Mô hình chính quyền địa phương ở một số nước Âu Mỹ

Một phần của tài liệu Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 35)

a) Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh (cấp trung gian)

la tỉnhđứng đầu là tỉnh trưởng, quận trưởng, thanh tra... do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm theo đề cử của Chính phủ, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của địa phương. Tinh trưởng, vùng trưởng, quận trưởng và các chức vụ tương đương là những quan chức đặc biệt. Dưới quyền họ là một bộ máy chuyên môn và các công chức chuyên nghiệp, ở đây không thành lập cơ quan đại diện (cơ quan tự quản).

- CCIC nước Tây Âu:chức năng quản lý địa phương lại do hai cơ quan (cơ quan hành chính và cơ quan tự quản) thực hiện. Cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm hoặc được hội đồng tự quản bầu ra vừa thực hiện quyết định, chính sách của cấp trên vừa tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng tự quản. Còn hội đồng tự quản đuợc quyền quyết định các vấn đề của địa phương. Mối quan hệ và sự phân định quyền hạn giữa hai cơ quan này được giải quyết khác nhau tùy theo mỗi nước: Ở Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ: cơ quan hành chính mặc dù tách biệt với hội đồng tự quản do Chính phủ bổ nhiệm nhưng có nhiệm vụ thực hiện nghị quyết của hội đồng tự quản, ở Bỉ, Hà Lan, cơ quan hành chính lại do hội đồng tự quản bầu ra, riêng người đứng đầu cơ quan này do Chính phủ bổ nhiệm, chịu trách nhiệm thực hiện nghị quyết của hội đồng tự quản. Ở Italia, cơ quan hành chính hoàn toàn do hội đồng tự quản bầu ra, cơ quan hành chính là một cơ cấu của hội đồng có nhiệm vụ thực hiện nghị quyết của hội đồng và chịu trách nhiệm trước hội đồng. Đê đảm bảo lợi ích của nhà nước Trung ương, tránh những sự cục bộ địa phương, người ta đặt hoạt động của hội đồng và cơ quan chấp hành hành chính của nó dưới sự kiểm soát của các quan chức Chính phủ chuyên trách.

- Một so các nước khác như Anh, Mĩ: không có các cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm. Việc quản lý ở địa phương được thực hiện bởi cơ quan tự quản. Hội đồng tự quản có quyền quyết định mọi vấn đề của địa phương. Giữa 2 kỳ họp có cơ quan chấp hành hành chính đảm nhiệm. Cơ quan này do hội đồng bầu ra (ở Anh) hoặc do dân cư trực tiếp bầu ra (ở Mĩ).

Mặc dù ở các đơn vị hành chính trung gian nêu trên có hai cơ quan quản lý, song vai trò thực tế vẫn thuộc về cơ quan hành chính. Cơ quan tự quản ở một số nơi

tuy được coi là cơ quan quyết định song thực tế bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, bị cơ quan hành chính lấn át và nói chung chỉ đóng vai trò tư vấn.

Tuy vậy, hiện nay ở các nước tư bản đang diễn ra quá trình phi tập trung hóa quản lý. Người ta đòi hỏi phải tăng cường quyền hạn thực tế cho cơ quan tự quản. Xóa bỏ mọi hình thức giám hộ hành chính, chuyển giao chức năng quản lý hành chính cho cơ quan hành chính tách biệt sang cho cơ quan chấp hành hành chính do hội đồng lập ra đảm nhiệm.

b) Đối với chỉnh quyền địa phương ở cấp cơ sở

Đơn vị hành chính cơ sở là những đơn vị hành chính được hình thảnh trên cơ sở những địa điểm quần cư (xóm làng, thị trấn, thị xă cho đến thành phố). Đặc điểm của các đơn vị này là nó liên kết dân cư trong một khối liên hoàn thống nhất. Mọi vấn đề của địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải được giải quyết trên cơ sở kết họp hài hòa các lợi ích, nhà nước, dân cư và dân cư với nhau. Chính quyền ở đây không phải và không chỉ là cơ quan cai trị mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư - cơ quan tự quản. Nói cách khác, nếu như cơ quan chính quyền ở các đơn vị hành chính trung gian có nhiệm vụ bảo đảm triên khai pháp luật, chính sách của nhà nước trung ương tới cơ sở thì cơ quan chính quyền ở đơn vị hành chính cơ sở cấp thiết phải thể hiện lợi ích của dân cư nhiều hơn. Khái niệm "cơ quan tự quản" chính là xuất phát từ bối cảnh này.

Cơ quan quản lý ở các đơn vị hành chính cơ sở ở các nước tư bản được tổ chức đa dạng, phong phú. ở các nước như Pháp, Bỉ, Italia... các đơn vị hành chính cơ sở dù nhỏ hay lớn (làng, xã hay thị xã, thành phố) đều được tổ chức giống nhau, đều có hội đồng công xã và thị trưởng. Thị trưởng do hội đồng hoặc dân cư bầu ra, là người vừa đứng đầu hội đồng vừa đứng dầu bộ máy hành chính, tức vừa mang tính đại diện dân cư vừa giữ quyền hành chính - đại diện cho chính quyền nhà nước cấp trên. Điều này bảo đảm sự kết họp các lợi ích. Cũng có những thị trưởng do cấp trên bố nhiệm. Dù trường họp nào thị trưởng đều phải thực hiện nghị quyết của hội đồng công xã.

ở một số nước khác như Anh, Mĩ, Na Uy... thì lại có sự phân biệt trong cách tổ chức cơ quan ở những đơn vị hành chính này. Phụ thuộc vào việc đơn vị đó là thành phố hay nông thôn, lớn hay nhỏ mà có cấp tổ chức khác nhau. Đặc biệt ở Anh và Mĩ, tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền các thành phố riêng không dựa vào văn bản luật chung mà lại theo quy định của văn bản riêng của mình được nhà nước phê chuẩn.

Nhìn chung, cơ quan quản lý ở các đơn vị cơ sở được xây dựng trên nguyên tắc tự quản và thường được gọi là cơ quan tự quản. Cơ cấu của cơ quan tự quản ở các nước khác nhau tuy có những nét khác nhau, song đều chứa đựng những điểm chung: Cơ quan đại diện do dân bầu ra gọi là hội đồng tự quản, Cơ quan chấp hành hành chính của hội đồng đứng đầu là thị trưởng hay Chủ tịch. Hai cơ quan này không phải là những cơ quan tách biệt nhau như ở các đơn vị hành chính trung gian mà gắn bó với nhau trong một cơ cấu cơ quan tự quản. Thị trưởng - hay chủ tịch - do hội đồng hay dân cư bầu ra là người đứng đầu hội đồng và đứng đầu bộ máy hành chính ở địa phương, tức là người đại diện thống nhất cho cơ quan chính quyền ở địa phương, cơ sở.

Hội đồng tự quản được bầu ra theo những nhiệm kỳ khác nhau, ở Mĩ, nhiệm kỳ của Hội đồng là 2, 3 hoặc 4 năm. ở Anh - 4 năm và có một số hội đồng hàng năm thay đổi 1 /3 số đại biểu của mình. Ở Pháp hội đồng công xã được bầu với nhiệm kỳ 6 năm. ở Italia là 4 năm, Cộng hòa Liên bang Đức là 4 hoặc 5 năm. số lượng đại biểu của mỗi hội đồng nhìn chung không nhiều, ở Mĩ, đại biểu hội đồng công xã từ 5 đến 22 người, có những đô thị chỉ bầu 5 - 9 người; ở Pháp số lượng này là từ 9 - 37 người; ở Italia từ 15 - 80 người, Cộng hòa liên bang Đức 5 - 8 0 người; ở Anh - cho đến 70 người.

Chức năng, quyền hạn của hội đồng tự quản tập trung vào việc giải quyết các vấn đề địa phương như thông qua ngân sách, ban hành các quy định về những vấn đề quản lý xã hội địa phương mà chưa được pháp luật quy định; quyết định miễn thuế và lệ phí địa phương; thành lập cơ quan chấp hành và một số công việc

khác.

Hình thức làm việc của hội đồng tự quản là kỳ họp. ở Pháp, kỳ họp tiến hành 4 lần trong năm với thời gian từ 15 ngày đến 6 tuần, ở Anh các loại hội đồng họp thường kỳ hàng quý hoặc hàng tháng. Kỳ họp hội đồng do thị trưởng hoặc chủ tịch hội đồng triệu tập.

Hội đồng tự quản được lập ra các ban của hội đồng làm nhiệm vụ giúp hội đồng hoạt động. Vai trò của ban mang tính chất tư vấn, nhưng đôi khi cũng được quyết định một số vấn đề.

Hội đồng lập ra cơ quan chấp hành hành chính của mình là các ủy ban, thị trưởng hoặc chủ tịch hội đồng, ở nhiều nước các cơ quan này đều phụ thuộc vào hội đồng, chịu trách nhiệm hước hội đồng. Tuy nhiên ở Pháp lại có thị trưởng đồng thời lại là người đại diện chính quyền cấp trên, chịu trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương được chính quyền phủ quyết một số quyết định của hội đồng. Đặc biệt ở Anh, có một số thị trưởng lại chỉ là người đứng đầu cơ quan đại diện.

Một phần của tài liệu Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w