Chương 3 THIẾT KẾ TUYẾN THÔNG TIN QUANG DWDM
3.3. MẠNG QUẢNG BÁ VÀ PHÂN BỐ
Nhiều ứng dụng của hệ thống thông tin quang đòi hỏi thông tin không chỉ được truyền đi mà còn phải được phân bố đến một nhóm thuê bao. Các mạng phân bố có khoảng cách truyền là ngắn (< 50 km) nhưng tốc độ bit có thể cao (đến 10 Gbps và hơn nữa).
b)
Hình 3.2: a) Topo hub ;b) Topo bus dành cho mạng phân bố
hub hub hub hub 1 N-1 N 4 2 3 a) Bus
Trong trường hợp topo hub, phân bố kênh đặt ở vị trí trung tâm (hay các hub), nơi mà thiết kế kết nối chéo tự động chuyển mạch các kênh trong miền điện. Những mạng như vậy được gọi là mạng đô thị (MAN) bởi vì các hub thường được đặt ở các thành phố lớn. Vai trò của sợi quang tương tự như trường hợp đối với tuyến điểm - điểm bởi vì băng thông của sợi thông thường lớn hơn yêu cầu bởi một trạm hub riêng biệt, một vài trạm có thể chia sẻ cùng một sợi quang được xuất phát cho hub chính. Vấn đề cần quan tâm đối với mô hình hub là sự gián đoạn cáp quang có thể ảnh hưởng đến dịch vụ đối với phần lớn mạng. Có thể sử dụng các tuyến nối điểm - điểm bổ sung nối các hub quan trọng trực tiếp với nhau để bảo vệ chống lại sự cố này.
Trong trường hợp topo bus, một sợi quang mang tín hiệu quang đa kênh suốt cả vùng dịch vụ. Sự phân bố được thực hiện bằng cách sử dụng các nối phân nhánh quang (optical tap), có tác dụng làm chệch hướng một phần nhỏ công suất quang đến mỗi thuê bao. Một vấn đề với topo bus là suy hao tín hiệu tăng theo hàm mũ với số lượng nối phân nhánh và số lượng thuê bao được phục vụ bởi một bus quang. Khi suy hao sợi có thể bỏ qua, công suất nối ở phân nhánh thứ N là:
PN = PTC[(1 - δ)(1 - C)]N-1 (3.5) Trong đó: PN là công suất phát
C là phần công suất được tách ra trên mỗi nối phân nhánh δ là suy hao xen được giả định là như nhau tại mỗi nối phân nhánh. Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng bộ khuếch đại quang có thể làm tăng công suất quang một cách định kỳ, do đó sự cho phép phân bố đến một số lượng lớn các thuê bao dài cho đến khi ảnh hưởng của tán sắc còn có thể bỏ qua.