệ thống thông tin chất lượng môi trường. Các kết quảđạt được gồm có:
Bước đầu xây dựng thành công ứng dụng BI trong quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường theo mô hình đề xuất từ chương ba. Các nội dung thực hiện bao gồm: xây dựng được giải pháp kỹ thuật kết hợp giữa kho dữ liệu và OLAP để giải quyết bài toán. Thực hiện tổ chức lưu trữ dữ liệu theo mô hình hình sao, tạo các cube dữ liệu để phục vụ quá trình phân tích và lập báo cáo trong OLAP.
Thử nghiệm thành công việc phân tích và đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường tại trạm quan trắc tựđộng thông qua 2 chỉ số AQI và WQI. Thực hiện chức năng thống kê, lập báo cáo đối với hình thức quan trắc thu mẫu. Ngoài ra cung cấp chức năng giám sát việc nhận số liệu tựđộng từ trạm và hỗ trợ theo dõi diễn biến chất lượng từng thông bằng hình thức báo cáo dưới dạng biểu đồ trực quan cho từng nhóm thông số. Cụ thể như sau:
- Tính toán chỉ số chất lượng không khí AQI trên cơ sở số liệu tự động thu thập từ các trạm quan trắc. Hiện thị kết quả tính toán và đưa ra được những khuyến cáo khi có dấu hiệu ô nhiễm không khí;
- Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI trên cơ sở số liệu tự động thu thập từ các trạm quan trắc. Hiện thị kết quả tính toán và đưa ra được những gợi ý về mục đích sử dụng tương ứng với chất lượng từng loại nước;
- Giám sát nhận số liệu tự động từ trạm thông qua danh sách các file số liệu thu thập được cập nhật theo đơn vị ngày và hỗ trợ theo dõi diễn biến chất lượng từng thông bằng hình thức báo cáo dưới dạng biểu đồ trực quan cho từng nhóm thông số;
- Chức năng báo cáo quan trắc thu mẫu: thống kê số điểm quan trắc được của các trạm tương ứng với mỗi tỉnh trên toàn quốc. Cung cấp các số liệu thống kê về số lượng thông số vượt tiêu chuẩn trong các lần thu mẫu.
Tuy vậy, bên cạnh các kết quả đạt được, hệ thống vẫn còn một số hạn chế:
- Việc đánh giá chất lượng môi trường và đưa ra các kết luận mang tính hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở số liệu quan trắc tự động của hai thành phần là nước và không khí. Hệ thống nên mở rộng ra đối
- Chức năng giám sát mới thử nghiệm trên một trạm khí. Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu và công nghệ, số liệu giám sát có độ trễ nhất định, chưa đáp ứng thời gian thực;
- Đối với quan trắc thu mẫu, việc phân tích số liệu, hỗ trợ ra quyết định của hệ thống còn hạn chế. Các hình thức báo cáo và thể hiện bằng bảng biểu và biểu đồ chưa phong phú.
Như vậy, chương cuối đã trình bầy các nội dung cài đặt và triển khai thử nghiệm hệ thống ứng dụng BI trong bài toán quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường đã được đề xuất trong chương hai và chương ba. Ba yêu cầu trong bài toán thông tin chất lượng môi trường theo cách nào đó đều đã được giải quyết tương đối triệt để. Hệ thống đã cung cấp được giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả đối với nguồn dữ liệu khổng lồ từ các trạm, các chương trình quan trắc; thực hiện đa dạng hoá hình thức truyền tải thông tin chất lượng môi trường thông qua việc tính toán và đưa ra các đánh giá về các chất lượng môi trường thông qua 2 chỉ số AQI và WQI; thực hiện giám sát việc nhận số liệu quan trắc từ các trạm. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp thêm chức năng hỗ trợ công tác theo dõi và báo cáo đối với hình thức quan trắc thu mẫu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở tìm hiểu về ITGov, các chuẩn, công cụ hỗ trợ ITGov trong doanh nghiệp, các ưu điểm của các công cụ hỗ trợ bài toán ITGov bằng BI, luận văn đã đề xuất được giải pháp ứng dụng BI trong quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường. Luận văn cũng đã xây dựng và thử nghiệm thành ứng dụng BI trong quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường, hỗ trợ tốt công tác đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Cụ thể là:
1. Tìm hiểu về ITGov và các chuẩn, các công cụ hỗ trợ ITGov trong các đơn vị, tổ chức. Tập trung nghiên cứu sâu 2 công cụ mạnh hỗ trợ ITGov hiện nay đó là ISO/IEC 38500:2008 hướng dẫn thực hiện ITGov trong doanh nghiệp theo ISO và COBIT công cụ cung cấp các thành phần, những quy trình và đối tượng cần kiểm soát để ứng dụng trong hoạt động ITGov sao cho hiệu quả trong thực tiễn.
2. Tìm hiểu về BI, các thành phần cấu thành một hệ thống BI hoàn chỉnh. Tìm hiểu mối liên hệ giữa BI và việc ứng dụng nó vào bài toán ITGov, từđó đề xuất việc ứng dụng BI vào bài toán quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường;
3. Đề xuất kiến trúc lưu trữ, phân tích và khai thác dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định trên cơ sở các công thức và chỉ số cụ thể cho mô hình ứng dụng BI trong quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường;
4. Xây dựng thành công phần mềm thử nghiệm, thí điểm bằng việc tính toán chỉ số chất lượng không khí AQI, chỉ số chất lượng môi trường nước WQI cho các trạm tựđộng và đưa ra được những nhận xét chuyên môn về chất lượng môi trường trong ngày cũng như đưa ra các khuyến cáo cụ thể; tăng cường hỗ trợ giám sát số liệu quan trắc thời gian thực tại các trạm tự động dưới hai hình thức báo cáo là biểu đồ và bảng số liệu, thí điểm tại trạm khí đặt tại 556 Nguyễn Văn Cừ. Ngoài ra, hệ
thống còn cung cấp thêm chức năng hỗ trợ công tác theo dõi và báo cáo đối với hình thức quan trắc thu mẫu.
5. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực môi trường. Tăng cường các hình thức thể hiện và truyền tải thông tin môi trường tới người dân; hỗ trợ các cán bộ chuyên môn cũng như lãnh đạo cấp trên trong công tác giám sát và đánh giá ô nhiễm tại Việt Nam.
Kiến nghị:
Với những kết quả thành công ban đầu, luận văn cần phát triển để ứng dụng BI vào quản trị hệ thống thông tin chất lượng môi trường được hoàn thiện:
1. Mở rộng phạm vi hệ thống, áp dụng thông tin chất lượng, đánh giá ô nhiễm đối với các thành phần môi trường khác, ngoài thành phần nước và không khí;
2. Hoàn thiện chức năng giám sát theo thời gian thực, thử nghiệm đối với nhiều trạm tựđộng khác để tăng tính ứng dụng của chức năng;
3. Đối với quan trắc thu mẫu, cần bổ sung thêm các chức năng, các loại hình thống kê, báo cáo; đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ đa dạng, phong phú trong lĩnh vực báo cáo chất lượng môi trường cả về phạm vi lẫn chất lượng thông tin;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
1. ITGI, ITGI global status 2003 report;
2. Richard brisebois and Greg Boyd, Ziad Shadid - What is IT governance and why is it important for the IS auditor;
3. International standard ISO/IEC 38500 – Corporate governance of information technology, first edition;
4. IT governance instistude – ITGITM enables ISO/IEC 38500:2008 adoption;
5. David Ratcliffe, Pink Elephant Inc – The ITSM situation room;
6. Noe Gutierrez - Business Intelligence (BI) fovernance – Wind in the fat world;
7. Jovany Chaidez - Business Intelligence & IT Governance – The current trend and its implication on moderm business;
8. Solomon Negash - Business Intelligence, Comunications of the Association for Information Systems;
9. W.H.Inmon - Building the Data Warehouse 1st edition. Copyright 1992;
10. Erik Thomsen (2002), OLAP Solutions: Building Multidimensional Information Systems, 2nd Edition,Wiley;
11. DM Review – Architecture for structured data;
12. http://www.accountancysa.org.za - Demystifying cobit; 13. IT Governance Instistude, Report 2007;
14. Celina M. Olszak and Ewa Ziemba, University of Economics, Katowice, Poland - Approach to building and implementing a buisiness intelligence system;
Tài liệu tiếng Việt
15. Tổng cục Môi trường, Quyết định số 878 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng môi trường không khí;
16. Tổng cục Môi trường, Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước.