7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát
Về mức độ hứng thú học tập của học sinh sau tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra học sinh ở hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng nhằm kiểm chứng và so sánh về mức độ hứng thú của học sinh của các lớp này.
Số liệu thu được như sau :
Bảng 2.3: Mức độ tiếp thu bài
Mức độ
Lớp Rất hiểu bài
Có phần hiểu có
phần không hiểu Không hiểu bài
Lớp thực nghiệm 86,6% 8,3% 5,1%
Lớp đối chứng 16,6% 66,6% 16,8%
Qua bảng trên cho thấy tác động của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Tô Hiệu là có hiệu quả cao hơn so với
PPDH truyền thống, điều này được phản ánh thông qua số liệu điều tra khảo sát về mức độ hiểu bài của học sinh lớp thực nghiệm (86,6%) cao hơn lớp đối chứng (16,6%), trong khi đó mức độ không hiểu bài của học sinh lớp thực nghiệm chỉ chiếm (5,1%) còn của lớp đối chứng lên tới (16,8%).
Bảng 2.4: Mức độ hứng thú với tiết học có sử dụng PPDH trực quan Mức độ
Lớp Hứng thú Bình thường Không hứng thú
Lớp thực nghiệm 88,3% 11,7% 0%
Lớp đối chứng 8,3% 85% 6,7%
Qua bảng trên cho thấy tỉ lệ về mức độ hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm (88,3%) luôn hơn hẳn tỉ lệ về mức độ hứng thú của các học sinh lớp đối chứng (8,3%). *Bảng 2.5: Tinh thần thái độ học tập Tinh thần thái độ Lớp Các bạn tích cực hoạt động Lớp thụ động
Tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng
Lớp thực nghiệm 93,3% 0% 6,7%
Lớp đối chứng 55% 33,3% 11,7%
Nếu nhận xét về thái độ tích cực trong học tập của lớp thì tỉ lệ đánh giá về mặt này của lớp thực nghiệm luôn chiếm cao hơn so với lớp đối chứng: 93,3% dành cho lớp thực nghiệm và 55% dành cho lớp đối chứng.
Qua quá trình phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra khảo giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã chứng minh tính chân lý của giả thuyết đã đặt ra đối với đề tài này. Việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD ở trường THPT có tác dụng rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, thật sự góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Tô Hiệu, phù hợp với quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” trong xu thế thực hiện đổi mới PPDH trong ngành giáo dục hiện nay.