Mối quan hệ quyền lực giữa nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương, giữa chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưó

Một phần của tài liệu Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 65)

- Trung Quốc

2.3.1.Mối quan hệ quyền lực giữa nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương, giữa chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưó

quyền địa phương, giữa chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưói

Trong những năm đổi mới, tổ chức bộ máy nhà nước đă được cải cách từng bước, nhất là đối với các cơ quan nhà nước ở Trung ương; song đối với chính quyền địa phương, việc đổi mới chưa thực sự đồng bộ và tương thích với những cải cách bộ máy nhà nước ở trung ương, thể hiện qua các phương diện sau:

- Theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối họp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; xét về bản chất, Hội đồng

nhân dân, ủy ban nhân dân đều là cơ quan chấp hành trong mối quan hệ với chính quyền Trung ương, nhưng thời gian qua, trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương vẫn chưa có sự xác định rõ ràng nên đã tạo ra sự lẫn lộn trong quản lý nhà nước, vấn đề đặt ra là Hội đồng nhân dân các cấp với tính cách là "cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân..." thì vai trò kiểm tra, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp như thế nào? Quan hệ giữa Quốc hội với Hội đồng nhân dân các cấp không phải là mối quan hệ theo hệ thống dọc các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan đại biểu của nhân dân. Việc các tỉnh, thành phố đều lập văn phòng Hội đồng nhân dân tách ra khỏi văn phòng ủy ban nhân dân tạo ra sự cồng kềnh không cần thiết về tổ chức, sự lúng túng, khó khăn trong việc phối họp thực hiện giữa hai văn phòng.

- Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và Luật Tổ chức Chính phủ đã có sự kết họp và phân định giữa chế độ lãnh đạo tập thể và chế độ thủ trưởng trong mô hình Chính phủ; đă xác định khá rõ địa vị pháp lý của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo và điều hành Chính phủ. Nhưng ủy ban nhân dân với tư cách là cơ quan cấp dưới của Chính phủ, vẫn tiếp tục là cơ quan lãnh đạo tập thể, địa vị pháp lý của người đứng đầu ủy ban nhân dân vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và hợp lý. Chưa có sự phân định rõ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, do vậy thường hay tạo ra các mâu thuẫn trong quản lý, trong điều tiết lợi ích giữa Trung ương và địa phương.

- Sự lãnh đạo thống nhất và kiểm soát của chính quyền Trung ương đối với hoạt động của chính quyền địa phương, của chính quyền địa phương cấp trên đối với chính quyền cấp dưới chưa đảm bảo, khi cơ cấu tổ chức của các cấp chính quyền địa phương được xây dựng và hoạt động như một nhà nước thu nhỏ. Nhiều vấn đề theo quy định là phải nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan Trung ương, nhưng trên thực tế chúng lại vượt ra ngoài tầm kiểm soát ấy, làm suy yếu tính tổ chức và kỷ luật, kỷ cương nhà nước.

Mặt khác, sự lệ thuộc thụ động của chính quyền địa phương đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tmng ương, của chính quyền cấp dưới đối với chính quyền cấp trên dẫn đến việc thiết lập chế độ lãnh đạo tập trung quá mức, hạn chế quyền tự chủ và khả năng sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương. Do đó, cần phải xác định rố ràng hơn nguyên tắc tập tmng dân chủ trong mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương theo hai phương diện: đảm bảo tập trung thống nhất, thông suốt trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời phát huy dân chủ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

Một phần của tài liệu Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 65)