Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN kết cấu hạ TẦNG TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở TỈNH bắc NINH (Trang 70 - 79)

03 Số nhà văn hóa thôn xóm được

2.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong

giải quyết từ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế trong phát triển kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh

* Nguyên nhân thành tựu:

- Nguyên nhân khách quan:

Một là, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành có liên quan đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan đã có nhiều văn bản, chỉ thị, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương trong đó có Bắc Ninh tổ chức thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM. Cụ thể như: Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 4/10/2013 “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM”; Quyết định số 695/QĐ- TTg ngày 12/06/2012 của Chính phủ về “Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn xây dựng NTM”; Quyết định số 195/QĐ-TTg, ngày 25/01/2014 “Về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2014 thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM”, Quyết định số 131/QĐ-TTg, ngày 23/01/2015 “Về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2015 thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM”, hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Đây chính là những cơ sở để Bắc Ninh cụ thể hóa các nội dung phát triển kết cấu hạ tầng trong kế hoạch theo từng giai đoạn, từng năm, có tác dụng giải phóng sức sản xuất, huy động các nguồn lực tại các địa phương.

Hai là, điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo thuận lợi để Bắc Ninh phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cùng với những kết quả đạt được trong phát triển KT - XH thời gian qua đã và đang tạo điều kiện để tỉnh Bắc Ninh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, được sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Bắc Ninh.

Ngay sau khi triển khai chương trình xây dựng NTM, ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch và đề án xây dựng

Cùng với đó, tỉnh Bắc Ninh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn gắn với các chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng cơ bản với yêu cầu đặt ra, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy các chủ thể tham gia phát huy tốt vai trò của mình đối với quá trình phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

Hai là, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân và các lực lượng khác.

Quá trình phát triển, Tỉnh đã thực hiện tốt cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do đó, dân chủ cơ sở được tăng cường, nhân dân thực sự làm chủ, phát huy khá tốt vai trò của mình, tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai, trí tuệ để đầu tư xây dựng hệ kết cấu hạ tầng. Các tổ chức đoàn thể thường xuyên phát động các phong trào tập trung vào các nội dung kết cấu hạ tầng, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng vào chương trình, có giá trị thiết thực. Hầu hết các dự án giao thông nông thôn đều được nhân dân tích cực ủng hộ, tham gia giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng như tự tháo dỡ mái che, mái vẩy; tự chặt cây cối ven đường,... để bàn giao cho đơn vị thi công. Đặc biệt có địa phương còn tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông nông thôn như các xã Hiên Vân, Khắc Niệm, Liên Bão, Việt Thống,...

* Nguyên nhân hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

Sau khủng hoảng mấy năm trước, thị trường bất động sản dù có dấu hiệu ấm lên nhưng vẫn rất khó khăn. Do đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng cũng không mấy khả quan. Đồng thời, những khó khăn về kinh tế của Tỉnh trong mấy năm gần đây cũng hạn chế nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM, nhất là sau khi thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, những bất cập trong tiêu chí xây dựng NTM và các cơ chế, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước.

Một số tiêu chí theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ chưa phù hợp với thực tế từng vùng, từng địa phương trong Tỉnh, dẫn đến rất khó thực hiện (như giao thông, chợ nông thôn) nhất là ở giai đoạn đầu. Chẳng hạn, theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT, ngày 23/2/2011, “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông phục vụ chương trình MTQG xây dựng NTM” của Bộ Giao thông Vận tải, bề mặt nền tuyến đường xã, trục thôn phải rộng từ 3-5m (bao gồm cả lề đường, rãnh thoát nước…), trong đó bề rộng mặt đường từ 2,5-3,5m. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, do diện tích có hạn nên việc bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng giao thông NTM ở nhiều địa phương như xã Tương Giang (thị xã Từ Sơn), xã Trung Kênh (huyện Lương Tài), Bình Dương (huyện Gia Bình), Đông Thọ (huyện Yên Phong), xã Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh) rất khó thực hiện [38]; một số nội dung của Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 “Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”; Nghị định số 41/2010/NĐ- CP, ngày 12/4/2010 “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” còn có chỗ chưa hợp lý. Do đó, hướng dẫn cơ chế quản lý đầu tư đặc thù chưa cụ thể và minh bạch. Thực hiện theo Chỉ thị số 1792/CP ngày 15/10/2011 của Chính phủ, rất nhiều địa phương chưa có 35% vốn đối ứng, nên

Một là, nhận thức và vận dụng các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM của các chủ thể còn nhiều hạn chế.

Nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nội dung của phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở một số địa phương còn chưa đầy đủ; trong quá trình tổ chức thực hiện thiếu chủ động, sáng tạo, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, chưa phát huy hết khả năng của Tỉnh đối trong bố trí nguồn lực. Do chạy theo thành tích trước sức ép hoàn thành các tiêu chí, nhiều địa phương đã tự xoay xở tìm mọi cách huy động nguồn lực phục vụ Chương trình, dẫn đến các khoản nợ đọng lớn. Ý thức của người dân trong khai thác, sử dụng, bảo dưỡng các công trình một số nơi chưa tốt, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và tuổi thọ các công trình.

Hai là, cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh còn nhiều bất cập.

Một số chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện của Tỉnh còn chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhất là cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, người dân vào phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM. Đơn cử như Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ

của đơn vị sự nghiệp công lập” mặc dù đã tăng cường phân cấp chủ động về vốn cho các cơ sở, cho phép các tỉnh quy định mức huy động nhân dân về vốn, công sức, vật chất, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức về mức đóng góp cụ thể cho từng khu vực của ủy ban nhân dân Tỉnh, các sở, ban, ngành cấp trên để huy động người dân đóng góp vào xây dựng các công trình, vì thế chưa huy động được tối đa nguồn nội lực trong nhân dân [2, tr.10].

Ba là, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu về số lượng, đa số làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng đội ngũ tư vấn xây dựng quy hoạch thiếu và yếu, dẫn đến đồ án phải điều chỉnh nhiều lần, không bảo đảm tiến độ, chất lượng; đội ngũ lao động trực tiếp xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phần lớn là chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Bốn là, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý đôi lúc còn thiếu kịp thời, chặt chẽ.

Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng NTM của ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của mình, chưa quan tâm chỉ đạo sát sao đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; chưa quan tâm đúng mức đến thực hiện kế hoạch dẫn đến đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; việc công bố đồ án còn mang tính chiếu lệ, chưa kịp thời dẫn đến thực hiện một số dự án chưa bám sát vào nội dung quy hoạch. Quá trình tổ chức thực hiện, sự phối hợp có thời điểm còn lỏng lẻo.

Năm là, chưa quan tâm đúng mức đến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ,

khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị máy móc thi công ở nhiều địa phương còn lạc hậu dẫn đến chất lượng một số công trình kém, nhanh bị hư hỏng, xuống cấp.

2.2.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh

* Một là, giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về sử dụng nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM với khả năng có hạn của địa phương.

Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM nhằm tạo nền tảng vật chất bảo đảm để thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao trình độ mọi mặt cho cư dân nông thôn. Vì vậy, nó cần phải được đầu tư một cách thỏa đáng về tất cả các nguồn lực như vốn, khoa học công nghệ, con người. Trong khi đó, thực tiễn những năm qua cho thấy, việc đáp ứng những yêu cầu này của Tỉnh gặp nhiều khó khăn. Dự kiến từ 2016 - 2020, tổng mức đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 4.228,332 triệu đồng, chiếm trên 64% tổng vốn trong Chương trình xây dựng NTM [Phụ lục 3]. Trong đó, ngân sách trung ương phân bổ chỉ khoảng 5,5%, số còn lại Tỉnh phải trích từ ngân sách tỉnh, huyện và các xã, đồng thời triển khai xã hội hóa để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, người dân, các tổ chức tín dụng. Trong khi, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, quỹ đất đai hạn hẹp. Do vậy, có thể nói đây là mâu thuẫn nội tại lớn nhất cần phải tập trung giải quyết trong những năm tiếp theo.

* Hai là, giải quyết những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách phát triển cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM của Tỉnh.

Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM nói riêng, xây dựng NTM nói chung nhằm mang lại cuộc sông ấm no, hạnh phúc cho người dân nông thôn trên địa bàn Tỉnh. Do đó, đòi hỏi Bắc Ninh phải có cơ chế, chính sách đồng bộ trên cơ sở luật pháp hiện hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện đảm bảo tập trung, thống nhất, đồng bộ, thông suốt. Trong khi, cơ chế, chính sách hiện hành đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là, cơ chế lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ chương trình xây dựng NTM với các chương trình MTQG khác của Tỉnh chưa thực sự phát huy tốt hiệu quả; công tác cải cách hành chính còn chưa triệt để, sự minh bạch trong các chế độ ưu đãi cho từng địa bàn chưa thật rõ ràng; tình trạng giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, khai thác, tập kết cát, sỏi trái phép vẫn diễn ra ở một số nơi; chính sách đền bù giải phóng mặt bằng mới chỉ quan tâm đến giá mà chưa chú trọng đến giải quyết vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất; mức hỗ trợ vốn ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra nhất là các dự án giao thông, trường học, trạm y tế; cơ chế thực hiện sự phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương có liên quan ở một số nơi, có thời điểm còn lỏng lẻo,… Những rào cản ấy đã gây ra không ít khó khăn cho chính quyền cơ sở, các đơn vị đầu tư, tư vấn, thiết kế, giám sát và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện, làm giảm đi sức hút của một chương trình có ý nghĩa lớn về kinh tế và chính trị. Do vậy, thời gian tới Tỉnh cần tiếp tục đẩy nhanh đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho địa phương phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM hiệu quả, bền vững.

* Ba là, khắc phục những hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM của đội ngũ cán bộ các cấp.

Mục tiêu đặt ra khi phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM của Tỉnh là phải có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật phải là người có trách nhiệm, có tầm nhìn, có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức nhất định trên các lĩnh vực, đặc biệt là về quản lý kinh tế, giám sát thi công, đấu, chọn thầu, kế toán... Tuy nhiên, thực tế, đội ngũ làm công tác này của Tỉnh hiện nay chủ yếu là làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ năng lực còn hạn chế, chất lượng đội ngũ tư vấn, giám sát xây dựng quy hoạch còn yếu, dẫn đến chất lượng quy hoạch thấp, phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ chậm. Không ít cán bộ, công chức cơ sở thái độ, trách nhiệm làm việc kém, không sâu sát, tỉ mỉ, không đủ trình độ đánh giá dẫn đến những sai sót trong thẩm định, cấp, phê duyệt đầu tư, nghiệm thu công trình; không kiên quyết trong xử lý sai phạm gây thất thoát, lãng phí nguồn lực, hiệu quả thấp, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Do đó, thời gian tới cần phải tiếp tục bổ sung cả về số lượng, đồng thời, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở tuyến cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM nói chung, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM nói riêng.

* * *

Bám sát những đặc điểm, căn cứ vào thực tiễn tình hình, thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN kết cấu hạ TẦNG TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở TỈNH bắc NINH (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w