Trước hết, để thu thập được số liệu cho nghiên cứu này cần có sự tham gia của chủ các nhà thuốc trong các khu vực nghiên cứu ở Hà Nội. Chỉ khi họ cho phép thì người nghiên cứu mới đứng bên ngoài nhà thuốc của họ thu thập dữ liệu được. Qua quá trình khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy các chủ nhà thuốc thường có tâm lý lo ngại rằng nghiên cứu này sẽ điều tra về hoạt động cũng như chất lượng nhà thuốc qua đó có thể làm ảnh hưởng tới vấn đề kinh doanh của nhà thuốc hoặc tiến hành
nghiên cứu sẽ làm phiền khách hàng của nhà thuốc, làm khách hàng khó chịu dẫn tới làm cho nhà thuốc mất khách hàng. Do đó, họ từ chối tham gia vào nghiên cứu. Thực tế khảo sát cho thấy cứ 10 nhà thuốc thì chỉ có 3 - 4 nhà thuốc cho phép tiến hành nghiên cứu tức là tỷ lệ nhà thuốc đồng ý tham gia khoảng 30 – 40%. Nếu người nghiên cứu không giải thích rõ ràng và cho các chủ nhà thuốc thấy được mục đích cũng như giá trị thực tiễn của nghiên cứu thì việc tiến hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này sẽ là gợi ý hữu ích cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai.
Khách hàng tới mua thuốc là đối tượng tham gia trực tiếp vào nghiên cứu. Người nghiên cứu sẽ không có nhiều thời gian để tiếp xúc khách hàng tham gia vào nghiên cứu như là với chủ nhà thuốc, cho nên người nghiên cứu cần chắt lọc thông tin về nghiên cứu để cung cấp cho khách hàng nhằm thuyết phục họ chấp nhận tham gia. Bên cạnh đó, thái độ cũng như khả năng giao tiếp, khả năng diễn đạt của người nghiên cứu cũng sẽ giúp thuyết phục khách hàng và đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu do tránh ảnh hưởng tới câu trả lời của khách hàng. Thực tế khảo sát cho thấy trung bình cứ 5 khách hàng thì có 1 người đồng ý tham gia nghiên cứu nghĩa là tỷ lệ tham gia khoảng 20%. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Thắng (2013) cũng cho thấy một tỷ lệ tương tự ( 20,6%) [38]. Cuối cùng, có tất cả 321 phiếu đạt yêu cầu tương ứng 321 đối tượng tham gia nghiên cứu. Trong đó, giới tính nữ (62,6%) chiếm tỷ lệ cao nhất; hai khoảng tuổi “18 – 29 tuổi” (33,0%) và “30 – 39 tuổi” (25,5%) nhiều nhất. Điều này có thể lí giải do các khách hàng nữ và hai khoảng tuổi này là những người dễ dàng chấp nhận tham gia vào nghiên cứu hơn và họ cũng là những người hoàn thành phiếu câu hỏi đầy đủ nhất. Xét về trình độ học vấn, những người có trình độ “đại học” có tỷ lệ cao nhất (44,2%). Nghiên cứu tiến hành ở 4 quận nội thành Hà Nội – tập trung nhiều trường đại học lớn và khoảng tuổi “18 – 29 tuổi” chiếm đa số - lứa tuổi học đại học và này nên trình độ đại học chiếm ưu thế cũng là điều dễ hiểu. Chất lượng phiếu trả lời của những khách hàng trình độ đại học cũng là cao nhất.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ sử dụng cho nghiên cứu định lượng đã đảm bảo được độ tin cậy ( Cronbach’s Alpha = 0.917). Như vậy, bộ chỉ số đã xây dựng là một thang đo lường tốt và có thể sử dụng để