03 Số nhà văn hóa thôn xóm được
3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tớ
trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở định hướng cho quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX cũng đã xác định: “Thực hiện tốt chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với mục tiêu xây dựng Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tích cực chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM theo định hướng,… Chú trọng công tác quy hoạch lấy công nghiệp tác động vào nông nghiệp, văn minh đô thị tác động vào nông thôn, trên cả 3 mục tiêu: Kết cấu hạ tầng, đời sống KT - XH, thiết chế văn hoá, làng xã,… thực hiện mô hình NTM bền vững dựa vào cộng đồng” [60, tr.129]. Do vậy, thời gian tới cần thực hiện một số nội dung, biện pháp sau đây:
Một là, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung quy hoạch và các thủ tục có liên quan cho phù hợp với thực tiễn tại các địa phương.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH của các cấp, ngành, địa phương trong toàn Tỉnh, tập trung vào các nội dung liên quan đến cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các tuyến đường trục xã, liên xã và trục thôn, xóm; cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, các trạm bơm, kênh, mương cần nạo vét hoặc kiên cố hóa nhất là các trạm bơm đầu nguồn sông Đuống, sông Cầu; hệ thống các công trình phục vụ về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, thôn cần hoàn thiện và nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới nhà văn hóa (nhất là 22 xã chưa đạt chuẩn và 108 thôn, làng dùng đình làng để làm nhà văn hóa); bổ sung các quy định và hạng mục công trình liên quan đến xây dựng và nâng cấp cải tạo chợ nông thôn có tính đến sự kết hợp với các loại hình thương mại tiên tiến khác như siêu thị, cửa hàng bách hóa; có phương án phát huy hiệu quả các chợ đã được xây dựng; xác định nhu cầu thay thế các phòng học, nhà làm việc bị hư hỏng, xuống cấp, các cơ sở vật chất cần bổ sung;
Các địa phương căn cứ vào quy hoạch chung của Tỉnh và thực tiễn tình hình để cụ thể hóa các nội dung liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng vào quy hoạch, kế hoạch chi tiết, đồ án cho các loại hình hạ tầng của địa phương mình, bảo đảm tính khả thi cao. Xác định kế hoạch huy động vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo thứ tự ưu tiên; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tỉnh, đầu tư kinh phí để dứt điểm cho việc xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM, tránh làm đi làm lại, vừa lãng phí vừa tốn kém mà hiệu quả lại thấp.
Hai là, tiếp tục rà soát phạm vi không gian quy hoạch.
Rà soát xác định những xã vừa nằm trong quy hoạch xây dựng NTM vừa nằm trong quy hoạch vùng đô thị lõi của thành phố trực thuộc trung ương (chủ yếu trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du) để điều chỉnh nội dung quy hoạch, nhất là về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tránh trùng lắp. Đối với những xã khó khăn, thuần nông, xem xét kỹ lưỡng để điều chỉnh cho phù hợp, tránh xây dựng với quy mô quá lớn vừa thiếu khả thi vừa không tạo được sự đồng thuận từ nhân dân.
Ba là, phát huy dân chủ, có cơ chế phù hợp để tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc lập quy hoạch.
Tiếp tục duy trì thường xuyên họp bàn để nắm tâm tư, nguyện vọng, cũng như tranh thủ các ý kiến đóng góp, phản biện từ nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp dân cư, bảo đảm quy hoạch đúng, trúng, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của người dân, với phong tục, tập quán tại các địa phương. Xem xét kỹ lưỡng để điều chỉnh những điểm còn thiếu, yếu, chưa phù hợp trong bản quy hoạch. Sau khi rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện công khai rộng rãi tới tận các thôn, xóm, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý, giám sát, hạn chế những
Để tránh tình trạng khoán trắng cho đơn vị tư vấn, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã tại 97 xã với đơn vị tư vấn, giám sát; các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện các thỏa thuận, đi đến thống nhất các nội dung liên quan đến quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM, tránh cục bộ địa phương, đùn đẩy hoặc chồng chéo.
Bốn là, lựa chọn kỹ lưỡng các đơn vị tư vấn, giám sát lập quy hoạch.
Căn cứ vào năng lực, uy tín của các đơn vị làm công tác tư vấn và những nội dung, yêu cầu cần đạt được của quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến cơ sở để lựa chọn cho phù hợp. Ưu tiên các đơn vị đã khẳng định được vai trò này trên thực tế như Công ty Kiến trúc Việt, Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ninh, Trung tâm quy hoạch đô thị và nông thôn Bắc Ninh.
Năm là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.
Phát huy vai trò của chính quyền địa phương các cấp nhất là ở cấp xã, thôn cùng với vai trò của các tầng lớp dân cư, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị đầu tư, thiết kế, thi công nhằm khắc phục tình trạng chậm tiến độ, hạn chế tới mức thấp nhất sai lệch so với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, nhất là những nội dung liên quan đến mẫu mã, tính năng, chất lượng, công nghệ sử dụng các hạng mục công trình.
3.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Đây là giải pháp nhằm đảm bảo tốt nhu cầu về nguồn vốn từ nay đến năm 2020, đồng thời tiếp tục khẳng định tính đúng đắn về chủ trương đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua, ổn định dư luận, tạo động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Quán triệt tinh thần của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX: “Tích cực thực hiện các giải pháp huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; dự kiến danh mục các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng trong giai đoạn 2016 - 2020 (thứ tự ưu tiên, nguồn vốn huy động)” [60, tr.132]. “Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển; quan tâm tái cấu trúc đầu tư, tăng cường quản lý đầu tư công bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, lựa chọn địa bàn, lĩnh vực đầu tư trọng yếu, tập trung nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm và công trình cấp bách” [60, tr.74], Thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau đây:
Một là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.
Ủy ban nhân dân Tỉnh, các sở, Ban Điều phối Nông nghiệp Tỉnh Bắc Ninh và các Ban Chỉ đạo xây dựng NTM ở các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020”. Theo đó, làm rõ nhu cầu về vốn từ các nguồn cho các dự án, căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương từ 2016 - 2020 theo dự kiến là 287.658 triệu đồng, tiếp tục phân bổ, thực hiện cơ chế lồng ghép các nguồn vốn cho xây dựng NTM với các chương trình MTQG khác, tập trung vào các công trình: Đường giao thông đến trung tâm xã, giao thông và kênh mương nội đồng, xây dựng trụ sở xã, trường học đạt chuẩn, xây dựng trạm y tế, nhà văn hóa xã; chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế trao quyền tự quyết cho cộng đồng (thôn, xã) đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản để chính quyền cơ sở và nhân dân chủ động trong triển khai huy động các nguồn lực.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch tiếp tục đề nghị Trung ương tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách quốc gia và trái phiếu chính phủ hàng năm cho Tỉnh để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH, nhất là các dự án đường giao thôn nông thôn và cơ sở vật chất văn hóa.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã NTM theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ “Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 210/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn. Tập trung huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như: Chợ nông thôn và một số công trình công ích khác.
Thứ ba, huy động nguồn vốn tín dụng.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngân hàng Thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng tiếp tục hướng dẫn khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/NĐ-CP của Chính phủ; hướng dẫn nông dân vay vốn nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế tín dụng có liên quan. Đơn giản hóa thủ tục hành chính về cho vay, nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt đối tượng, phạm vi và điều kiện cho vay, tạo thuận lợi cho người dân trong vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở ổn định đời sống.
Thứ tư, huy động tối đa nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư.
Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội Tỉnh làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật,… còn vai trò chính vẫn là mỗi người dân, để khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước của họ. Đồng thời, cho họ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong tham gia giám sát việc huy động, phân bổ nguồn
Muốn vậy Tỉnh phải: (1) Coi trọng công tác tuyên truyền miệng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động, thuyết phục trực tiếp với thông qua chi bộ, họ hàng, dòng tộc để tạo ra những hiệu ứng lan tỏa trong toàn xã, thôn; (2) tăng cường đối thoại để tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp dân cư; (3) Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, Báo Bắc Ninh và đài phát thanh của các địa phương trong Tỉnh tiếp tục tăng thời lượng phát sóng các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động hướng ứng các nội dung thi đua chung sức xây dựng NTM, như: Chuyên mục “Bắc Ninh chung sức xây dựng NTM”, “Nông nghiệp - Nông thôn”, “Chuyện làng quê”,... để phản ánh đầy đủ, kịp thời thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các địa phương; (4) các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh hơn nữa việc vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình xây dựng NTM thông qua các hội thi, hội diễn, các phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM như: “Ngày vì người nghèo”, “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà“, “Nông dân thi đua xây dựng NTM”, “Thanh niên tình nguyện”, “Thắp sáng đường quê”;... nhằm huy động tối đa nguồn lực từ trong dân, đồng thời gắn kết các nội dung khác trong chương trình xây dựng NTM với phát triển kết cấu hạ tầng; (5) thực hiện công khai, minh bạch, phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có quyền tự quản, tự quyết việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp nhằm kích thích, động viên họ tích cực, hăng hái hơn nữa; (6) tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng tại địa phương, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, lệch lạc trong quá trình thực hiện các dự án như: Chậm tiến độ, sai thiết kế kỹ thuật, thất thoát, lãng phí nguồn vốn, sử dụng sai mục đích các công trình, ý thức kém trong quá trình khai thác sử dụng; (7) làm tốt công tác nêu gương, kịp thời biểu dương tấm gương người tốt, việc tốt nảy sinh từ phong trào để tạo động lực, thôi thúc, khích lệ, động viên các thành viên khác tham gia hiến đất, đóng góp ngày công, tiền, vật liệu để xây dựng các hạng mục, công trình.
Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.
Quán triệt tốt nguyên tắc huy động đi đôi với quản lý, sử dụng vốn. Thực hiện công khai, minh bạch vốn đã được huy động, cũng như nhu cầu cần phải đáp ứng để nhân dân biết và tham gia thực hiện, giám sát. Làm tốt công tác thẩm định, đánh giá bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả cao. Tính toán phân bổ chi tiết cho từng hạng mục, công trình cụ thể đối với các xã, thôn. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo thanh, quyết toán đúng chế độ tài chính quy định, không để ứ đọng, dây dưa kéo dài.
Các huyện, xã, thành phố rà soát sự cần thiết các dự án hạ tầng nông thôn, phù hợp với các tiêu chí còn thiếu để đạt chuẩn NTM, chỉ triển khai khi bảo đảm cân đối được nguồn vốn và bảo đảm các quy định của Luật Đầu tư công. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, cần tập trung vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm như giao thông, điện, thông tin liên lạc, trạm y tế,… để bảo đảm nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Riêng đối với nguồn vốn trái phiếu chính phủ hàng năm chỉ tập trung đầu tư cho các công trình trọng yếu về giao thông tại các xã khó khăn, xã thuần nông. Các xã đã đạt chuẩn NTM phải tiếp tục đầu tư vốn để nâng cấp, bảo dưỡng các hạng mục công trình, hạn chế việc xuống cấp nhanh như thời gian vừa qua; không xét duyệt NTM đối với các xã còn nợ đọng xây dựng cơ bản trên 12 tỷ đồng. Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật