7. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Thiết kế bài giảng lớp thực nghiệm
a. Thiết kế bài giảng cho lớp đối chứng
Chúng tôi tiến hành thiết kế bài giảng cho lớp đối chứng do một giáo viên dạy khối lớp 10 thực hiện theo PPDH truyền thống (chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại tái hiện, thuyết trình) với những phương tiện dạy học: bảng, phấn viết.
b. Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm
* Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm 1 (10A1)
Bài 3
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (1 tiết)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, biện chứng.
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
2. Về kỹ năng
- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
- Giải thích được sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động dù ở hình thức này hay hình thức khác. Không có sự vật, hiện tượng nào không vận động.
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
3. Về thái độ
- Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
- Khắc phục quan niệm cứng nhắc và thái độ thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân và tập thể.
II. Tài liệu và phƣơng tiện
1. Tài liệu
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 10 - Tài liệu tham khảo khác:
+ Hồ Thanh Diện- Vũ Xuân Vinh: Bài tập tình huống Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
+ Trần Văn Chương (chủ biên): Thực hành Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục Hải Dương, 2006.
+ Trần Văn Chương (chủ biên): Tình huống Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, 2006.
+ Trần Văn Chương (chủ biên): Tư liệu Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục Quảng Nam, 2006.
+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 10, NXB Hà Nội, Hải Phòng, 2006.
2. Phương tiện
- Sơ đồ về các chiều hướng của sự vận động, quan hệ giữa các hình thức vận động. - Chuẩn bị những bộ tranh minh họa về sự phát triển (nếu có).
III. Phƣơng pháp: hỏi - đáp, thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, chứng minh, trực
quan.
IV. Trọng tâm: quan điểm của triết học Mác – Lênin về sự vận động và phát triển. V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra kiến thức đã học (5 phút)
Câu hỏi 1: Giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên.
2. Giới thiệu bài mới (1 phút)
- GV: Trong giao tiếp thường nhật, thỉnh thoảng chúng ta sử dụng hay nghe nhắc đến từ vận động. Vậy, vận động là gì? Người nông dân đang cày ruộng có phải là đang vận động không? Cô đang đi như thế này, có phải là cô đang vận động không?
3. Dạy bài mới (35 phút)
Hoạt động giáo viênvà họcsinh Thời gian Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vận
động.
GV: Quan sát xung quanh,em thấy những sự vật và hiện tượng nào không vận động không? Nếu có người nói “Con tàu thì vận động nhưng đường tàu thì không”, ý kiến em thế nào?
GV chiếu hình ảnh đoàn tàu ( Phụ lục 3) - HS trả lời
- GV nhận xét:
7 phút. 1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
+ Mọi sự vật, hiện tượng luôn biến đổi (quan sát trực tiếp, gián tiếp).
+ Vận động diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội và cả trong tư duy, ý thức của con người. Vận động của tư duy có được chính là nhờ sự phản ánh của thế giới khách quan. Trong bút ký Triết học, Lênin nói: “Vận động của tư duy chính là vận động của thế giới hiện thực được di chuyển và biến hình trong đầu óc”.
- GV: Từ nhận xét trên, rút ra định nghĩa vận động là gì? - HS: Trảlời - GVnhận xét, chốt lại. GV chiếu hình ảnh minh chứng. ( phụ lục 4)
Lưu ý: Tránh cách hiểu phiến diện rằng: vận động chỉ là sự thay đổi vị trí của các vật thể trong không gian (chỉ là vận động cơ học) hoặc vận động chỉ là hình thức hoạt động riêng của xã hội (vận động viên điền kinh, vận động bầu cử…).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- GV: Theo các em, tất cả thế giới này sẽ ra sao nếu trái đất ngừng quay quanh
7 phút.
- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
trục của nó và quay quanh mặt trời, nếu các dòng sông ngừng chảy, gió ngừng thổi…? - HS trảlời - GV nhận xét, chốt lại - GV: Vật chất tồn tại bằng cách vận động, trong vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất thể hiện đặc tính của mình. Vận động không tách rời vật chất, tồn tại không tách rời vận động. Vận động của ý thức, tư duy trên thực tế, cũng là sản phẩm của sự vận động của vật chất.
Vận động theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, là sự tự vận động của vật chất, được tạo nên do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất.
- Đứng im (như giới thiệu ở phần mở bài) là trạng thái đặc thù của vận động. Đứng im là vận động trong trạng thái cân bằng, là sự cân bằng tạm thời của vận động. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Không ở đâu và không bao giờ có trạng thái tĩnh hoàn toàn, thăng bằng hoàn toàn. Trạng thái tĩnh, sự thăng bằng chỉ là một giai đoạn của vận động. Sự vận động cá biệt hướng đến sự thăng bằng, nhưng toàn bộ vận động lại thủ tiêu sự thăng
- Vận động là thuộc tính vốn có (cố hữu), là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng (vật chất).
bằng cá biệt đó.
- GV: Thế giới vật chất rất phong phú và đa dạng, nên hình thức vận động của nó cũng rất phong phú, đa dạng. Ph. Ăng- ghen đã khái quát thành 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao. Tìm hiểu về các hình thức vận động cơ bản đó để hiểu thêm và minh họa thêm cho khái niệm vận động, chúng ta cùng tìm hiểu mục c.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức
vận động cơ bản của thế giới vật chất. - GV: Hãy nêu các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất theo trình tự từ thấp đến cao. Cho ví dụ minh họa?
- HStrảlời
- GV cho HS xem biểu đồ các hình thức vận động từ thấp đến cao (phụ lục 5). =>nhận xét, kết luận
10 phút c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. - Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản…
- Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong
- GV: Cho HS xem sơ đồ về mối quan hệ giữa 5 hình thức vận động. (Phụ lục 6) - GV: Mỗi loại sự vật, hiện tượng đều có hình thức vận động đặc trưng của nó. Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất vì là hình thức vận động có mục đích và có tính sáng tạo.
Các hình thức vận động có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau khi xem xét sự vật, hiện tượng phải dựa trên phương pháp luận biện chứng - duy vật.
- Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng có quan hệ mật thiết với nhau, không có sự vận động thì sẽ không có một sự phát triển nào cả. Đó là lý do chúng ta nghiên cứu sự phát triển.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm phát triển.
- GV: Cho học sinh lấy ví dụ về sự vận động của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người gắn liền với sự phát triển.
- HS lấy ví dụ
- GVnhận xét và bổ sung
VD: Nhận thức từ lạc hậu đến văn minh. Máy móc thay thế công cụ bằng đá.
- GV cho HS xem sơ đồ phát triền của con người (phụ lục 7) 7 phút lịch sử. 2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển a. Thế nào là phát triển
GV: Có quan điểm cho rằng: tất cả mọi sự vận động đều đưa đến sự phát triển, đúng hay sai?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
Sai vì có sự vận động đi theo chiều hướng tiến lên, nhưng cũng có vận động đi theo chiều hướng thụt lùi, nhưng phổ biến là đưa đến sự phát triển.
- GV: Phát triển là gì? - HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận:
- GV: Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường quanh co, phức tạp, trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối. Trong quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất, diễn ra theo đường xoáy trôn ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên một cơ sở mới cao hơn. Sự vận động tiến lên vẫn là khuynh hướng chung của sự phát triển.
.
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất là phát triển.
- GV cho học sinh phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta từ 1930 - 1945.
Gợi ý: Giai đoạn cách mạng diễn ra đơn giản hay phức tạp? Có gặp khó khăn không? Có lúc nào quanh co, thụt lùi không? Có lúc nào tưởng chừng thất bại không?
Kết quả cuối cùng là gì? (thắng lợi để xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp và tiến bộ hơn).
- HS phân tích
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
7 phút. b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
VD : Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.
4. Luyện tập củng cố (2 phút)
- GV: Đối với các sự vật và hiện tượng, vận động được coi là A. Cách thức phát triển
B. Cách thức phổ biến C. Phương thức tồn tại D. Khuynh hướng tất yếu Đáp án C
5. Hƣớng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
+ Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ.
+ Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ. + Thế nào là đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ. * Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm 2 (10A3)
Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƢỢNG (1 tiết)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
2. Về kĩ năng
Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất
3. Về thái độ
Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống
II. Kiến thức cơ bản, trọng tâm
- Khái niệm chất, lượng.
- Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất (phần trọng tâm).
III. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan kết hợp với thuyết trình, vấn đáp, trao đổi, thảo luận theo lớp, nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
Làm việc cá nhân, nhóm nhỏ trong lớp học.
IV. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục. - Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam.
- Phiếu học tập, giấy A0, bút. - Máy vi tính, projector.
2. Học sinh
- Đọc trước mục 1 và 2 trong sách giáo khoa GDCD lớp 10.
- Một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống, trong học tập.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Cho ví dụ chứng minh?
3. Giới thiệu bài (1 phút)
GV có thể giới thiệu chuyển tiếp bài như phần mở đầu bài học của sách giáo khoa trang 29.
4. Tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời
gian Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm Chất.
Sử dụng PP trực quan kết hợp thảoluận nhóm, PP thuyết trình, đàm thoại.
Bước 1: GV đưa ra mẫu vật: muối, đường, chanh, ớt, đặt vấn đề: mỗi sự vật đều có sự thống nhất giữa mặt chất và lượng. Chúng ta tìm hiểu xem mặt chất và lượng của nó là gì?
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát mẫu vật muối, đường, chanh, ớt, nêu câu hỏi từng nhóm.
Nhóm 1: Tìm các thuộc tính của muối? Nhóm 2: Tìm các thuộc tính của đường? Nhóm 3: Tìm những thuộc tính của chanh?
10 phút
Nhóm 4: Tìm những thuộc tính của ớt? Bước 2: HS thảo luận.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV chốt lại những thuộc tính của muối, đường, chanh, ớt.
Bước 5: GV nêu câu hỏi thảo luận chung:
(?)Thuộc tính nào là tiêu biểu để phân biệt giữa vật này với vật khác?
(?) Chất của sự vật là gì? (Theo suy nghĩ của em).
HS suy nghĩ và trả lời, bạn khác góp ý. Bước 6: GV chiếu lên màn hình đáp án.
GV: Phân biệt chất với chất liệu.
Bước 1: GV chiếu lên màn hình nội dung bài tập yêu cầu HS suy nghĩ 1 phút.
Hãy phân biệt chất theo quan niệm triết học với chất liệu tạo nên một sự vật theo bảng sau:
Nội dung Chất/ Chất liệu
Bông dệt vải Mía ngọt Đất làm gạch Cột gỗ lim cứng, không mọt Xã hội không có áp bức, bóc lột người Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng. Tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Bước 2: GV gọi một HS báo cáo kết quả bài tập. Các em khác có ý kiến.
Bước 3: GV kết luận, chiếu đáp án lên màn hình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm lượng.
Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại.
Bước1:GV: từ những thuộc tính bên ngoài của