Ảnh hƣởng tiềm năng trên lâm sàng của các sai sót

Một phần của tài liệu Đánh giá an toàn trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một số cơ sở y tế ở việt nam (Trang 64 - 66)

Tỷ lệ lỗi thuốc thường được sử dụng như một chỉ số để so sánh giữa các hệ thống cung ứng thuốc. Tuy nhiên, các sai sót có mức độ tác động lên bệnh nhân rất khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của một lỗi dùng thuốc có thể từ tác động không đáng kể trên bệnh nhân đến ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Cần phân loại các sai sót gặp phải theo mức độ ảnh hưởng trên lâm sàng để từ đó chúng ta có thể tập trung vào các sai sót có hại nhiều hơn và đưa ra các chiến lược để giảm thiểu những sai sót này.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù tỉ lệ sai sót là khá cao nhưng theo mức độ ảnh hưởng tiềm năng trên lâm sàng của các sai sót, chỉ chưa đến 0,2%, sai sót được đánh giá có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên lâm sàng, đa số các sai sót (84,9%) được đánh giá có thể gây ảnh hưởng ở mức độ trung bình và 14,9% các sai sót được đa có ảnh hưởng không đáng kể trên lâm sàng. Như vậy các sai sót có thể gây ảnh hưởng đáng kể trên lâm sàng chiếm khoảng 58% tổng số liều quan sát. Tỉ lệ sai sót được đánh giá là có ảnh hưởng nghiêm trọng trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn đáng kể so với kết quả nghiên cứu của Hương Thảo và cộng sự tiến hành tại 2 bệnh viện lớn khác ở Việt Nam, có tỉ lệ các sai sót được đánh giá ảnh hưởng nghiêm trọng trên lâm chiếm tới 8.8% tổng số sai sót[35]. Với cùng phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng tiềm năng trên lâm sàng dựa trên thang điểm 10 như trong nghiên cứu của chúng tôi, theo một nghiên cứu ở Anh 2003 [42], có 3 liều sai sót được đánh giá nghiêm trọng chiếm 1%, các sai sót ở mức trung bình chiếm 29%, và nhẹ chiếm 19% tổng số liều quan sát. Theo một nghiên cứu khác ở Đức năm 2003 [41], các sai sót nặng

57

chiếm 3% , 31% sai sót ở mức trung bình, và sai sót nhẹ chiếm 13% tổng số quan sát. Một nghiên cứu tại 36 cơ sở y tế ở Mỹ năm 1999 cho kết quả tỉ lệ sai sót chung là 19% trong đó 7% được coi như có thể gây ra các tác dụng phụ tiềm năng trên lâm sàng [7]. Theo một nghiên cứu về thực hành thuốc tại Ấn Độ, mức độ nghiêm trọng của các sai sót được phân loại theo NCCMER vơi 9 cấp ảnh hưởng từ không ảnh hưởng đến tử vong, trong đó các sai sót được đánh giá từ cấp 2 đến cấp 6, phần lớn rơi vào cấp C (52,75%), cấp B chiếm 21,1%, cấp D(16,05%), E (7,8%), F (2,3%), không có sai sót nào ở cấp 1, 7, 8, 9 [5].

Trẻ em là một đối tương đặc biệt, nguy cơ sai sót thuốc có xu hướng cao hơn ở đối tượng này, hơn nữa các sai sót thuốc ở trẻ em có thể có nhiều khả năng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn so với người lớn. Nguyên nhân do trẻ em còn hạn chế về khả năng phản hồi để đưa ra các cảnh báo với nhân viên y tế về các sai lầm tiềm năng hay các tác dụng phụ mà chúng có thể gặp phải. Bên cạnh đó, trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể còn chưa hoàn thiện nên khả năng của cơ thể điều chỉnh để đối phó lại với những sai sót khi dùng thuốc bị hạn chế.

Theo nghiên cứu ở Malaysia trên đối tượng nhi [15], các sai sót trong thực hành thuốc được chia làm 4 mức theo khả năng ảnh hưởng về mặt lâm sàng: từ không có ý nghĩa về lâm sàng đến có khả năng đe dọa tính mạng, kết quả được đánh giá bởi một bác sĩ và 2 dược sĩ. Kết quả: 9,6% sai sót được đánh giá ở mức 1: không có ý nghĩa về mặt lâm sàng; 50% được coi có thể có ý nghĩa trên lâm sàng, 40,4% được đánh giá có ý nghĩa đáng kể trên lâm sàng, không có lỗi nào có khả năng đe doạ tính mạng. Nhưng trong một nghiên cứu khác tại Malaysia năm 2009 [16], có tới 10,4 % các sai sót được đánh giá là có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân

Theo một nghiên cứu khác cũng tiến hành trên đối tựơng trẻ em ở Pháp[37], chia mức độ ảnh hưởng tiềm năng trên lâm sàng của các sai sót gặp phải thành 5 mức với tỉ lệ tương ứng: các sai sót không cần có hành động khắc phuc: 8,4%; các sai sót cần những hành động khắc phục nhỏ: 13,9%; các sai sót

58

cần giám sát hậu quả trên bệnh nhân: 1,1%; các sai sót dẫn tới cần những thay đổi trong điều trị bệnh nhân: 6,3% và không có sai sót nào được coi có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Như vậy, có tới khoảng 20% các sai sót sẽ dẫn tới phải tăng cường giám sát hoặc thay đổi trong điều trị đối với bệnh nhân.

Sai sót có thể xảy ra ở bất kỳ bước nào của quá trình sử dụng thuốc và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong một nghiên cứu ở Australia [46] 25,5% sai sót được đánh giá có ý nghĩa nghiêm trọng trên lâm sàng trong đó phần lớn liên quan đến sai sót về tốc độ tiêm truyền, và không có sai sót nào có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các sai sót có liên quan đến lỗi tương kị đều được đánh giá có thể gây ảnh hưởng lớn trên lâm sàng với điểm trung bình từ 5 đến hơn 7 điểm, các trường hợp sai thuốc cũng có điểm số đánh giá khá cao, từ 3 đến 6 điểm. Với các sai sót liên quan đến liều, đặc biệt với các trường hợp sai do gộp liều, các chuyên gia đều đánh giá đây là những sai sót có ảnh hưởng đáng kể đến bệnh nhân và có mức điểm từ 5 đến 6 điểm.

Một phần của tài liệu Đánh giá an toàn trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một số cơ sở y tế ở việt nam (Trang 64 - 66)