7. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Kết quả thực nghiệm
* Đối với học sinh
Việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD ở THPT sẽ hình thành cho học sinh những biểu tượng đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người; trên cơ sở đó mà hình thành được khái niệm cho học sinh. Thông qua phương tiện, kỹ thuật dạy học giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động và lý thú hơn, kích thích hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời cũng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội. Qua đó, phát triển ở các em kỹ năng quan sát, năng lực phân tích, tổng hợp và năng lực tư duy, tạo được hứng thú đối với môn học, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ở xung quanh các em. Ngoài ra, với phương pháp dạy học trực quan của giáo viên có tác động làm thay đối được lối học thụ động mang tính truyền thống “thầy đọc, trò chép” sang lối học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua quá trình quan sát, tư duy bằng các phương tiện dạy học. Từ đó làm thay đổi một cách tích cực hơn trong nhận thức, thái độ học tập của học sinh.
* Đối với giáo viên
Khi vận dụng phương pháp trực quan một cách hợp lý, đúng đắn về sư phạm sẽ giúp người giáo viên giảm được mệt nhọc trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh, bởi vì phương tiện trực quan có ưu điểm như là một nguồn dẫn thông tin chính xác, sinh động thông qua cách sử dụng của người giáo viên. Ngoài ra, hiệu quả của quá trình dạy học bằng phương pháp trực quan còn biểu hiện ở việc tạo điều kiện hình thành động lực học tập cho học sinh. Tóm lại, việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD ở THPT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và
học bộ môn ở trường THPT nói chung và trường THPT Tô Hiệu, Thành phố Sơn La nói riêng.