ẢNH HƯỞNG CỦA TÁN SẮC SỢI ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ TUYẾN THÔNG TIN QUANG TỐC ĐỘ CAO THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng DWDM và các giải pháp công nghệ (Trang 63 - 65)

Chương 3 THIẾT KẾ TUYẾN THÔNG TIN QUANG DWDM

3.8. ẢNH HƯỞNG CỦA TÁN SẮC SỢI ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ TUYẾN THÔNG TIN QUANG TỐC ĐỘ CAO THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP

THÔNG TIN QUANG TỐC ĐỘ CAO THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN HAO CÔNG SUẤT

Phương pháp tính toán được áp dụng cho tỷ lệ lỗi bit nhỏ BER = 10-12 nhằm bảo đảm theo yêu cầu của hệ thống có sử dụng khuếch đại quang theo khuyến nghị ITU-T.

Hình 3.7: Cấu hình hệ thống thông tin quang tiêu biểu

Các hệ thống hoạt động tại vùng bước sóng 1550 nm sử dụng bộ khuếch đại quang EDFA thường có tốc độ bit cao và cự ly xa nên ở đầu thu của công suất tín hiệu quang thu được thường rất nhỏ. Hơn nữa, giá trị tán sắc lớn luôn xuất hiện trong hệ thống. Vì vậy, ngoài tín hiệu truyền dẫn, méo dạng sóng và giao thoa giữa các ký tự ISI do tán sắc vận tốc nhóm GVD gây nên và tự điều chế pha SPM cần được tính đến.

Phương pháp xác định ảnh hưởng của tán sắc đến hệ thống thông tin quang thông qua tính toán quỹ công suất hệ thống PB bằng việc thiết kế độ dài tuyến: PB = Pt(t) – PS(G,NF) – PM – PP – PD – (NClC + NSlS) (3.24)

Trong đó: Pt(t) là công suất tín hiệu phát có tính cả ảnh hưởng chirp phi tuyến

G là độ khuếch đại của các bộ EDFA PM là công suất dự phòng của hệ thống PP là đền bù tổn hao công suất

PD là tổn hao công suất do tán sắc, đay chính là công suất tương đương do năng lượng phổ của xung tín hiệu bị giãn ra ngoài khe thời gian đã định sinh ra

PS(G,NF) là độ nhạy thu có tính cả ảnh hưởng của bộ khuếch đại và nhiễu của EDFA lS và lC tương ứng là suy hao mối hàn và suy hao bộ nối quang

NS và NC tương ứng là số mối hàn và số bộ nối quang Chất lượng truyền dẫn được xác định thông qua việc tính tỷ số lỗi bit BER = 10-12 cho độ nhạy thu của thiết bị thu quang.

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng DWDM và các giải pháp công nghệ (Trang 63 - 65)