Chươn g2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG DWDM
2.3.5.1. Phương pháp ghép xoắn sợi và mài ghép
Phương pháp ghép xoắn sợi
Các sợi được bện với nhau và được đặt dưới một nguồn nhiệt có điều khiển, sau khi các sợi đã đạt tới trạng thái mềm dẻo thì dùng lực kéo và xoắn các sợi lại với nhau làm cho các lõi sợi ghép lại gần nhau. Bằng cách điều khiển các yếu tố như: nhiệt độ, vùng được đốt nóng, các lực kéo và xoắn ta có thể thay đổi được kích cỡ, hình dạng và độ dài của vùng ghép. Do đó làm thay đổi được đặc tính của sợi.
Đối với các bộ ghép kiểu xoắn nóng chảy, người ta nhận thấy rằng khi tăng chiều dài ghép lên thì có khả năng tách được các bước sóng gần nhau hơn.
Trong cấu trúc nóng chảy, đoạn ghép được kéo dài cho đến khi giá trị ghép theo yêu cầu đạt được ở những bước sóng cố định. Ví dụ: ghép nóng chảy 1300/1550 nm có độ dài ghép 20 nm, suy hao xen nhỏ khoảng 0,04 dB.
Phương pháp mài ghép sợi
Ở phương pháp này, hai sợi quang được đặt trong hai rãnh cong nằm trong hai khối thạch anh. Tiếp đó, người ta mài cho đến khi các lõi sợi này gần lộ ra và được đặt tiếp xúc với nhau qua một lớp đầu hay epoxy. Do đó, sự ghép nối có thể thực hiện được. Ở đây, hệ số ghép nối có thể đạt đến giá trị tùy ý bằng cách thay đổi khoảng cách giữa hai sợi hay sử dụng các vật liệu có chiết suất khác nhau giữa hai khối.
Ưu điểm chính của ghép đơn mode theo phương pháp mài ghép so với phương pháp nóng chảy là có thể điều hưởng được bằng cách dịch chuyển vị trí tương đối của hai sợi với nhau. Ghép theo phương pháp nóng chảy thì giá thành hạ, vì vậy có thể kết hợp cả hai phương pháp để đạt được hiệu quả tối ưu.
Khi cần ghép nhiều hơn hai bước sóng thì phải ghép nối tiếp các bộ ghép. Hình vẽ là bộ ghép gồm 3 mối ghép nối tiếp ở các bước sóng 1320 nm, 1280 nm và 1200 nm.
Vỏ sợi
Vùng xoắn nóng chảy
Hình 2.11: a) Phương pháp ghép xoắn sợi; b) Phương pháp mài ghép sợi