hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
1.2.1. Quan niệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trongxây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
Từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [82, tr.769]. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, phát triển chính là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của các sự vật, hiện tượng.
Kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM với tư cách là yếu tố tạo nền tảng vật chất cho các hoạt động KT - XH trên địa bàn NTM, cũng luôn vận động biến đổi, phát triển không ngừng. Tất nhiên, sự phát triển đó phải thông qua các hoạt động của các chủ thể với những nội dung, cách thức, biện pháp khác nhau. Do vậy, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị có thể hiểu:
Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM là quá trình bao gồm tổng thể các hoạt động của các chủ thể nhằm làm gia tăng về qui mô, số lượng, chất lượng và cơ cấu hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với hiệu quả KT - XH trên thực tế, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu chương trình xây dựng NTM trên địa bàn cả nước. Quan niệm này chỉ rõ:
Thứ nhất, mục đích của phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây
dựng NTM là nhằm tạo nền tảng vật chất để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên địa bàn NTM.
Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM cần
phải đi trước một bước, tạo nền tảng để xây dựng thành công chương trình NTM, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM
không phải là quá trình tự phát, mà có sự định hướng, quản lý và hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước theo phân cấp cụ thể.
Thứ tư, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM được
tiến hành bởi các chủ thể với những nội dung, cách thức, biện pháp khác nhau. Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm: Phát triển kết cấu hạ tầng
KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh là quá trình bao gồm tổng thể các hoạt động của các chủ thể nhằm làm gia tăng về qui mô, số lượng, chất lượng và cơ cấu kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với hiệu quả KT - XH trên thực tế đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Nội hàm của quan niệm này chỉ rõ:
Thứ nhất, mục đích phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh là nhằm tạo nền tảng vật chất để giải phóng sức sản xuất,
thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên địa bàn NTM toàn Tỉnh.
Thứ hai, chủ thể phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh là các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị
xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, các cấp ủy đảng các cấp là người tổ chức triển khai lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM; chính quyền từ Tỉnh đến cơ sở và các cơ quan trực thuộc có chức năng quản lý nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM; người nông dân là lực lượng trực tiếp tham gia đóng góp tiền của, công sức, trí tuệ; các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn Tỉnh là người trực tiếp đầu tư, hỗ trợ đầu tư; các tổ chức chính trị xã hội có chức năng quy tụ đông đảo các lực lượng tại địa phương tham gia đóng góp các nguồn lực, tham gia quản lý, nâng cao ý thức trong bảo quản, sử dụng các công trình; con em nhân dân trên địa bàn đang công tác, làm ăn xa quê hương hàng năm tham gia hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng quê hương.
Thứ ba, phương thức phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh được tiến hành chủ yếu thông qua đầu tư, bao gồm: Đầu
tư theo kế hoạch và đầu tư theo thị trường. Tức là dùng ngân sách của Trung ương và của Tỉnh, huyện, xã đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH theo kế hoạch đã xác định. Hoặc thông qua các cơ chế, chính sách mời gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH theo các hình thức như: BOT, BT,… Hoặc kết hợp giữa đầu tư theo kế hoạch và đầu tư theo thị trường.
Như vậy, so với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nói chung, thì phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh có sự khác nhau rất căn bản cả về phạm vi, chủ thể tham gia lẫn nguồn lực bảo đảm.
1.2.2. Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xâydựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xác định nội dung phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh gồm:
Một là, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM. Đây chính là sự bố trí, sắp xếp về mặt không gian, thời gian
để tiến hành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như địa điểm, diện tích, nguồn lực bảo đảm, tiêu chuẩn kỹ thuật, lộ trình và giải pháp tổ chức thực hiện để đảm bảo đạt chuẩn NTM.
Nội dung quy hoạch, kế hoạch thể hiện ở việc bố trí mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện, bưu điện, kết cấu hạ tầng văn hóa xã, thôn, bản, hệ thống trường học, trạm y tế xã, chợ, nhà ở dân cư trên địa bàn NTM.
Đồ án quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, dài hạn, khả năng liên kết giữa các ngành, các vùng, các địa phương, sát thực tế, đảm bảo khoa học, chặt chẽ, tính khả thi cao, được sự đồng thuận từ các cấp chính quyền đến mọi người dân; tiến hành theo đúng trình tự các bước, chấp hành tốt các nguyên tắc; bảo đảm đạt được mục tiêu là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; có khả năng khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương; được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố, công khai rộng rãi; việc triển khai thực hiện trên thực tế đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.
Hai là, tiến hành huy động và phân bổ các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM. Đây là lĩnh vực cung cấp
các hàng hóa, dịch vụ mang tính công cộng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn. Do đó, Bắc Ninh phải triển khai huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các cấp, ngành, địa phương và mọi người dân, mọi doanh nghiệp. Đồng thời, phân bổ các nguồn lực ấy một cách hợp lý đảm bảo cho phát triển một cách cân đối, hiệu quả.
Ba là, triển khai xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình để gia tăng quy mô, số lượng, chất lượng và cơ cấu kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Gia tăng về quy mô, số lượng: Đầu tư cải tạo, mở rộng nâng cấp và xây mới toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn, bao gồm đường liên huyện, đường liên xã, đường liên thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng theo hướng hiện đại; cải tạo, nạo vét, nâng cấp, mở rộng, xây mới và kiên cố hóa toàn bộ công trình thuỷ lợi (đập, cống, trạm bơm, đường ống dẫn nước, sông, công trình trên sông nhất là trên sông Cầu); xây dựng mới, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống truyền tải, cung cấp điện, tập trung ở các địa bàn trọng yếu của huyện Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Gia Bình; nâng cấp hệ thống truyền dẫn thu phát sóng, dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn xã, sửa chữa, nâng cấp các điểm bưu điện văn hóa xã và các trang thiết bị phục vụ bưu điện văn hóa xã; xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa hệ thống các công trình chính như nhà hiệu bộ, lớp học, phòng học điện tử, các trang thiết bị phục vụ dạy, học (máy tính, máy chiếu, bàn ghế…) và các công trình phụ khác như nhà vệ sinh, khu vui chơi, giải trí tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; xây dựng các trung tâm văn hoá - thể thao, nhà văn hoá đa năng ở các xã, thôn, xóm, trang bị các thiết bị đi kèm; xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa trạm y tế xã; đầu tư xây dựng mới các chợ, cải tạo các chợ xuống cấp; xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở kiên cố trên địa bàn của tất cả 97 xã nằm trong chương trình xây dựng NTM.
Nâng cao về chất lượng: Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông
nông thôn theo tiêu chuẩn TCVN 10380:2014; nâng cao chất lượng kết cấu hạ
tầng thủy lợi nông thôn theo Tiêu chí 3 trong Quyết định số 491/QĐ - TTg, ngày 19/4/2009, của Thủ tướng Chính phủ, ban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về NTM”; nâng cao chất lượng kết cấu hạ tâng điện nông thôn theo Thông tư 40/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương “Hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện trong xây dựng NTM”; duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí về bưu điện đối với các xã; bảo đảm chất lượng kết cấu hạ tầng trường học theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư 59/2012/TT-
BGDĐT và Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào
tạo, ban hành Quy chế công nhận trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa theo “Hướng dẫn và thực hiện tiêu chí 06 trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM” tại Báo cáo số 235/BC-BVHTTDL; nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng chợ theo Quyết định số 12151/QĐ-CT, ngày 31/12/2014 của Bộ Công Thương “Về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới”; xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở kiên cố đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM”; nâng cao chất lượng trạm y tế xã theo chuẩn NTM đã được Bộ Y tế quy định. Theo đó, nội dung nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh đều được cụ thể hóa tại Quyết định số 1085/QĐ-UBND, của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, “Phê duyệt kế hoạch chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020”. Cụ thể là:
Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, đến năm 2020, 100% số km đường được trải nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng; các tuyến đường liên xã đạt tiêu chuẩn từ cấp 5 đến cấp 4 đồng bằng; hoàn thiện, nâng cấp các tuyến đường trục thôn, xóm. Riêng đường giao thông nội đồng tập trung thực hiện kiên cố hóa những đoạn đường thuộc dự án khu sản xuất tập trung lớn, có 76/97 xã đạt chuẩn tiêu chí về giao thông [75, tr.7].
Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng thủy lợi, chú trọng kiên cố hóa các công trình thủy lợi đầu nguồn, cải tạo hệ thống kênh mương nội đồng, đến năm 2020 có 75/97 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi [75, tr.7].
Nâng cao chất lượng các công trình cung cấp, truyền tải điện, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt cho các xã, thôn, làng. Đảm bảo 100% tuyến đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, 100% hộ sử dụng điện vào năm 2015 [75, tr.7].
Hoàn thành xây dựng mới chợ nông thôn tại các xã chưa có và nâng cấp cải tạo các chợ đã bị xuống cấp, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí chợ nông thôn [75, tr.7].
Đảm bảo cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại cho các trạm y tế xã, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, đến năm 2020, có 93/97 xã đạt tiêu chí về y tế [75, tr.9].
Nâng cấp, hoàn thiện, hệ thống công trình phục vụ việc chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã, đảm bảo tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa và tỷ lệ trường đạt chuẩn NTM vào năm 2020 [75, tr.7].
Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng bưu điện văn hóa xã, trong đó 100% số xã có internet đến tận thôn, xã, 100% các xã đạt và giữ vững tiêu chí này vào năm 2015 [75, tr.7].
Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, thôn. Đến năm 2020, có 80/97 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa [75, tr.7].
Hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở kiên cố đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Năm 2015, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư [75, tr.7].
Hợp lý về mặt cơ cấu: Quá trình phát triển phải căn cứ vào thực tiễn tại
địa phương để xác định hướng và nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo bảo đảm hợp lý về mặt cơ cấu, nhất là cơ cấu vùng, cơ cấu ngành và cơ cấu trong nội bộ từng loại kết cấu hạ tầng. Trong đó, chú trọng ưu tiên cho 8 xã điểm xây dựng NTM (gồm Trung Kênh, Bình Dương, An Bình, Khắc Niệm, Phượng Mao, Tân Chi, Đông Thọ, Tương Giang), các xã thuần nông khu vực Nam Đuống và Bắc Đuống, các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM theo lộ trình hàng năm và 2 đơn vị cấp huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020 là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn. Tập trung đầu tư cho xây dựng một số hạ tầng quan trọng, thiết yếu và cần phải đi trước một bước như giao thông, điện, thông tin liên lạc. Trong từng loại kết cấu hạ tầng, ngoài việc quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, tu bổ các tuyền đường liên huyện, liên xã, trục xã phải chú trọng đến xây dựng các tuyến giao thông liên thôn, trục thôn, xóm, hệ thống trục chính nội đồng; đầu tư xây dựng, cải tạo cả hệ thống cấp nước và thoát nước; đầu tư xây dựng các chợ mới gắn với cải tạo các chợ xuống cấp, không chỉ quan tâm đầu tư cho hạ tầng chợ chính mà còn phải xây dựng các cơ sở vất chất bảo đảm khác, triển khai xây dựng chợ nông thôn theo mô hình cụm xã;