Sợi quang G

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng DWDM và các giải pháp công nghệ (Trang 48 - 50)

Chươn g2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG DWDM

2.8.2. Sợi quang G

Muốn xây dựng tuyến thông tin quang tốc độ cao mà cự ly dài thì phải sử dụng sợi quang có suy hao và tán sắc tối ưu tại một bước sóng nào đó. Hiện nay, bằng cách thay đổi mặt cắt chiết suất có thể chế tạo được sợi tán sắc dịch chuyển, tức là sợi có tán sắc và suy hao tối ưu ở cùng một bước sóng. Sợi G.652 có tán sắc lớn ở dải sóng từ 1500 - 1600 nm, do vậy khó áp dụng vào hệ thống DWDM tốc độ cao. Sợi dịch chuyển tán sắc DSF hay còn gọi là sợi G.653, nó dịch chuyển vùng tán sắc bằng không từ 1310 nm đến vùng 1550 nm, tại đó tán sắc sợi quang là nhỏ nhất. G.653 sử dụng tốt trong dải sóng từ 1500 - 1600 nm vì tán sắc nhỏ. Tuy nhiên, trong hệ thống DWDM với mật độ kênh bước sóng cao thì DSF lại gặp phải hiệu ứng phi tuyến rất nghiêm trọng, cụ thể là hiệu ứng trộn bốn bước sóng nên ít được sử dụng trong DWDM tốc độ siêu cao.

Hệ số suy hao của sợi DSF thường nhỏ hơn 0.5 dB/km ở cửa sổ 1300nm và nhỏ hơn 0.3 dB/km ở cửa sổ 1550nm. Hệ số tán sắc ở vùng bước sóng 1550nm khoảng 20 ps/(nm.km), còn ở vùng bước sóng 1300nm nhỏ hơn

3.5 ps/(nm.km). Bươc sóng cắt thường nhỏ hơn 1270nm.

2.8.3. Sợi quang G.654

G.654 là sợi quang đơn mode tới hạn thay đổi vị trí bước sóng cắt. Loại sợi này có đặc điểm: suy hao ở bước sóng 1550 nm rất nhỏ vì lõi sợi làm bằng Silic nguyên chất. Nó có thể truyền các kênh mức công suất cao, tuy nhiên nó vẫn có tán sắc lớn tại vùng bước sóng 1550 nm. Điểm tán sắc bằng không vẫn ở bước sóng 1310 nm. G.654 được sử dụng chủ yếu trong các tuyến cáp quang biển cự ly lớn.

2.8.4. Sợi quang G.655

G.655 hay còn gọi là sợi quang dịch chuyển tán sắc khác không (NZDSF), điểm tán sắc bằng không của nó không nằm ở 1550 nm mà dịch tới 1570 nm hoặc gần 1510 - 1520 nm. Giá trị tán sắc trong phạm vi 1548 - 1565 nm là ở 1 - 4 ps/(nm.km) đủ để đảm bảo tán sắc không bằng không, trong khi vẫn duy trì được tán sắc tương đối nhỏ.

Sợi quang G.655 có ưu điểm của cả hai loại sợi quang G.652 và G.653, đồng thời khắc phục được những điểm yếu cố hữu của sợi G.652 (bị hạn chế bởi tán sắc) và sợi G.653 (bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng phi tuyến “trộn bốn bước sóng” nên khó áp dụng được vào mạng DWDM). Đối với G.655 thì các hiệu ứng phi tuyến như FWM, XPM và FPM là nhỏ nhất. Sợi NZ-DSF sử dụng rất tốt trong hệ thống DWDM siêu tốc, tuy giá thành nó hiện còn cao nhưng đổi lại hệ thống giảm đi bộ bù tán sắc.

Có hai loại sợi: sợi NZ-DSF là sợi NZ- (dịch chuyển vùng tán sắc không tới trước bước sóng 1550 nm) và sợi NZ+ dịch chuyển vùng tán sắc không tới sau bước sóng 1550 nm.

Về mặt lý thuyết đã chứng minh tốc độ truyền dẫn quang của sợi quang NZ- DSF có thể đạt được ít nhất 80 gbps. Vì vậy sợi NZ-DSF có thể đạt đựoc í nhất 80 Gbps. Vì vậy, sợi NZ-DSF là lựa chọn lý tưởng để thiết kế tuyến truyền dẫn tốc độ cao, cự ly dài.

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng DWDM và các giải pháp công nghệ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w