Hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thu thập, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thông minh cho bài toán quản trị công nghệ thông tin (Trang 44 - 47)

Theo phân công, Tổng cục Môi trường là đơn vị đầu mối quản lý số liệu quan trắc. Phục vụ công tác quản lý, Tổng cục Môi trường đã xây dựng Phần mềm Quan trắc từ những năm 2003. Phần mềm hỗ trợ các tính năng phục vụ cho việc nhập số liệu, tra cứu, kết xuất số liệu dưới dạng excel để phục vụ công tác lập báo cáo. Nhìn chung, phần mềm đáp ứng nhu cầu lưu trữ số liệu là chính, chưa chú trọng vào các chức năng khai thác và lập báo cáo.

Về cơ bản, số liệu lưu trữ bằng Phần mềm Quan trắc được phân theo 2 loại là số liệu quan trắc thủ công (manual) có được từ các chương trình quan trắc thường niên của các đơn vị thực hiện quan trắc trên toàn quốc (gọi tắt là các trạm quan trắc) và số liệu tựđộng (automatic) được truyền trực tiếp từ các trạm tựđộng, cốđịnh.

Đối với số liệu quan trắc thủ công: các thông sốđo tại hiện trường sẽ được ghi chép lại trên sổ sách hoặc trên máy tính xách tay, các thông số không đo trực tiếp còn lại sẽ được lấy mẫu và gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích. Các số liệu này sẽ được lưu trữ tại các trạm với nhiều dạng lưu trữ khác nhau (đối với các đơn vị là dạng file mềm/ báo cáo giấy, đối với Tổng cục Môi trường, số liệu sau mỗi đợt quan trắc sẽ được lưu trữ tại CSDL đặt

trên máy chủ trung tâm). Hàng năm, các trạm gửi báo cáo số liệu quan trắc, điều tra cơ bản cho Tổng cục Môi trường để đưa vào cơ sở dữ liệu. Số liệu này được lưu trữ lại và chủ yếu phục vụ mục đích xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm, công bố cho Quốc hội và cộng đồng dưới dạng ấn phẩm thường niên.

Đối với số liệu quan trắc tự động: Tùy theo hãng sản xuất và thiết kế của đầu sensor, thường trung bình là 5 phút một lần, kết quảđo của các thông số được lưu vào data logger đặt tại trạm. Dữ liệu từ data logger sẽ được gửi truyền và lưu trữ tại CSDL đặt tại Tổng cục môi trường bằng nhiều hình thức như dial up, truyền bằng dịch vụ web... theo lịch (schedule) đặt trước. Mô hình truyền nhận được mô tả như hình 2.1:

Hình 2.1: Mô hình truyền số liệu từ các trạm quan trắc tựđộng, cố định về CSDL Quan trắc

Với hệ thống các trạm tự động, cách thức truyền số liệu có khác hơn đôi chút. Dữ liệu của các trạm tựđộng được đặt lịch truyền từ thiết bị lưu dữ liệu (data logger) tại trạm quan trắc sẽđược đặt lịch và định kỳđẩy dữ liệu về CSDL bằng các ứng dụng khai thác dịch vụ web được nhà cung cấp bán kèm thiết bị tại trạm. Các ứng dụng này được thiết kế theo mô hình 3 lớp:

Hình 2.2: Mô hình Ứng dụng dịch vụ web (web service) 3 lớp

Các Web service của dịch vụ bao gồm 2 tầng : Tầng truy cập cơ sở dữ liệu và tầng nghiệp vụ. Nghiệp vụ được xuất ra bên ngoài là các phương thức dịch vụ (các web method của web service). Phần này sẽ được tiến hành xây dựng tại cơ sơ dữ liệu (CSDL) nguồn;

Tầng giao diện được thực hiện bởi chương trình client, chính là các trạm quan trắc tựđộng.

Các số liệu sau khi truyền về CSDL nguồn được dùng vào mục đích xây dựng các báo cáo nhanh phục vụ cấp lãnh đạo phục vụ các việc xây dựng các quy hoạch, chương trình ở tầm vĩ mô, các thông tin và hình thức khai thác hiệu quảđể phổ biến thông tin tới cộng đồng còn hết sức hạn chế. Mặt khác, vì được đầu tư chưa lâu, hệ thống các trạm quan trắc khi triển khai còn gặp phải nhiều sự cố, số liệu quan trắc thiếu chính xác (tăng, giảm bất thường...) chủ yếu là do yếu tố công nghệ mới, kinh nghiệm vận hành của cán bộ còn hạn chế...

Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề mà bài toán quản trị thông tin chất lượng môi trường đang gặp phải đó là:

Số liệu quan trắc khổng lồ, từ nhiều nguồn khác nhau, qua nhiều năm, rất cần có một cơ chế lưu trữ và quản lý hiệu quả, vượt trội cả về khả năng lưu trữ lẫn cách thức tổ chức để tăng hiểu quả khai thác vượt trội hơn so với cơ sở dữ liệu quan hệ thông thường;

Đối với số liệu quan trắc tự động (automatic data), cần có những hình thức khai thác mới, tăng tính hiệu quả và tính thời sự của thông tin; đẩy mạng việc phổ biến, công khai thông tin, kết quả quan trắc môi trường tới cộng đồng;

So với chương trình quan trắc thường niên, vốn đã được triển khai từ rất lâu và đi vào nề nếp trong Mạng lưới, hệ thống các trạm quan trắc tựđộng, cố định được triển khai không lâu. Tuy kinh phí đầu tư trang thiết bị lớn nhưng đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm trong vận hành, quản lý trạm. Do đó, việc thường xuyên giám sát chất lượng số liệu truyền về cũng như diễn biến chất lượng môi trường xung quanh trạm, phát hiện những bất thường ... để kịp thời báo cáo cấp trên, khắc phục các sự cố tại trạm là một vấn đề cần được giải quyết hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thông minh cho bài toán quản trị công nghệ thông tin (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)