Kĩ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để lựa chọn mẫu nghiên cứu. Ưu điểm của kĩ thuật này là quá trình thu thập dữ liệu thường dễ hơn so với mẫu ngẫu nhiên đơn, giá thành chi phí cho một quan sát trong cuộc điều tra có thể thấp hơn do việc phân tầng quần thể thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; có thể có thêm được nhận định riêng cho từng tầng; mang lại sự ước lượng chính xác hơn so với mẫu ngẫu nhiên đơn [1]. Tuy nhiên, kĩ thuật chọn mẫu này cũng có nhược điểm đó là cần có danh sách liệt kê tất cả các cá thể trong mỗi tầng [1]
Quần thể nghiên cứu lựa chọn là quần thể dân cư trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Chia quần thể nghiên cứu thành 2 tầng là nội thành và ngoại thành. Trong tầng nội thành chọn ngẫu nhiên 4 quận nội thành (Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm) và trong tầng ngoại thành chọn ngẫu nhiên 1 huyện ngoại thành (Gia Lâm). Từ danh sách nhà thuốc của mỗi quận và huyện, 10 nhà thuốc được chọn ngẫu nhiên. Sau đó, người nghiên cứu sẽ đến gặp chủ các nhà thuốc để xin phép thực hiện nghiên cứu tại nhà thuốc của họ đến khi có đủ 3 đến 4 nhà thuốc được chủ nhà thuốc cho phép. Khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên tại nhà thuốc và được mời tham gia vào nghiên cứu ngay sau khi quá trình giao dịch giữa họ và nhân viên nhà thuốc kết thúc. Tùy thuộc vào quy mô nhà thuốc mà số lượng khách hàng được lựa chọn cho phù hợp. Với nhà thuốc lớn có đông khách, chọn 40 đến 50 khách hàng. Với nhà thuốc vừa và nhỏ, vắng khách hơn chọn 20 đến 30 khách hàng đảm bảo đủ cỡ mẫu.