2.3.1 Các nguồn dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: ý kiến, quan điểm của nhân viên, quản lý, lãnh đạo làm việc ở
VPBank về các khía cạnh văn hóa trong doanh nghiệp mình như tổ chức, quản lý, lãnh
đạo cùng với mức độ gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp.
- Dữ liệu thứ cấp: là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về văn hóa công ty; hành vi tổ chức của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới.
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 2.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong bối cảnh nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài rất đa dạng, phong phú thì điều quan trọng để các nhà nghiên cứu có thể thu thập được các thông tin cần thiết là vấn đề
xác định thư mục nghiên cứu và chủđề nghiên cứu. Như vậy với đề tài được lựa chọn, các vấn đề liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, biểu tượng, khả năng thích ứng,.. hay các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về vấn đề văn hóa công ty sẽ là nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo. Bên cạnh đó, những đặc trưng văn hóa của một vài công ty hay tổ chức của Việt Nam cũng sẽ hữu ích để người nghiên cứu có cơ sở tạo lập cái nhìn tổng quan về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp.
Với việc xác định những tài liệu liên quan cần thu thập như trên, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu trên một số các phương tiện như sau:
- Đối với sách: Dựa vào Tổng mục lục sách do từng nhà xuất bản phát hành hoặc thống kếđể biết được những đầu sách liên quan đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Các tác giả và tên sách của từng nhà xuất bản được liệt kê một cách định kì theo tháng, quý và phổ biến theo năm. Tổng mục lục sách sẽ phản ánh số sách phát hành từng năm của
từng nhà xuất bản ở trong nước và trên thế giới, do đó, nguồn thông tin ở đây sẽ luôn
được cập nhật. Bên cạnh Tổng mục lục sách, người nghiên cứu có thể dựa vào Tổng
mục lục ở các vấn đề của sách để tìm kiếm dữ liệu. Khác với tổng mục lục về sách, tài liệu này cung cấp mục lục các vấn đề xuất hiện trong hàng ngàn cuốn sách được xuất
bản hàng năm. Tác giả dựa vào những dữ liệu này để tìm kiếm thông tin mình cần cho
cuộc nghiên cứu.
- Đối với tạp chí: Dựa vào Tổng mục lục các tạp chí và Hướng dẫn cho người đọc về tạp chí. Tổng mục lục các tạp chí sẽ liệt kê các bài báo đã được đăng tải của từng tạp chí hoặc của nhiều loại tạp chí trong suốt cả năm do vậy người nghiên cứu sẽ lựa chọn
ra những bài báo có tiêu đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hướng
dẫn cho người đọc về tạp chí lại là một bản mục lục về các bài váo của tạp chí được tập hợp theo từng chủđề, vì vậy nó sẽ giúp ích cho tác giả tìm kiếm thông tin từ các tạp chí
theo định hướng của mình.
- Đối với tài liệu liên quan đến VHDN của VPBank: tác giả sử dụng các tài liệu được
công bố chính thức trên trang web www.vpbank.com.vn, ngoài nguồn tư liệu trên tác
giả tham khảo các tài liệu từ hệ thống cung cấp văn bản trực tuyến dành riêng cho các
cán bộ VPBank trên địa chỉ eoffice.vpb.com.vn.
- Đối với dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet: tác giả dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề văn hóa tổ
chức/doanh nghiệp hoặc các tài liệu, công trình khoa học của trường đại học. Ngoài ra,
một nguồn thông tin phong phú và cập nhật có thểđược khai thác từ Internet bằng việc
tìm kiếm trực tuyến.
2.3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Một cách tổng quan nhất thì việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường được thực hiện
bằng phương pháp phỏng vấn. Đây là phương pháp mà theo đó những nhà nghiên cứu
đặt ra các câu hỏi cho đối tượng điều tra và thông qua sự trả lời của họ để nhận được thông tin mong muốn. Trong cuộc điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài này, tác giả cũng lựa chọn phương pháp phỏng vấn để giúp thu được thông tin cần thiết.
Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với đối tượng phỏng vấn hoặc bằng hình thức gửi thưđiện tử cho đối tượng với mẫu câu hỏi đã được thiết kế liên quan
đến các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả sử dụng hình thức gửi thưđiện tử cho đối tượng điều tra. Đểđạt được tỷ lệ phản hồi mong muốn, đảm bảo nguồn dữ liệu cần thiết, trước khi tiến hành gửi bảng câu hỏi đi, tác giảđã gửi thông báo trước cho đối tượng để
nhắc nhở họ về việc thực hiện trả lời phiếu điều tra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vì không thể trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc trong bảng câu hỏi cho người được phỏng vấn nên có hướng dẫn trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi. Trong quá trình nhận phiếu phản hồi, tác giả theo dõi liên tục để xác nhận số phiếu đã hoàn thành để gửi lời cảm ơn tới đối tượng được điều tra đồng thời có những hành động nhắc nhở tới những người chưa trả
lời phiếu để làm sao thu được kết quả như mong muốn đặt ra.
Để có thểđảm bảo dữ liệu thu được đủ lớn đểđưa vào mô hình phân tích, tác giảđã
gửi thư tới 100 đối tượng khác nhau và đặt mục tiêu thu được được 60 trong tổng số
bảng câu hỏi phát ra là 100 tương ứng với tỷ lệ hồi đáp dự kiến khoảng 60%.
Thiết kế bảng hỏi
Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, không thu thập được qua khảo cứu tư liệu, luận văn sử dụng các bảng hỏi để khảo sát, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý của các DN.
Bảng hỏi khảo sát được thiết kế bao gồm 2 phần chính:
Phần A: Thông tin chung về DN, tổ chức, đơn vịđược điều tra
Phần này cung cấp các thông tin chung về DN, tổ chức được điều tra bao gồm các
yếu tố như :
- Thông tin cá nhân: Giới tính; Tuổi; Trình độ chuyên môn, học vấn; Chức vụ
hiện tại; Đơn vị công tác
- Một số thông tin khác…
Phần B: Khảo sát văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp
Phần này bao gồm những câu hỏi liên quan đến các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
thể; Sự biểu lộ /Ít biểu lộ cảm xúc; Rõ ràng/Không rõ ràng; Sự thành đạt /Nguồn gốc; Thái độ với Thời gian; Thái độ với Môi trường. Những tiêu chí được đưa vào khảo sát
trong phần này dựa vào mô hình nghiên cứu văn hóa của Trompenaars thông qua nhìn
nhận của cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.1: Danh sách các khía cạnh văn hóa
Khía cạnh Giá trị văn hóa của khía cạnh
Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù Chủ nghĩa phổ biến Chủ nghĩa đặc thù Chủ nghĩa cá nhân hay Chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa cá nhân Chủnghĩa tập thể Dễ biểu lộ và ít biểu lộ cảm xúc Ít biểu lộ cảm xúc Dễ biểu lộ cảm xúc Rõ ràng và không rõ ràng Rõ ràng Không rõ ràng Thành tích và nguồn gốc Thành tích Nguồn gốc xuất thân
Thái độ với thời gian Thái độ
Thời gian
Thái độ với môi trường Sự kiểm soát từ bên trong
Sự kiểm soát từ bên ngoài
2.4 Mô tả phương pháp điều tra, tính toán và phân tích số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, cuộc nghiên cứu được thực hiện như
sau:
- Lý thuyết áp dụng: Sử dụng mô hình lý thuyết của Trompenaars với (07) bảy
khía cạnh văn hóa của doanh nghiệp: Chủ nghĩa phổ biến/chủ nghĩa đặc thù; Chủ nghĩa
cá nhân/chủ nghĩa cộng đồng; Xu hướng trung lập/cảm xúc; Xu hướng cụ thể/phổ biến; Xu hướng thành tích/quy gán; Thái độ với thời gian; Thái độ với môi trường.
- Biến số: Sử dụng ba biến số chính là ba yếu tố chính liên quan đến các cá nhân
khảo sát bao gồm: Quốc tịch, Giới tính, Chức vụ và 07 biến số phụ thuộc chính là về
các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp theo mô hình của Trompenaars.
- Giả thuyết nghiên cứu: trong khuôn khổ của luận văn này đặt ra 03 giả thiết
nghiên cứu
+ Giả thiết H1: có sự phụ thuộc giữa yếu tố Quốc tịch của mỗi cá nhân với (07) bảy khía cạnh văn hóa.
+ Giả thiết H2: có sự phụ thuộc giữa yếu tố Giới tính của mối cá nhân với (07) bảy khía cạnh văn hóa.
+ Giả thiết H3: có sự phụ thuộc giữa yếu tố Chức vụ của mỗi cá nhân với (07) bảy khía cạnh văn hóa.
- Cách thức chọn mẫu: Thu thập số liệu tại hội sở của VPBank, lựa chọn ra mỗi
đơn vị của hội sở (mỗi Khối hoặc TT thuộc Tổng giám đốc) sẽ thu thập từ 5 đến 10 phiếu với các chức vụ từ nhân viên đến cán bộ quản lý và Ban giám đốc Khối.
- Phương pháp thu thập số liệu: bảng hỏi được chuẩn vị và đưa lên công cụ
khảo sát trực tuyến của Google sau đó gửi mail thông báo cho các cá nhân được lựa
chọn, các cá nhân sẽ truy cập vào form khảo sát đểđiền và dữ liệu khảo sát sẽđược thu thập trực tuyến.
- Phương pháp thu thập số liệu đối với các cán bộ người nước ngoài: tác giả
sử dụng bảng hỏi chung với các cán bộ Việt Nam và tiến hành phỏng vấn trực tiếp và cập nhật thông tin vào bảng hỏi được in ra, dữ liệu này sau đó được cập nhật lại vào bộ
công cụ khảo sát trực tuyến của Google.
- Công cụ phân tích số liệu: dữ liệu sau khi được điều tra khảo sát trực tuyến từ
Google sẽ được kết xuất ra Excel. Trên Excel sẽ xử lý sơ bộ như bỏ dấu, tính giá trị
trung bình của các chỉ tiêu, biến đổi tên các trường cho phù hợp. Dữ liệu từ Excel sẽ được đưa vào phần mềm SPSS, từđây dữ liệu lại tiếp tục làm mịn và bắt đầu thực hiện các phân tích thống kê cũng như kiểm nghiệm giả thiết.
- Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng các dữ liệu thu thập được để kiểm
mềm SPSS. Từ các giả thiết được kiểm chứng, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽđược chia theo các yếu tốđã khẳng định có sự liên quan và xác định giá trị văn hóa của theo các khía cạnh của mỗi nhóm nhằm phân loại các bộ phận. Từ kết quả phân loại này sẽ
có các khuyến nghị phù hợp đối ứng với từng bộ phận.
2.5 Kết luận chương
Trong chương này đã nêu ra vấn đề cần nghiên cứu và trình bày về các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng gồm:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp suy luận logic
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi:.
- Phương pháp phân tích định lượng
Trong nội dung tiếp theo của của chương đã trình bày về các các nguồn dữ liệu: dữ
liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Trong đó, dữ liệu thứ cấp gồm có: sách; tạp chí; tài liệu
liên quan đến VHDN của VPBank; dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet.
Đối với dữ liệu sơ cấp tác giả tập trung vào việc thiết kế bảng hỏi điều tra khảo sát theo
các khía cạnh văn hóa theo mô hình của Trompenaars và đặt ra kỳ vọng về số lượng dữ
liệu sẽ thu được cho cuộc khảo sát.
Phần cuối và cũng là trọng tâm của chương tác giả mô tả chi tiết về phương pháp
điều tra và cách tính toán và xử lý số liệu. Các nội dung trình bày gồm: Lý thuyết được
áp dụng; Biến số; Giả thuyết nghiên cứu; Cách thức chọn mẫu; Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp thu thập số liệu đối với các cán bộ người nước ngoài; Công cụ phân tích số liệu; Phương pháp phân tích số liệu.
Như vậy, chương này đã đề cập toàn bộ các nội dung liên quan đến phương pháp
nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu. Từ các bước hoạch định ở chương này các
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VPBANK
3.1 Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp
Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau 21 năm hoạt động,
VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷđồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên [28].
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang
từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn
định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank
đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ
của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực
tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng
các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủđộng theo dõi các cơ hội trên thị trường.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các
kênh bán hàng và phân phối.
Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ
của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi
cho khách hàng... Tất cảđã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm
khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.
Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống
vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu
quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro
độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức
theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng
vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán
xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất
lượng dịch vụđược hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.
Hình 3.1: Sơđồ tổ chức của VPBank [28].
3.1.3 Các mốc phát triển của VPBank
- Được thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh, vốn điều lệ 20 tỷđồng.