7. Kết cấu của đề tài
3.1.3. Giai đoạn kết thúc
Đây là khâu quan trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở trương THPT, nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ của người học. Đồng thời, thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ tự đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách, uy tín của mình với học sinh để trên cơ sở đó, giáo viên sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghệ thuật sư phạm và nhân cách người giáo viên.
Công việc ở giai đoạn này của giáo viên là: ra câu hỏi, bài tập kiểm tra; tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả.
* Ra câu hỏi, bài tập kiểm tra
Ra câu hỏi, bài tập kiểm tra thường được tiến hành sau mỗi tiết học nên lượng thời gian rất ngắn, nên mục đích kiểm tra phải hết sức rõ ràng, nội dung kiểm tra phải gọn, nhẹ, nhưng phải đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức cơ bản nhất hoặc khả năng hệ thống hóa kiến thức, năng lực sáng tạo, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống của học sinh. Điều đó, đòi hỏi ở người giáo viên “sự gia công kỹ lưỡng” đầy sáng tạo trong việc ra câu hỏi và bài tập có chất lượng.
* Tổ chức kiểm tra
Do thời gian dành cho kiểm tra, đánh giá kết quả của bài học rất ngắn, nên hình thức kiểm tra dành cho giai đoạn này thường là kiểm tra miệng, kiểm tra hình thức trắc nghiệm…
* Đánh giá kết quả
điều cần lưu ý là việc đánh giá kết quả kiểm tra không chỉ dừng lại ở nội dung về kiến thức, kỹ năng mà còn phải thông qua thái độ, tinh thần tự giác, ý thức kỷ luật của học sinh.