Thực tiễn cho thấy quy trình ITGov mang lại hiệu quả rất tốt cho các dự án đơn lẻ, nhưng ITGov chưa đặt trọng tâm vào việc đảm bảo các vấn đề liên quan khác trong một tổ chức, một đơn vị. BI giúp xóa bỏ khoảng trống
này. Nhiều tổ chức hiện nay đã đưa các ứng dụng BI vào áp dụng trong ITGov như bước tiến trong việc ứng dụng phân loại mức độ ưu tiên cho việc thực thi các quyết định tạo ra những nhân tố mới, khác biệt, từđó gia tăng các lợi thế cạnh tranh. [7]
Hình 1.13 mô tả mô hình ứng dụng BI trong bài toán ITGov, đề xuất bởi trường đại học Illinois, Hoa Kỳ:
Hình 1.13. Ứng dụng BI trong hệ thống ITGov
BI là quy trình xử lý trong đó các tập các dữ liệu nghiệp vụ sẽđuợc tập hợ lại, xử lý và chuyển hoá thành thông tin và từ đó chuển hoá lên mức cao hơn là tri thức nhằm hỗ trợ việc ra quyết định trong một tổ chức. Trong khi đó, ITGov đóng vai trò quyết định trong quy trình xử lý nghiệp vụ của một doanh nghiệp. Nó đảm bảo rằng hệ thống thông tin được đảm bảo và mở rộng trong phạm vi chiến lược và mục tiêu của cả tổ chức.
Có thể nhận thấy khi kết hợp BI với hệ thống ITGov, bài toán IT được mở rộng ra, nó không chỉ gói gọn trong các chương trình hay dự án đơn lẻ mà nó đã đề cập tới các mức cao hơn, đi sâu vào các nghiệp vụ, mang tính thực tiễn cao như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị khách hàng, quản lý các
dịch vụ và sản phẩm với nét đặc trưng “trí tuệ” của BI và hỗ trợ mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ của ITGov. Việc kết hợp giữa BI và ITGov đã giải quyết được vấn đề cốt lõi của quản lý thông tin là khả năng đáp ứng việc nâng cao chất lượng số liệu, hiểu được mối quan hệ và cách thức sử dụng thông tin, quy trình sản sinh thông tin từ dữ liệu trong bối cảnh nghiệp vụ của một tổ chức, một đơn vị.