- Trung Quốc
2.3.5. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối vói chính quyền địa phương
Thời gian qua, các cấp ủy địa phương đã chú ý ban hành các quy chế hoạt động và lãnh đạo của cấp ủy đối với chính quyền địa phương. Việc thực hiện các quy chế đó đă mang lại nhiều kết quả và kinh nghiệm tốt. Tuy nhiên, việc làm này chưa được chính thức hóa, quy phạm hóa, còn bị chi phối bởi các mối quan hệ cụ thể giữa cá nhân trong cơ quan đảng và chính quyền. Việc định ra phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương phải phù họp với đặc điểm, tính chất của mỗi cấp chính quyền và từng loại cơ quan chính quyền.
Việc ra quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng. Trong nhiều trường họp chủ trương lớn của cấp ủy không được chuyển thành nghị quyết của Hội đồng nhân dân mà đến trực tiếp với ủy ban nhân dân; một số nơi, Ban Thường vụ bàn và quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, bàn và quyết định các chỉ tiêu, việc phân bổ ngân sách và vốn xây dựng cơ bản cho cấp chính quyền bên dưới, giao cho ủy ban thực hiện. Nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân không biết, không thảo luận, không biểu quyết quyết định; còn các đại biểu là Chủ tịch, phó Chủ tịch, Trưởng ban của Hội đồng thì đã biểu quyết về các chủ trương đó với tư cách bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ cấp ủy. Việc điều hành thực hiện các quyết định thực chất thuộc phạm vi công việc của Bí thư và Chủ tịch ủy ban. Với cách thực
hiện này, vai trò của Hội đồng nhân dân không tránh khỏi hình thức, nặng về chấp hành quyết định trong khi chức năng của nó là quyết định.
Việc kiểm tra, giảm sát: Đây là vấn đề có chức năng đan xen, cụ thể là cấp ủy có chức năng kiểm tra hoạt động của chính quyền, Hội đồng nhân dân có chức năng giám sát ủy ban nhân dân, giám sát việc tuân theo luật pháp của cơ quan nhà nước và công dân. Nhưng trên thực tế, nội dung và đối tượng kiểm tra của cấp ủy đối với chính quyền tương tự với nội dung và đối tượng kiêm tra của Hội đồng nhân dân đối với úy ban nhân dân. Mặc dù, thời gian gần đây, việc giám sát của Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp đối với các hoạt động của ủy ban nhân dân đã mang lại một không khí dân chủ, nhưng người chất vấn chủ yếu là các đại biểu không giữ cương vị. Những người có cương vị quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể tham gia Hội đồng nhân dân vì nhiều nguyên nhân, thường không chất vấn công khai, thậm chí nhiều trường hợp còn "đỡ lời" cho người bị chất vấn. Điều đó làm cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nhiều lúc mang tính hình thức.
về công tác ccm bộ: Theo phân cấp quản lý hiện hành, các chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc quyền quản lý của Ban Bí thư; các chức danh khác do Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý. Thường thì các chức danh này được cân nhắc, dự kiến quyết định cùng với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, và sẽ được Hội đồng nhân dân bầu ngay trong kỳ họp đầu tiên. Do đó, quyền của Hội đồng nhân dân bầu và miễn nhiệm cán bộ chỉ mang tính hình thức, làm thủ tục về mặt nhà nước; không đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp ủy thực hiện quyền quyết định tập trung mà chưa phát huy dân chủ đầy đủ với các đảng viên là đại biểu; không có chế tài các đảng viên chấp hành nghị quyết của cấp ủy.
về tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng (Đảng đoàn) trong Hội đồng nhân dân và (Ban Cán sự) trong ủy ban nhân dân cũng còn nhiều vướng mắc, lúng túng. Với chức năng và tổ chức như hiện nay, đảng đoàn Hội đồng nhân dân và Ban Cán
sự úy ban nhân dân tỉnh rất khó thực hiện đúng chức năng lãnh đạo Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thực hiện đúng đắn nghị quyết của tỉnh ủy. Nhìn chung, còn rất nhiều vấn đề cần được làm rõ trong mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền địa phương để từ đó tiến tới quy chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng cũng như của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.